Dàn ý thuyết minh chiếc áo dài Việt Nam Lớp 8
Chiếc áo dài biểu tượng vẻ đẹp dân tộc Việt Nam. Trong bài tập làm văn này các em thực hiện đề bài thuyết minh chiếc áo dài trong đó bước lập dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài sẽ rất quan trọng. Xem hướng dẫn và cùng thực hiện bài viết văn thuyết minh này.
Lập dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
Dàn bài chung
1. Mở bài
Chiếc áo dài trang phục đẹp nổi bật nhất của người phụ nữ Việt Nam.
Chiếc áo dài từ khi ra đời, gắn bó với người phụ nữ với bề dày lịch sử.
2. Thân bài
a. Lịch sử
Chiếc áo dài ra đời vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765).
Chiếc áo dài thay đổi vì một số các lý do: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh, loại áo giống như áo tứ thân.
Khi Pháp vào nước ta thì chiếc áo dài cũng có sự thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài do họa sĩ tên Cát Tường sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.
Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi áo Lemur, đưa các yếu tố dân tộc từ áo từ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này được nhiều người đón nhận.
Theo thời gian chiếc áo dài có nhiều sự thay đổi thích nghi với cuộc sống và trở thành một trong những trang phục đẹp nhất.
b. Cấu tạo
– Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 – 5 cm, có khoét hình chữ V trước cổ. Hiện nay cổ áo có các biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U…
– Thân áo may vừa vặn và ôm sát thân phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
– Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau đều phải dài qua gối.
– Tay áo tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.
Hiện nay chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo để hợp màu sắc và trang nhã.
– Chất liệu vải và màu sắc: chất liệu vải để may áo dài: những, voan, thế, lụa,… màu sắc cũng lựa chọn tùy theo sở thích và độ tuổi của người mặc.
c. Công dụng
Chiếc áo dài trang phục lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc,chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở một số ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,…
Chiếc áo dài còn vươn ra khắp thế giới và được nhiều người trên thế giới biết đến như trang phục đại diện cho đất nước Việt Nam.
d. Bảo quản
Khi mặc xong các bạn nên giặt để tránh ẩm mốc, giặt áo dài nên giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó ủi treo vào mắc áo và cất vào tủ. Nếu bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo.
3. Kết bài
Cuộc sống hiện đại có rất nhiều trang phục ra đời được nhiều bạn trẻ đón nhận nhưng chiếc áo dài vẫn mãi là trang phục đẹp của người phụ nữ, tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng và quý phái.
Bài văn mẫu
Nhắc đến trang phục truyền thống nước ta phải nói đến áo dài là trang phục dành cho cả nam lẫn nữ, mang lại sự kín đáo, vẻ đẹp tự nhiên và duyên dáng cho người con gái. Áo dài là trang phục có tính lịch sử và biểu tượng văn hóa.
Áo dài xuất hiện từ rất sớm, kiểu dáng hai tà dài trước và sau có từ rất lâu. Vào năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã có nhiều cải cách mẫu áo dài thành kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, từ đó đến nay áo dài Việt Nam không có nhiều sự thay đổi đáng kể.
Tùy theo đặc điểm vùng miền mà áo dài có sư da dạng như áo dài cổ đứng, áo dài cổ mềm,áo dài cách tân tà ngắn… chia theo giới tính có áo dài cho nam và cho nữ. Áo dài được thiết kế sao cho khi mặt ôm sát người, cổ cao. Cổ áo cổ tròn, cổ áo ôm khít mang lại vẻ đẹp kín đáo.
Thân áo chia ra làm thân trước và thân sau. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông mềm. Hai tà xẻ chít trên vòng eo giúp người mặc có sự dễ chịu, thoải mái. Tay áo dài được may liền từ cổ áo đến cổ tay. Áo dài phù hợp khi mặc chung với quần cùng màu sắc giúp cho tạo ra sự đồng bộ, hài hòa.
Áo dài được sử dụng rất nhiều trong đời sống như học sinh mặc đồng phục đến trường, cô giáo mặc khi đi dạy, các quý bà mặc trong các dịp lễ hội, đám tiệc, áo dài mang vẻ truyền thống trang phục kín đáo, thể hiện bản sắc riêng của con gái Việt.
Chiếc áo dài để sử dụng bền lâu, người mặc cần biết cách bảo quản tốt như không được giặt áo bằng máy giặt mà phải giặt bằng tay, không được giặt nước nóng có thể khiến áo bị biến dạng. Khi mặc không nên bó quá sát khiến áo bị rách.
Áo dài giúp cho người con gái trở nên thật xinh đẹp, duyên dáng, áo dài không chỉ là một trang phục truyền thống mà nó còn là tinh hoa và hồn của người phụ nữ Việt.
Bạn vừa theo dõi dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài + bài văn mẫu.
Một số đề văn khác trong bài tập làm văn số 3:
Thuyết Minh -