Cảm nhận về nhân vật người đàn ông, người đàn bà hàng chài

Trong Chiếc thuyền ngoài xa người đàn ông, người đàn bà là các nhân vật quan trọng góp phần vào thành công của truyện ngắn. Em hãy nêu cảm nhận về nhân vật người đàn ông và người đàn bà hàng chài này nhé.

Cảm nhận về đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa

Nguyễn Minh Châu nhà văn có nhiều tác phẩm viết về cuộc sống con người trong giai đoạn đổi mới, với hình tượng người đàn ông đánh vợ trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa để lại nhiều suy nghĩ với người đọc. Đó là người đàn ông vì sự nghèo đói vất vã đã thay đổi tính nết.

Cuộc sống miền biển mưu sinh đã biến một chàng trai hiền lành trở nên cộc tính, vũ phu với vợ con, đó là người đàn ông trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa. Việc đánh vợ như để giải tỏa những vất vả, muộn phiền trong cuộc sống, hắn xem đó như việc hàng ngày.

Có thể thấy rõ ràng nguyên nhân xuất phát từ người đàn ông, người đàn ông có quyền lực trong nhà vì vậy mặc sức làm mọi thứ nhưng cũng mang trên mình gánh nặng mưu sinh.Sâu xa hơn đó là sự nghèo khó đã khiến con người trở nên nóng tính, cộc cằn và thô lỗ.

Tác giả biết cách sắp xếp khi miêu tả cảnh người chồng đánh vợ bên cạnh một chiếc xe tăng hỏng thời chiến tranh, như muốn nhắn nhủ rằng chiến tranh đã đi qua những cuộc chiến với nghèo đói còn gian nan và khó nhọc, đến khi nào con người vượt qua được nghèo đói, lạc hậu khi đó những cảnh bạo lực như gia đình miền biển mới chấm dứt.

Nguyễn Minh Châu khi miêu tả nhân vật người chồng đã miêu tả các hành động đánh vợ nhưng mặt khác ông lên án thói vũ phu trong gia đình và cho người đọc thấy rằng hành động vũ phu của người chồng thực chất đến từ sự nghèo đói.

Người đàn ông trong truyện trước tiên là đáng trách và sau đó là đáng thương chỉ vì cuộc sống khó khăn bế tắc mà có những hành động vũ phu với người vợ. Đến khi nhân vật Phùng, Đẩu phát hiện ra sự thật mới ngỡ ngàng rằng đằng sau vẻ đẹp của nghệ thuật là cuộc sống khó khăn của con người, càng thấu hiểu hơn tại sao một người vợ lại cam chịu đánh đập dày vò để chung sống với anh ta.

Xem thêm >>> Cảm nhận của em về người đàn bà làng chài trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa 9 mẫu

 

Cảm nhận về người đàn bà hàng chài

Nguyễn Minh Châu nhà văn đổi mới chuyên viết về đời sống con người, trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa ngoài vẻ đẹp từ thiên nhiên ông cũng đã có những nhìn nhận rõ nét hơn về thực tế cuộc sống con người qua nhân vật người đàn bà hàng chài.

Nhân vật Phùng có chuyến quay về miền biển để chuẩn bị cho bộ lịch năm mới, tại đây ông đã có góc chụp ưng ý đó là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa. Khi quay về bờ ông vô tình thấy cảnh người đàn ông đánh đập người vợ của mình một cách tàn nhẫn, cìn người vợ chỉ biết chịu đựng. Từ cảnh tượng này dẫn dắt đến một thực tế khác để lại cho nhân vật Phùng nhiều suy nghĩ về cuộc sống.

Người đàn bà này không có tên gọi cụ thể, hay nói cách khác tác giả ám chỉ những người đàn bà ở vùng biển này. Người đàn bà ngoài bốn mươi, thân hình được miêu tả “cao lớn với những nét thô kệch”, “rỗ mặt”, những đặc điểm của người đàn bà lam lũ, vất vả. Tác giả tập trung vào miêu tả về khuôn mặt và đôi mắt, người đàn bà rỗ mặt có đôi mắt lạ. Đó là đôi mắt “ngước nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng rồi…đưa cặp mắt nhìn xuống chân”, chị cam chịu nghe chồng đánh đập, chửi rửa nhưng không hề phản kháng, điều này gây ngạc nhiên cho Phùng. Tác giả chỉ tập trung miêu tả chị vẻ ngoài với khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt vì thiếu ngủ, lao lực…tất cả chỉ về người đọc hiểu hơn về cuộc sống vất vả, gánh nặng mưu sinh của người đàn bà.

Chị không chỉ đánh đập đau đớn về thể xác mà còn cả tinh thần, mỗi khi chồng đánh bà phải luôn giấu các con nhưng thật sự chúng đã bị nạn bạo lực gia đình gây tổn thương sâu sắc. Bà xấu hổ, tủi nhục, người phụ nữ thấu hiểu được sự nghèo khổ biến người chồng thành kẻ vũ phu, bạo lực. Trên hết người đàn bà hàng chài xem chồng mình chỉ là nạn nhân của sự nghèo đói, túng thiếu.

Người chồng kia dù có vũ phu, bạo lực về thể xác lẫn tinh thần nhưng khi được khuyên bỏ chồng chị nhất định không nghe bởi chị hiểu con thuyền này cần có người đàn ông sức dài vai rộng kiếm sống, nuôi các con ăn học, gánh nặng mưu sinh bắt buộc chị phải hi sinh bản thân mình vì gia đình.

Người đàn bà hàng chài cũng như bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, chị hiểu rằng phải hi sinh vì các con có cơm ăn, áo mặc, học hành tử tế. Nguyễn Minh Châu đã có cái nhìn đa chiều tinh tế giúp cho người đọc hiểu rằng sau vẻ ngoài lấp lánh kia là nhiều số phận con người lam lũ và bất hạnh.

Xem thêm bài viết tóm tắt truyện chiếc thuyền ngoài xa.

Lớp 12 -