Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa lớp 12

Chiếc thuyền ngoài xa của tác giả Nguyễn Minh Châu kể lại hành trình đi tìm nghệ thuật tập trung vào những con người lao động mưu sinh hàng ngày. Anh/chị hãy tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 ngắn gọn, chi tiết.

Nội dung bài viết

Các bài tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa

Tác giả

Nhà văn Nguyễn Minh Châu(1930-1989) quê quán Nghệ An là tác giả của Chiếc thuyền ngoài xa. Ông sáng tác cả trong 2 giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ.

Chủ đề:

Mỗi thời kỳ ông có

các sáng tác riêng biệt được chia làm 2 thời kỳ chính đó là chống Mỹ và thời kỳ đất nước đổi mới và phát triển đi lên.

Thời kỳ chống Mỹ: các tác phẩm của ông sẽ ngợi ca cuộc sống của nhiều con người Việt Nam anh hùng phấn đấu vì sự nghiệp độc lập, tự do cho đất nước.

Thời kỳ đổi mới: khoảng những nă 80 của thế kỉ XX, sáng tác của ông giúp tạo đổi mới văn học.Ông quan sát con người ở nhiều khía cạnh cuộc sống, mang tính chiêm nghiệm.

Tác phẩm

Tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Minh Châu: Dấu chân người lính (thể loại tiểu thuyết 1972), Miền cháy (thể loại tiểu thuyết năm 1977), Cửa sông( tiểu thuyết 1966), Bến quê (thể loại truyện ngắn năm 1985)…

Đánh giá về ông

Nhà văn Nguyễn Khải đánh giá: “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc là một trong những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”.

Nhà phê bình Nikolai Nikulin: “Niềm tin vào tính bất khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ, anh (Nguyễn Minh Châu) đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng”.

Hai đánh giá trên được trích từ https://vi.wikipedia.org

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa bài số 1

Người nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng trong một chuyến đi thực tế đã quay về biển miền Trung nơi anh từng chiến đấu để có tấm lịch nghệ thuật. Sau thời gian tìm kiếm anh đã có bộ ảnh tuyệt đẹp và ưng ý đó là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa.

Khi vào bờ anh bắt gặp hình ảnh người đàn ông đánh đánh đập người đàn bà, người phụ nữ chỉ biết cam chịu, đứa con vì thương và muốn bảo vệ mẹ đã đánh lại cha mình. Những ngày sau đó sự việc tiếp diễn, nghệ sĩ Phùng lao vào can ngăn thì bị người đàn ông đánh bị thương.

Chánh án Đẩu đã mời người đàn bà lên tòa án huyện, khuyên giải nên bỏ chồng nhưng người đàn bà nhất định từ chối, người đàn bà bắt đầu kể về cuộc đời và giải thích lý do vì nghèo khổ mà chồng chị trở thành con người như vậy. Qua câu chuyện đã giúp Phùng và Đẩu có thêm nhiều bài học về cuộc đời.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã có những bức ảnh ưng ý nhưng có cái nhìn khác về cuộc sống, đó là phải nhìn nhận một cách tinh tế hơn để phát hiện bản chất của sự việc, hiện tượng.

Xem thêm >>> 9 mẫu tóm tắt tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

 

Tóm tắt bài Chiếc thuyền ngoài xa bài số 2

Theo yêu cầu từ trưởng phòng, Phùng phải đi về miền Trung thực hiện bộ ảnh để chào đón năm mới. Đây cũng là địa điểm mà anh từng tham chiến trong thời gian chống Mỹ. Sau khi tìm hiểu và quyết định chọn chủ đề cho bộ lịch đó là chiếc thuyền đánh cá trong một buổi sáng bình minh.

Khi đã hoàn thành bộ ảnh, anh quay về bờ thì chứng kiến cảnh tượng người đàn ông hàng chài to lớn đang đánh đập người phụ nữ. Đứa con tên Phác chạy ra can ngăn.

Cứ thế cảnh tượng đó diễn ra liên tiếp, không thể chịu được Phùng quyết định vào ngăn cản thì bị người đàn ông đánh bị thương nhẹ.

Ngay sau đó, Chánh án tên là Đẩu là bạn của Phùng mời người đàn bà hàng chài lên tòa án huyện để giải quyết. Tại đây Đẩu khuyên người đàn bà hàng chài bỏ người chồng vũ phu kia. Người đàn bà giải thích lí do vì sao chồng đánh và kể về người chồng của mình. Phùng và Đẩu hiểu ra rằng mặc cho bị ngược đãi về thể xác nhưng cả người đàn bà và những đứa con cần người đàn ông gánh vác trách nhiệm gia đình và nuôi sống gia đình.

Phùng nhận ra rằng nhìn nhận mọi việc đơn giản bằng vẻ ngoài không thôi thì chưa đủ.

» Phân tích nhân vật Phùng

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa bài số 3

Phùng – nghệ sĩ theo lệnh của trưởng phòng thực hiện bộ ảnh để in lịch. Phùng quay về vùng đất quen thuộc trước khi đã từng chiến đấu, một vùng ven biển miền Trung. Sau thời gian tìm kiếm nhiều nơi anh đã phát hiện và chụp được cảnh đắt giá đó là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa trong khung cảnh sớm mờ sương. Từ xa đó là cảnh đẹp hiếm có tuy nhiên khi chiếc thuyền vào bờ, anh ngạc nhiên hiện thực của cuộc sống đó là cảnh người chồng vũ phu đánh đập vợ thậm tệ, ngay cả đứa con cũng đứng ra bảo vệ mẹ và phản kháng lại người cha tàn bạo.

Cảnh đánh đập cứ diễn ra trong nhiều lần sau, chánh án Đẩu (bạn của Phùng) mời người đàn bà đến toà án huyện. Dù được gợi ý để thoát khỏi cảnh bạo lực gia đình nhưng bất ngờ khi kgười đàn bà hàng chài từ chối sự giúp đỡ Đẩu và Phùng. Chị kể câu chuyện về cuộc sống hiện tại của gia đình mình và không thể rời khỏi người đàn ông đang là trụ cột của đình.

Trở về nơi công tác, Phùng có tác phẩm ưng ý nhưng mỗi khi ngắm nhìn tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy bên ngoài vẻ đẹp màu hồng sương mai hiện lên hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ cùng với gia đình của mình.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa

Lớp 12 -