Các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Trung Nam
Chúng ta vẫn thường nghe về phát triển kinh tế, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước. Vậy vùng kinh tế trọng điểm có những đặc điểm nào và hiện tại nước ta có các vùng kinh tế trọng điểm nào? thông tin bên dưới sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này.
Nội dung bài viết
Một số vùng kinh tế trọng điểm cả nước
Vùng kinh tế trọng điểm là gì
– Vùng kinh tế: là các vùng lãnh thổ trên một phạm vi lãnh thổ địa lý được xác định, có các hoạt động kinh tế và xã hội phù hợp với các điều kiện tự nhiên, khí hậu, kỹ thuật – công nghiệp nhất định.
Mỗi một quốc gia đều chia thành các vùng kinh tế để phát triển và hoạch định chiến lược quan trọng. Trong đó, Việt Nam có các vùng kinh tế: Vùng miền núi và trung du Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải Nam trung bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
– Vùng kinh tế trọng điểm: là vùng có ranh giới về các đơn vị hành chính cấp tỉnh và ranh giới là các đô thị, phạm vi ảnh hưởng của nó. Gồm các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Điều kiện trở thành vùng kinh tế trọng điểm
– Có tỷ trọng lớn trong tổng số GDP cả nước, tốc độ phát triển nhanh cho cả nước.
– Có đầy đủ điều kiện thuận lợi, tiềm lực kinh tế để phát triển (cơ sở hạ tầng, đội ngũ lao động, trung tâm nghiên cứu…), thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
– Khả năng tạo tích lũy đầu tư và tái sản xuất để mở rộng nguồn thu. Đảm bảo kinh tế phát triển và giúp đỡ các vùng khó khăn khác.
– Phải có khả năng thu hút các ngành công nghiệp dịch vụ khác phát triển. Từ đó lan truyền, phân bố công nghiệp ra các vùng xung quanh.
Các vùng kinh tế trọng điểm
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
– Gồm các tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
– Diện tích 15,3 000 km2, dân số 13, 7 triệu người. Chiếm 4,7% dân số và 16,3% diện tích cả nước.
– GDP các ngành chiếm: Nông – lâm – ngư nghiệp 12,6 %, công nghiệp – xây dựng 42,2% và dịch vụ là 45,2%.
– Thế mạnh của vùng:
+ Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
+ Có điều kiện tự nhiên thuận lợi: nằm trong vùng địa lý giao lưu thuận lợi, khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi phát triển nông nghiệp.
+ Có cơ sở hạ tầng rất phát triển đặc biệt là hệ thống giao thông.
+ Có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao.
+ Các trung tâm kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long…
– Định hướng phát triển của vùng:
+ Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hóa
+ Chú trọng phát triển các ngành kinh tế trọng điểm
+ Giải quyết tốt các vấn đề xã hội về thất nghiệp và thiếu việc làm
+ Tăng trưởng kinh tế bền vững, gắn liền với bảo vệ môi trường và ô nhiễm nguồn nước
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
– Các tỉnh: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
– Diện tích: 28.000 km2, dân số 6,3 triệu người chiếm lần lượt 8,5% diện tích cả nước và 7,4% dân số cả nước.
– GDP chiếm: Nông – lâm – ngư nghiệp 25%, công nghiệp – xây dựng 36,6%, dịch vụ 38,4%.
– Thế mạnh:
+ Vùng chuyển tiếp từ Bắc sang Nam, là cửa ngõ đâm ngang ra biển, có các cảng biển và sân bay lớn, quan trọng thuận lợi giao lưu kinh tế trong và ngoài nước
+ Trung tâm: Đà Nẵng
+ Có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển và khoáng sản, rừng
– Định hướng phát triển:
+ Chuyển dịch cơ cấu sang phát triển tổng hợp kinh tế biển, khoáng sản và du lịch
+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhất là giao thông đường bộ
+ Chú trọng giải quyết các vấn đề về thiên tai, bão, lũ
Vùng trọng điểm phía Nam
– Các tỉnh: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang
– Diện tích: 30,6 000 km2, dân số 15,2 triệu người chiếm 9,2% diện tích cả nước, 18,1% dân số.
– GDP chiếm: Nông – lâm – ngư nghiệp 7,8%, Công nghiệp – xây dựng 59%, Dịch vụ 33,2%
– Thế mạnh:
+ Có vị trí bản lề giữa Tây Nguyên Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
+ Có nguồn tài nguyên dồi dào: trữ lượng dầu mỏ lớn nhất cả nước
+ Có đội ngũ lao động lớn và tay nghề bậc cao nhất cả nước
+ Thế mạnh về phát triển tổng hợp kinh tế biển, khoáng sản
+ Trung tâm: TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu
– Định hướng phát triển:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành có công nghệ cao
+ Hoàn thiện các cơ sở hạ tầng và giao thông
+ Cho ra các khu công nghiệp với công nghệ cao
+ Giải quyết các vấn đề xã hội về thất nghiệp và đô thị hóa
+ Chú trọng phát triển kinh tế bền vững gắn với giải quyết ô nhiễm môi trường, nguồn nước.
Đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm
– Vùng kinh tế trọng điểm nằm ở vùng có lịch sử phát triển lâu đời. Vì vậy có tiềm năng phát triển lớn.
+ Trung tâm đầu mối trong giao thương bằng đường biển, đường sắt, đường hàng không trong nước, quốc tế. Các cụm cảng lớn, quan trọng như Cảng Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Thị Vải – Cái Mép, Chân Mây…Sân bay quốc tế lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Bài.
+ Có tiềm năng phát triển về du lịch: có các danh lam thắng cảnh đẹp như Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh Địa Mỹ Sơn đều được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa Thế giới; có các bãi biển đẹp, trải dài như Nha Trang, Phú Quốc…và hàng trăm khu di tích văn hóa, nghệ thuật khác nữa.
– Tại các vùng kinh tế trọng điểm tập trung một số trữ lượng khoáng sản quan trọng như than đá chiếm 98% (vùng KTTĐ phía Bắc), đá vôi chiếm 55%, sét chịu lửa 90%, sét xi măng 60%…Trong đó trữ lượng dầu mỏ chiếm tỷ lệ cao và có giá trị kinh tế, tập trung chủ yếu ở vùng KTTĐ phía Nam. Việc khai thác hiệu quả nguồn dầu mỏ này giúp kinh tế vùng cùng các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển.
– Các khu đô thị phát triển vượt bậc tại các vùng kinh tế trọng điểm, giúp thuận lợi trong việc giao thương quốc tế và tăng trưởng kinh tế. Các vùng kinh tế tập trung tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Trong đó, Hà Nội là thủ đô của cả nước, Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp phía Nam lớn nhất.
– Vùng kinh tế trọng điểm là nơi hình thành các cơ sở công nghiệp lớn, tiêu biểu trong cả nước với đội ngũ công nhân có tay nghề cao so với cả nước. Năm 2009 có khoảng 6 triệu lao động tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp hơn 550,6 nghìn tỷ đồng.
– Tạo tiền đề cho các nghiên cứu khoa học, quyết định việc đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho cả nước. Các vùng kinh tế trọng điểm là nơi ứng dụng thành công các chuyển giao công nghệ, tập trung các tiềm lực khoa học lớn.
Vai trò vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Phía Nam là nơi phát triển kinh tế mạnh nhất cả nước, đóng góp tỷ lệ cao vào GDP.
– Chiếm 35,1% GDP trong thành phần kinh tế.
– Chiếm tỷ lệ 56,6% GDP trong công nghiệp – xây dựng.
– Chiếm đến 60% giá trị xuất khẩu chiếm 60,3%.
– Vùng kinh tế phía Nam là nơi thu hút đầu tư lớn từ quốc tế.
– Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển đầu tàu giúp kinh tế cả nước phát triển.
– Tập trung lao động của cả nước, sự phát triển kinh tế của phía Nam giúp giải quyết việc làm. Đồng thời cải thiện đời sống của nhân dân.
Một số kiến thức quan trọng về các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Hi vọng các bạn sẽ có thêm các thông tin về nền kinh tế của nước nhà.
Địa Lý -Biển Đen ở đâu? Tại sao gọi là Biển Đen
Đỉnh Fansipan ở đâu? Thuộc tỉnh nào? Cao bao nhiêu mét?
Cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4 nhanh đơn giản nhất
Gió là gì? Các nguyên nhân sinh ra gió và các loại gió chính
Kinh độ là gì? vĩ độ là gì tọa độ địa lý là gì?
Sóng thần là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sóng thần
Các thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam mới nhất