Phân tích hai câu thơ đầu bài thơ “Cảnh khuya” Bài tập SGK
Các em hãy đọc và phân tích ngắn gọn hai câu thơ đầu của bài thơ Cảnh khuya Văn 7,khi phân tích chú ý âm thanh và cách so sánh của 2 câu thơ đầu.
Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya”
Cảnh sắc thiên nhiên hiện ra trong hai câu thơ đầu thật đẹp, với khung cảnh có tiếng suối và có ánh trăng của núi rừng Việt Bắc.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh đêm khuya tĩnh lặng đến mức có thể lắng nghe được tiếng suối. Thiên nhiên yên tĩnh là lúc tâm hồn con người thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên của âm thanh tiếng suối từ xa được nhà thơ so sánh như tiếng hát xa của một ai đó. Cảnh được bắt đầu từ âm thanh của suối tiếng suối êm dịu từ xa vọng lại mơ hồ hư thực vừa thể hiện sự tĩnh mịch của cảnh vật trong đêm.
=> Âm thanh của tiếng suối mang đến sự tĩnh lặng và thanh bình trong tâm hồn con người.
Hình ảnh trăng được “lồng” cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng riêng cho người đọc, từ lồng đã được sử dụng hai lần cũng thể hiện vẻ đẹp của đêm trăng hòa vào cảnh vật.
Lồng lần 1: ánh trăng hòa mình vào cảnh vật, cây cối.
Lồng lần thứ 2: hình ảnh cây cối được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất tạo thành những bông hoa.
Hình ảnh tiếng suối và đêm trăng đẹp kết hợp với nhau nói lên vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Việt Bắc hùng vĩ, yên bình và nhẹ nhàng.
Hai câu thơ đầu như lột tả được vẻ đẹp thiên nhiên, con người được hòa mình vào không gian đó, đây là một trong những câu mở đầu hay của bài thơ Cảnh khuya.
Lớp 7 -Nội dung, nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà Lớp 7
Nội dung nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngang Lớp 7
Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước Lớp 7
Nêu cảm nghĩ về bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) lớp 7
Kể lại câu chuyện Lượm theo ngôi thứ ba bài văn lớp 7
Dàn ý biểu cảm về cây mai và cây bàng bài số 2 Lớp 7
Dàn ý, bài văn biểu cảm về cây tre chương trình lớp 7