Cấu trúc câu hỏi đuôi trong Tiếng Anh
She is smart, isn’t she? Bạn có thắc mắc tại sao câu trên lại có isn’t she? Đó là câu hỏi đuôi và là một cấu trúc rất đặc biệt trong tiếng anh. Hãy cùng hiểu kĩ rõ hơn về Cấu trúc câu hỏi đuôi trong tiếng Anh cùng với dafulbrightteachers.org nhé.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu cấu trúc câu hỏi đuôi
I. Câu hỏi đuôi là gì?
Câu hỏi đuôi (Tag question) là một dạng câu đặc biệt trong tiếng Anh gồm 2 phần được ngăn cách nhau bởi dấu phẩy, nếu vế trước là khẳng định thì câu có đuôi phủ định và ngược lại. Câu hỏi đuôi thường được dùng để nêu ra ý kiến, nhận xét và dùng đuôi đảo ngữ nhấn mạnh ý mình muốn hỏi.
Ex:You have a book, don’t you?
=> Bạn có 1 quyển sách phải không?
II. Cấu trúc câu hỏi đuôi
1. Động từ to be
S+be+O, isn’t/aren’t+S?
- Một điểm lưu ý là ngay cả khi chủ từ là I (tôi) thì chúng ta vẫn sử dụng “aren’t I” thay vì “am not I”.
Ex: I am a student, aren’t I?
=> Tôi là một sinh viên đúng không nào? (Chỉ để khẳng định lại câu tường thuật phía trước)
S+was/were+O, wasn’t/weren’t+S?
Ex: They were at the party, weren’t they?
=>Họ đã ở bữa tiệc đúng không?
2. Động từ thường
S+V1+O, don’t/doesn’t+S?
Ex: _You look tired, don’t you?
=> Bạn trông có vẻ mệt mỏi nhỉ?
S+V2/V-ed+O, didn’t + O?
Ex: He went to Paris, didn’t he?
=> Anh ấy đã đến Pari rồi à?
3. Đối với thì hoàn thành
S+Have/has+V3+O, hasn’t/haven’t+O?
Ex: They have gone to the cinema, haven’t they?
=> Họ đã vừa đi đến rạp chiếu phim rồi à?
– She has left, hasn’t she?
=>Cô ấy vừa rồi khỏi rồi ư?
S+had+V3+O, hadn’t + S?
Ex: He had cut his hair, hadn’t he?
=> Anh ấy đã tự cắt tóc à?
4. Câu hỏi đuôi dạng phủ định
Với dạng câu hỏi đuôi dạng phủ định tức là vế trước có “not” thì phần đuôi ta chỉ việc chuyển về dạng khẳng định.
Ex: _I am not late, are I?
=> Tôi không trễ chứ
_You don’t like play game, do you?
=> Bạn không thích chơi game sao?
_She doesn’t want to swim, does she?
=> Cô ấy không muốn bơi hả?
III. Ngữ điệu và cách trả lời
1. Ngữ điệu
Tiếng anh khác tiếng việt ở chỗ họ sử dụng ngữ điệu trong câu nói, có nhiều câu ta phải dựa vào ngữ điệu để nắm được ý người nói và câu hỏi đuôi là một trong những dạng câu cần có ngữ điệu để thể hiện ý mình nói.
- Khi ta nắm chắc thông tin sắp nói và mong muốn được xác nhận lại thì cần xuống giọng ở câu hỏi đuôi.
Ex: You are a teacher, aren’t you?
=> Bạn là một giáo viên đúng không nhỉ?
(Ở trường hợp này ta đã biết người đối diện là giáo viên nên chỉ hỏi lại nhằm mục đích xác minh chứ không nhằm giải đáp thắc mắc, ta xuống giọng ở “aren’t you”, còn nếu bạn nhằm mục đích hỏi để có được thông tin thì lên giọng ở “aren’t you”)
- Nếu câu hỏi nhằm mục đích nhận câu trả lời và chưa chắc chắn về thông tin thì cần lên giọng.
Ex: She has a big house, doesn’t she?
=> Cô ấy có căn nhà nào to không?
(Ở đây nếu bạn nói nhằm mục đích hỏi và rõ ràng chưa biết rằng cô ấy có căn nhà nào hay không thì cần lên giọng ở “doesn’t she”, còn bạn biết cô ấy có căn nhà to nào đó thì câu này mang mong muốn xác nhận thông tin bạn đã biết, xuống giọng ở “doesn’t she”).
2. Cách trả lời câu hỏi đuôi
Cách trả lời ở câu hỏi đuôi khá giống với câu hỏi Yes/No, tuy nhiên trong một số trường hợp người nói muốn giải thích rõ câu trả lời có thể tùy ngữ cảnh mà có cách trả lời phù hợp nhất.
Ex: She is a doctor, isn’t she? (Cô ấy có phải là một bác sĩ không)
Yes, she is or No, she isn’t.
IV. Một số trường hợp đặc biệt
Trong tiếng Anh, bên cạnh những nguyên tắc và cấu trúc nhất định thì luôn tồn tại các ngoại lệ cần ghi nhớ, dưới đây là những dạng câu hỏi đuôi không tuân theo quy tắc trên:
1. Khi chủ ngữ là những đại từ bất định “Everyone, someone, anyone, no one, nobody…” thì đại từ ở câu hỏi đuôi đổi thành “They”
Ex: No one visited him, didn’t they?
=> Không ai đã đến thăm anh ấy sao?
Nobody went to Chinese, did they?
=> Không có ai đi Trung Quốc hay sao?
2. Chủ ngữ là “Nothing” thì đại từ ở câu hỏi đuổi đổi thành “it”
Ex: Nothing appears, does it?
=> Không có gì xuất hiện cả à?
Trong câu trên ta thấy Nothing ở dạng phủ định nên ở câu hỏi đuôi ta dùng khẳng định.
3. Chủ từ là Let có nhiều dạng đuôi như:
- Shall me (trong câu mời, đề nghị)
- Will you (trong câu xin phép)
- May I (trong câu đề nghị giúp đỡ)
Ex: Let’s eat buffet, shall we?
=> Chúng ta đi ăn buffet được không?
_Let me have some coffee, will you?
=> Cho tôi một ít cà phê được không?
_Let me help you lift this bag, may I?
=> Để tôi giúp bạn nâng cái giỏ này nhé?
Vậy là chúng tôi giới thiệu xong Cấu trúc câu hỏi đuôi cũng như cách dùng câu hỏi đuôi trong Tiếng Anh. Rất hi vọng bạn đọc hiểu được bài học và áp dụng thật chính xác vào giao tiếp cũng như làm các bài tập ngữ pháp.
Ngữ Pháp -Xác định vị trí của tính từ trong tiếng anh
Cấu trúc When While, cách dùng cụ thể trong Tiếng Anh
By the time: cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu của thì nào?
Cấu trúc Because và Because of, cách dùng cơ bản
Cách dùng there is there are cơ bản trong Tiếng Anh cần biết
Hướng dẫn cách dùng giới từ chỉ thời gian và nơi chốn (in, at, on)
Giới từ chỉ vị trí và cách sử dụng trong Tiếng Anh