Dàn ý bài văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội

Nghị luận thể loại văn học thường đưa ra những lí lẽ, luận điểm và các dẫn chứng có tính cơ sở, thuyết phục cao. Thông thường những đề văn nghị luận sẽ chia ra làm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Mỗi loại sẽ có bước lập dàn ý riêng.

Nội dung bài viết

Dàn ý chung văn nghị luận

Dàn ý bài văn nghị luận văn học

Trước tiên học sinh cần xác định yêu của đề văn nghị luận văn học. Ví dụ đề bài sẽ yêu cầu như bình giảng khổ thơ, bài thơ, phân tích bài thơ, phân tích hình tượng nhân vật, vẻ đẹp nhân vật…khi đã xác định chủ đề, học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa các thao tác lập luận vào bài viết.

Lập dàn ý bài văn nghị luận có điểm chung đều sẽ có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

a) Mở bài

Các thông tin mà học sinh nên đề cập trong phần mở bài chung như sau:

– Giới thiệu về tác giả (không cần chi tiết, chỉ nêu vài nét). Nếu đề bài yêu cầu về tác phẩm thì không cần đề cập tỉ mỉ về tác giả.

– Các thông tin nên đưa vào bài viết như: tên, thời điểm sáng tác, đặc sắc của tác phẩm…

– Nêu được các luận đề cần giải quyết.

Xem thêm >>> Dàn ý bài văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội

 

b) Thân bài

– Bố cục sẽ theo các bước đó là: Luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2 – dẫn chứng thuyết phục người đọc.

– Nêu các nội dung, đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ, đoạn trích. Nên phân tích rõ hơn các câu thơ hoặc dẫn chứng từ đoạn trích để làm rõ cái hay cái đẹp của bài thơ, đoạn trích.

– Để giúp cho bài văn có tính thuyết phục nhớ so sánh tác phẩm với các tác phẩm cùng thời điểm.  Điều này làm nổi bật những nét riêng, đặc sắc, giá trị nghệ thuật của chủ đề nghị luận (bài thơ, đoạn trích tác phẩm…)

– Nhớ vận dụng thêm các biện pháp phân tích, chứng minh, bàn luận…để làm rõ nhận định.

c) Kết bài

Dựa theo công thức:

– Tóm lại vấn đề đang trình bày

– Rút ra các kết luận về chủ đề nghị luận văn học.

– Ý kiến, bàn luận của cá nhân về chủ đề.

Dàn ý bài nghị luận xã hội

Thông thường bài nghị luận xã hội có các đề bài như:

– Nghị luận về câu nói, tục ngữ, tư tưởng, đạo lý.

– Nghị luận về hiện tượng đời sống xã hội.

Dàn ý nghị luận về tư tưởng đạo lý

a) Mở bài

Nêu vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu nói.

b) thân bài

– Giải thích khái niệm của câu nói, tục ngữ, ca dao, tư tưởng đạo lý ở 2 nghĩa đó là nghĩa đen và nghĩa bóng.

– Khẳng định được tính đúng đắn của tư tưởng đạo lý, nhớ dùng các dẫn chứng để lập luận thêm thuyết phục (cuộc sống, văn học…)

– Phê phán các ý kiến sai lệch về tư tưởng đạo lý.

– Nêu lên các ý kiến cá nhân như phê phán hoặc ca ngợi về tư tưởng đạo lý đó.

c) Kết bài

– Ý nghĩa của tư tưởng đạo lý.

– Đưa ra được bài học/lời khuyên/cảnh tỉnh cho mọi người.

– Liên hệ với bản thân.

Dàn ý nghị luận về hiện tượng đời sống

a) Mở bài: Nêu vấn đề về hiện tượng xã hội cần đề cập đến.

b) Thân bài:

– Giải thích hiện tượng đó là gì ? (khái niệm).

– Nêu lên được những ưu điểm, nhược điểm, mặt tích cực tiêu cực của hiện tượng xã hội. Bàn luận vấn đề, nêu các dẫn chứng để chứng minh.

– Nguyên nhân của hiện tượng, hậu quả để lại.

– Các ý kiến của cá nhân về hiện tượng đó (đồng ý hoặc phản đối).

– Nêu lên các giải pháp để giải quyết hiện tượng xã hội.

c) Kết bài

– Khẳng định lần nữa tính đúng đắn hoặc sai trái của hiện tượng xã hội.

– Rút ra bài học cho bản thân.

Với dàn ý bài văn nghị luận văn học & xã hội này hi vọng sẽ cung cấp kiến thức với các bước lập dàn ý chi tiết và viết thành bài văn nghị luận đạt điểm cao.

Nghị Luận -