Khái niệm câu cám thán? một số ví dụ về câu cảm thán

Thế nào là câu cảm thán ? bài học hôm nay các em sẽ hiểu được định nghĩa về loại câu cảm thán, vai trò và chức năng trong câu, cùng với một số ví dụ dễ hiểu và hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa giúp học sinh tham khảo.

Nội dung bài viết

Câu cảm thán là gì? ví dụ minh họa

Khái niệm câu cảm thán

Định nghĩa chính xác: câu cảm thán là câu sử dụng để bộc lộ cảm xúc như vui vẻ, đau xót ,phấn khích, ngạc nhiên,..của người nói đối với sự vật hoặc hiện tượng nào đó.

Thông thường sau câu cảm thán có dấu chấm than.

Xem thêm >>> Soạn bài Khái niệm câu cám thán? một số ví dụ về câu cảm thán

 

Đặc điểm hình thức

Về mặt hình thức từ cảm thán gồm có đặc điểm sau:

– Từ ngữ cảm thán: ôi, trời ơi, hỡi ơi, than ôi.

– Dấu câu: dấu kết thúc câu thường là dấu chấm than.

=> Từ đặc điểm hình thức của câu cảm thán mà người đọc có thể nhận biết câu nào là câu cảm thán và ngược lại. Bạn chú ý 2 hình thức trên khi làm bài tập về xác định câu cảm thán nhé.

Chức năng 

Câu cảm thán sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc là người viết. Sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nói hàng ngày. Với các ngôn ngữ trong biên bản, hợp đồng, đơn…không được sử dụng câu cảm thán vì nó không phù hợp với tính chất cần sự chính xác, khách quan.

Thông thường, từ câu thán đứng đầu hoặc cuối câu.

Các ví dụ câu cảm thán

Các em học sinh theo dõi một số ví dụ đơn giản về loại câu này để phân biệt.

– Ôi ! Cảnh bình minh buổi sáng thật đẹp.

=> “Ôi” dùng trong câu biểu lộ cảm xúc trước hiện tượng mặt trời mọc.

– Quyển truyện tranh tôi đọc hay quá !

=> “Quá” người nói khen ngợi quyển truyện tranh hay.

– Học kì vừa qua Nam đạt danh hiệu học sinh giỏi, bạn ấy tuyệt lắm.

=> “tuyệt lắm” bộc lộ cảm xúc khen ngợi người khác.

– Trời ơi! Trăng ngày rằm thật hùng vĩ và tuyệt diệu.

=> “Trời ơi” biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên.

– Mẹ của tôi người phụ nữ vĩ đại biết bao!

=> “Biết bao” thể hiện cảm xúc.

Viết một đoạn văn có dùng câu cảm thán

Chao ôi, buổi sáng đầu xuân khung cảnh thật tuyệt diệu. Ông mặt trời thức giấc từ rất sớm và ban phát ánh nắng khắp muôn nơi. Những chú chim bay lượn và đậu trên cành hót líu lo chuyền cành, hót rộn ràng tạo nên bản du dương trầm bổng tuyệt diệu. Tôi thức dậy từ sớm để tận hưởng bầu không khí mát mẻ, dễ chịu và chuẩn bị đến trường. Sau khi chuẩn bị bữa sáng tôi chuẩn bị sách vở, đi trên con đường quen thuộc mà lòng rạo rực. Ôi! Mùa xuân đến thật tuyệt diệu biết bao!

Luyện tập SGK

Cùng loigiaihay luyện tập các bài tập trong sách giáo khoa các bạn nhé.

Câu 1: Tìm các câu cảm thán trong bài.

Trong câu a câu cảm thán đó là: Than ôi!, Lo thay!, Nguy thay!

Trong câu b câu cảm thán đó là: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Trong câu c câu cảm thán là: Chao ôi, có biết đâu rằng…của mình thôi.

Câu 2: Phân tích tình cảm, cảm xúc trong câu.

Trong câu a, b, c đều thể hiện tình cảm, cảm xúc nhưng không phải là câu cảm thán. Bởi vì không có hình thức của câu cảm thán đó là dấu câu, từ ngữ cảm thán.

=> Kết luận không có câu cảm thán.

Câu 3:Đặt 2 câu cảm thán giúp bộc lộc cảm xúc người nói.

– Tình cảm người thân dành cho mình: Con yêu bố mẹ lắm!

– Khi thấy mọc trời mọc: Mặt trời mọc cảnh tượng thật hùng vĩ biết bao!

Câu 4: Nêu lại đặc điểm, hình thức, chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.

– Câu nghi vấn sử dụng chính để hỏi, đặc điểm nhận dạng: có dấu chấm hỏi cuối câu.

– Câu cầu khiến sử dụng mục đích đó là yêu cầu, mệnh lệnh hoặc khuyên nhủ… thường câu sẽ có thêm ngữ điệu cầu khiến, cuối câu có dấu chấm than.

– Câu cảm thán bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói/người viết. Đặc điểm nhận dạng đó là trong câu có từ ngữ cảm thán và cuối câu thường có dấu chấm than.

Bài học về câu cảm thán đã hoàn tất, chúng tôi đã cung cấp nhiều kiến thức và bài tập liên quan. Các em có thể tham khảo một số hướng dẫn các từ loại khác bên dưới. Chúc các em học tập tốt.

Thuật Ngữ -