Thuyết minh về lễ hội đua thuyền bài văn Lớp 9, 10

Em hãy thuyết minh về một lễ hội truyền thống của quê hương, bài văn mẫu dưới đây sẽ thuyết minh về lễ hội đua thuyền truyền thống. Mời các em tham khảo sử dụng trong bài tập làm văn thuyết minh ngay tại lớp.

Nội dung bài viết

Dàn ý thuyết minh về lễ hội đua thuyền

1.Mở bài

– Giới thiệu về lễ hội đua thuyền: Việt Nam có biết bao các lễ hội truyền thống ghi lại những nét đẹp trong văn hóa của người dân các vùng miền khác nhau. Trong đó phải kể đến lễ hội đua thuyền.

2.Thân bài

a,Giới thiệu lễ hội đua thuyền nói chung và một số lễ hội đua thuyền ở nước ta:

– Đua thuyền là một lễ hội truyền thống với những nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Thuyền trong lễ hội này thường là thuyền rồng. Nó mang ý nghĩa linh thiêng và trang trọng.

– Lễ hội đua thuyền thường được tổ chức vào dịp đầu năm, đầu xuân để thể hiện khát vọng cho một năm mưa thuận gió hòa. Ngoài ra còn là tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc của chúng ta.

– Một số lễ hội đua thuyền:

+ Lễ hội đua thuyền rồng ở Nghệ An: để tỏ lòng biết ơn công đức của Hoàng tử Uy Minh Vương – con trai đời thứ tám của vua Lý Thái Tổ.

+ Lễ hội đua thuyền rồng ở Quảng Bình:

+ Lễ hội thuyền đua làng Đăm ở Hà Nội: tưởng nhớ danh tướng Bạch Hạc Tam Giang đời vua Hùng thứ XVI

+ Tục đua thuyền trên cạn ở vùng Bắc Trung Bộ

b, Giới thiệu công tác chuẩn bị cho lễ hội đua thuyền:

– Lễ hội đua thuyền thường có sự tham gia của nhiều người dân. Trong đó được chia thành nhiều đội, mỗi đội trên một chiếc thuyền.

– Các công việc chuẩn bị cho lễ hội gồm:

+ Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn

+ Công tác trang trí: mỗi chiếc thuyền được trang trí với màu sắc khác nhau từ xang, vàng, trắng để phân biệt các đội; mỗi đội cũng mặc những trang phục dân gian khác nhau

c, Không khí của lễ hội:

– Trước khi diễn ra lễ hội:

+ Mọi người đều nô nức tham gia. Trẻ em thì hò reo phấn khích. Mọi người tụ tập trên sân và cổ vũ cho các đội chơi

+ Ban tổ chức phát biểu và ra hiệu lệnh bắt đầu cuộc đua

– Trong lúc diễn ra lễ hội:

+ Các đội đua đều cố gắng hết sức, tận dụng những kĩ năng của mình để chèo thuyền thật nhanh.

+ Hình ảnh thanh niên trai tráng chèo mái chèo thoăn thoắt lướt nhanh trên mặt nước

+ Tiếng rò heo càng sôi động, cổ vũ cho đội dành chiến thắng

– Kết thúc: đội dành chiến thắng được trao quà. Ai nấy đều vui vẻ và tự hào vì là người chiến thắng

+ Những đội khác mặc dù chưa thắng nhưng cũng không tỏ ra quá buồn mà vẫn đến chúc mừng cho đội dành chiến thắng

+ Các cổ động viên lên trao hoa và ôm những “vận động viên” tài năng của đội mình

+ Bế mạc, lễ hội kết thúc trong niềm hân hoan, hứng khởi và tự hào của tất cả mọi người. Ngoài ra còn hi vọng một mùa giải năm sau thành công và tốt đẹp hơn nữa.

3.Kết bài

– Khẳng định lại lễ hội đua thuyền là nét đẹp văn hóa trong truyền thống lễ hội của người dẫn Việt Nam

– Nó thể hiện niềm khát vọng và một đời sống tinh thần của người dân

– Liên hệ: một số lễ hội đẹp mang truyền thống cần được giữ gìn và phát huy. Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số nơi lạm dụng nét đẹp này, gây nên mất đoàn kết và ảnh hưởng trật tự công cộng. Những trường hợp này cần được phê phán và loại bỏ.

Xem thêm >>> Thuyết minh về lễ hội đua thuyền bài văn Lớp 9, 10

 

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền

Quê hương em có rất nhiều lễ hội diễn ra hàng năm, trong đó lễ hội đua thuyền để lại nhiều ấn tượng nhất. Lễ hội truyền thống ở quê thông thường diễn ra đầu năm để chào năm mới, chào xuân đang về.

Lễ hội đua thuyền diễn ra đầu năm là ngày hội được sự tham gia của nhiều người dân. Trong cuộc đua thuyền đó sẽ chia ra nhiều đội, mỗi đội trên một chiếc thuyền khác nhau với nhiều màu sắc như vàng, trắng, xanh để phân biệt. Đội nào giành chiến thắng sẽ có phần quà và được vinh danh. Đây là cuộc thi rất vui bởi sự đoàn kết vì vậy em rất thích.

Trước khi bắt đầu lễ hội, xóm đã chuẩn bị những chiếc thuyền dài đủ sức chứa hàng chục người. Con trai làng em đứa nào đứa nấy khỏe, thể hình chắc chắn xem ra đây là đối thủ đáng gờm cho đội xóm em. Bắt đầu khoảng hai rưỡi mọi người tập hợp trên những sân đình chuẩn bị bắt đầu cuộc đua. Người dân trong làng và những nơi khác đều đến để xem, những đứa con nít reo hò, những cô gái cười đùa không khí náo nhiệt hẳn lên. Tất cả mọi người đều mang tâm trạng háo hức dự đoán đội giành chiến thắng.

Sau hiệu lệnh các đội bắt đầu xuất phát, mỗi đội đều tận dụng khả năng và kinh nghiệm bản thân để lái chiếc thuyền nhanh về đích, tiếng mái chèo đập xuống mặt nước phành phạch những chiếc thuyền lướt nhanh trên mặt nước, sự cỗ vũ reo hò của người dân hai bên bờ như tiếp theo động lực cho các đội tham dự. Xóm của em với những chàng trai to lớn khỏe mạnh là đội xuất sắc cán đích đầu tiên, giành được chiến thắng trước sự thán phục của các xóm khác. Các đội khác tuy không giành chiến thắng nhưng cũng có những phần quà nho nhỏ cho các đội tham gia cuộc thi này.

Lễ hội đua thuyền là nét đẹp truyền thống của người dân quê em, đây là dịp thế hệ sau tưởng nhớ công ơn của những người có công với quê hương, đất nước đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã được lưu truyền hàng nghìn năm qua.

Từ khóa tìm kiếm:

» Thuyết minh về lễ hội chọi trâu

 

 

Thuyết Minh -