Thuyết minh về Nguyễn Du (tác giả văn học)
Nguyễn Du người con ưu tú của đất nước ta, ông còn là danh nhân văn hóa thế giới nhà văn lỗi lạc trong thời đại phong kiến. Em hãy thuyết minh về Nguyễn Du bằng một bài văn tự làm. Vài hướng dẫn tham khảo hữu ích cho các em lớp 9 thực hiện tốt văn thuyết minh này.
Đôi nét Nguyễn Du
Nguyễn Du là ai?
Theo bách khoa toàn thư Wikipedia Nguyễn Du (1766–1820) tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên ông là một nhà thơ, nhà văn hóa của 2 thời kỳ Lê – Nguyễn. Với nhiều đóng góp ông được người Việt gọi là “Đại thi hào dân tộc”.
Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (năm 1766) tại phường Bích Câu, Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm, tự Hy Tư, hiệu Nghị Hiên. Mẹ là bà Trần Thị Tần thuộc xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, ngày nay là tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1820 vua Gia Long qua đời. Nguyễn Du được triều đình cử chánh sứ qua nhà Thanh báo tang tuy nhiên trên đường đi ông bị bệnh dịch chết 10 tháng 8 âm lịch (16 tháng 9 năm Canh Thìn 1820). Lúc này Nguyễn Du thọ 54 tuổi.
Tác phẩm
Nguyễn Du nhà thơ tiếp thu và có hiểu biết về nhiều thể thơ của Trung Quốc như ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành… Ông còn làm thơ Nôm được hậu thế đánh giá cao.
Thơ của ông thường phán ảnh xã hội phong kiến, bất công. Trực tiếp nói về thân phận nhỏ bé của phụ nữ hồng nhan bạc mệnh. Thể hiện sự khát vọng tự do và hạnh phúc con người trong thời đại đen tối của lịch sử.
Tác phẩm chữ Hán: ông để lại ba tập thơ chữ Hán đó là Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
Tác phẩm bằng chữ Nôm: Nguyễn Du dùng 2 thể thơ dân tộc lục bát và song thất lục bát. Trong dó phải kể đến tác phẩm nổi tiếng Đoạn Trường Tân Thanh.
Thuyết minh về Nguyễn Du
Bài dàn ý
1. Mở bài: Giới thiệu về thi sĩ, danh nhân Nguyễn Du.
- Nguyễn Du nổi tiếng là nhà thi hào, danh nhân văn hóa cả thế giới biết đến.
- Ông có sự nghiệp văn học đồ sộ trong đó phải kể đến truyện Kiều cũng nhiều thể loại thơ chữ nôm và chữ Hán.
2. Thân bài
Cuộc đời của Nguyễn Du
- Ông tên tự Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 – 1820) sinh ra tại Thăng Long.
- Sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu có, truyền thống nghệ thuật, yêu văn chương.
- Thời kì của ông đất nước có nhiều chuyển biến lớn và biến động trong xã hội.
- Ông có tuổi thơ bất hạnh khi sớm mất cha mẹ, phải lang thang nhiều nơi trong xã hội nên am hiểu văn hóa nhân gian.
- Nguyễn Du từng có thời gian đỗ đạt và làm quan triều Lê và Nguyễn. Ông liêm khiết, vô tư được nhiều người mến mộ.
Sự nghiệp văn học
- Ông sáng tác thơ gồm có thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm có 2 tác phẩm tiêu biểu là “Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh”.
Thơ ông luôn phản ánh hiện thực cơ cực của tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đồng thời lý tưởng nhân đạo bênh vực nhân dân, những con người bị chèn ép trong xã hội xưa.
Ngôn ngữ trong tác phẩm của của ông trong sáng, tinh tế. Ông giúp thúc đẩy nền văn chương nước nhà phát triển, đặc biệt là sự đa dạng phong phú của tiếng việt.
Ông được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.
3. Kết bài
- Nguyễn Du là người giúp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Truyện Kiều của Nguyễn Du thực sự là tác phẩm có giá trị và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
- Ông xứng đáng là đại thi hào tài hoa trong nền văn học nước nhà.
Bài văn mẫu
Nguyễn Du danh nhân văn hóa nổi tiếng, hơn ai hết ông còn là nhà văn có tài năng viết nên “Truyện Kiều” tác phẩm kinh điển của nền văn học Việt Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 sinh trưởng trong gia đình có nhiều người làm quan cho triều đình. Cả cha và mẹ ông đều là những người có quyền cao chức trọng được người đời sùng bái.
Khi còn nhỏ ông sống trong giàu sang, từ khi cha mẹ mất cuộc đời ông bắt đầu cuộc sống cơ cực, nay đây mai đó. Thời gian sống ngoài xã hội ông thấm thìa nỗi bất hạnh kiếp người thấp nhất của xã hội đó là tầng lớp người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca…nỗi bất hạnh đó đã góp phần tạo nên thiên tài Nguyễn Du.
Ông sống trong thời kỳ rối ren khi có cả triều đó là Lê, Tây Sơn và triều Nguyễn. Ông có lí tưởng sống và hoài bão nhưng cuộc đời lại sóng gió liên miên, Nguyễn Du đứng giữa giông tố cuộc đời và nhiều giai đoạn biến cố nên đã viết ra nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Ông có ba tập thơ chữ Hán đó là Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có một số tác phẩm nổi tiếng như Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) cùng các sáng tác đậm chất dân gian khác.
Nội dung thơ văn của Nguyễn Du mang giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh cuộc đời cơ cực của chính bản thân và xã hội rối ren, bất công, bạo ngược lúc đương thời. Nếu đọc qua sẽ nhận ra tác phẩm Nguyễn Du đậm chất tinh thần nhân đạo, thể hiện sự đồng cảm, ngợi ca những con người dưới đáy xã hội nhất là những người phụ nữ có tài nhưng số phận hẩm hiu.
Trong các tác phẩm của ông yếu tố nghệ thuật được đánh giá rất cao, ông đã đưa hai thể thơ dân gian của nước ta đạt đến trình độ điêu luyện, chính Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí sâu sắc, thấu đáo, đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, phong phú, biến hóa nhiều hơn. Nói không quá khi chính ông là người có công lớn khi giúp cho nền văn học nước nhà lên tầm cao mới.
Nhìn chung trong tác phẩm của ông mang giá trị tư tưởng nhân đạo sâu sắc thể hiện khát vọng công lý, tự do, cảm thương cho số phận người phụ nữ, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh, qua đó không quên tố cáo mặt trái của chế độ phong kiến thối nát.
Nguyễn Du là người tài giỏi đã đóng góp quan trọng sự phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên phóng khoáng, phong phú và đa dạng và biến hóa hơn. Nguyễn Du chắc chắn là người quan trọng góp phần phát triển nền văn hoa trung đại nước nhà.
Hy vọng dàn ý + bài văn thuyết minh về Nguyễn Du sẽ giúp học sinh viết văn có kết quả cao. Chúc thành công.
» Tham khảo bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi
Thuyết Minh -Thuyết minh về nồi cơm điện bài văn mẫu lớp 8, 9
Thuyết minh về cây chuối bài văn tham khảo hay
Thuyết minh về món ăn dân tộc quê hương: Món PHỞ
Thuyết minh về Đền Hùng (Văn Mẫu)
Dàn ý chi tiết thuyết minh chiếc nón bảo hiểm HAY
Thuyết minh về Hồ Gươm danh lam thắng cảnh
Lập dàn ý thuyết minh về cây lúa nước (Lớp 9)