Phân tích khổ 2 “Từ ấy” tác giả Tố Hữu chọn lọc hay nhất
Phân tích khổ 2 “Từ ấy” là tinh thần hết mình vì đất nước của tác giả. Đọc ngay dàn ý, tổng hợp một số dạng đề văn đầy đủ nhất!
Dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích khổ 2 “Từ ấy”. Tác phẩm “Từ ấy” là một tác phẩm tiêu biểu trong chương trình giáo dục THPT, thường được thầy cô lựa chọn để làm đề thi. Vậy mời các bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn, ngày càng học tốt môn Ngữ Văn ở trường hơn.
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích khổ 2 “Từ ấy”
Để phân tích một tác phẩm thì việc lập dàn ý đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là dàn ý phân tích khổ 2 “Từ ấy” để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như chúng ta có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.
Mở bài phân tích khổ thơ thứ hai bài “Từ ấy”
– Sơ lược về tác giả Tố Hữu (cuộc đời của ông, những chủ đề được ông khai thác, …)
– Tóm tắt sơ lược về bài thơ “Từ ấy” (thời gian ra đời, nội dung của tác phẩm, …)
Thân bài phân tích “Từ ấy” khổ thơ thứ hai
* Những sự ngộ nhận về quy luật sống:
– Hai câu thơ đầu: Quan niệm sống mới được nhà thơ nhận ra đó chính là “cái tôi” cá nhân phải đi liền với “cái ta” chung.
– Một ngoa dụ “buộc” đã được đưa vào bài thơ để khẳng định sự tự nguyện và ý chí quyết tâm của Tố Hữu để từ bỏ cái tôi của bản thân mà hòa vào cái chung của toàn dân tộc.
– Nhờ vào sự quyết tâm ấy, ông đã “trang trải” được tấm lòng của mình ra tới khắp “muôn nơi”, sẻ chia những thứ mình có với toàn thể đồng bào dân tộc, hy sinh vì cái chung để có thể tiến tới thắng lợi.
– Hai câu thơ tiếp chính là tình yêu của con người khi cùng chung một xã hội, không phân biệt giàu nghèo. Nhà thơ luôn quan tâm tới mọi người bất kể giai cấp nào, dù biết bọn họ vẫn còn “hồn khổ” nhưng niềm tin của nhà thơ vào cách mạng luôn vẹn nguyên.
– Tóm lại qua tác phẩm, chúng ta thấy được sự liên quan mật thiết của thơ ca và đời sống hiện thực, tất cả đều là vì nhân dân.
– Qua bài thơ chúng ta thấy được tinh thần chiến đấu vì dân tộc của Tố Hữu, luôn đóng góp cho cách mạng vì hòa bình dân tộc, ấm no của mọi người dân.
Kết bài phân tích “Từ ấy” khổ thơ thứ hai
– Tổng kết lại những đặc sắc nghệ thuật nhà thơ đã sử dụng ở khổ 2 “Từ ấy”.
– Nêu suy nghĩ, nhận xét của bản thân về “Từ ấy” khổ 2.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích khổ 2 “Từ ấy”
Hiện nay có rất nhiều có rất nhiều cách ra đề khác nhau trong các cuộc thi mà chúng ta đều có thể gặp qua. Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích khổ 2 “Từ ấy” để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận khổ 2 “Từ ấy”
Khổ 2 “Từ ấy” là quan niệm sống mới của tác giả, sự giác ngộ về một lẽ sống mới. Ông đã từ bỏ lối sống ích kỉ để mà tham gia chung với toàn thể người dân, tự nguyện giác ngộ vì con đường cách mạng đang dở dang. Những tâm tư đã được ông gửi gắm thông qua đoạn thơ đó.
Hành động “buộc” thể hiện sự tự nguyện của nhà thơ trong công cuộc đóng góp cho cách mạng. Ngoài ra ông có muốn hòa mình khắp “trăm nơi”, đồng điệu với những con người chung giai cấp. Qua đó nhờ vào sức mạnh đó để kết thúc chiến tranh, bảo vệ hòa bình ấm no dân tộc.
Thế nhưng điều đáng ngạc nhiên nhất ở ông chính là Tố Hữu đã từ bỏ được cái tôi bản thân. Đối với tầng lớp tiểu tư sản thời đó thì cái tôi rất cao. Nhưng Tố Hữu vì cách mạng, vì thương yêu nhân dân nên đã sẵn sàng hòa vào cái chung mọi người. Ông giờ đây thấu hiểu được cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn hơn mình và đồng cảm với họ.
Có thể thấy rằng sức mạnh của tập thể sẽ luôn luôn to lớn hơn một cá nhân vạn lần. Nhà thơ đã thử trải nghiệm ở trong môi trường mới, nơi mà những người lao động phải ở hàng ngày. Thế nhưng khi ở đấy thì nhà thơ cảm nhận được một niềm vui sướng. Ông đã đồng điệu được trái tim của bản thân với mọi người xung quanh. Người thi sĩ tài năng đã cho chúng ta thấy mối liên quan mật thiết giữa thơ văn và đời sống.
Bài thơ “Từ ấy” là tác phẩm đặc trưng cho ngòi bút đầy lãng mạn của tác giả ở giai đoạn đầu sáng tác. “Từ ấy” là tiếng lòng của người thanh niên trẻ giác ngộ được quan niệm sống của bản thân. Họ chấp nhận hy sinh cái tôi của bản thân để bước chân vào con đường cách mạng đầy chông gai, hi sinh cho sự hòa bình của dân tộc.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lên nội dung khổ 2 “Từ ấy”
Nhà thơ đã phát hiện chân lý sống mới cho bản thân. Con đường cách mạng đã giúp ông giác ngộ ra lý tưởng mới mẻ đó. Trước khi biết tới nó thì Tố Hữu chỉ là một chàng thanh niên trẻ tuổi đang rối bời tìm lẽ sống, một con người bình thường như bao người. Nhưng khi tham gia vào cách mạng thì chính bản thân tác giả đã có những sự thay đổi rõ rệt.
Ông đã từ bỏ cái tôi của bản thân để hòa mình vào với cộng đồng, mọi người xung quanh. Tác giả đã chia sẻ lòng mình với tất cả quần chúng lao khổ, với “bao hồn khổ” và “trăm nơi”. Sức mạnh của sự đoàn kết chính là sức mạnh to lớn nhất có thể giúp cách mạng thành công, mang lại ấm no, hòa bình cho toàn dân tộc.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích đặc sắc nghệ thuật khổ 2 “Từ ấy”
Khi ánh sáng của Đảng và cách mạng soi chiếu, Tố Hữu đã giác ngộ cho bản thân một khái niệm sống mới. Nhà thơ khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người. Tác giả đã thể hiện sự tự nguyện sâu sắc khi tự buộc để gắn bó khắp “trăm nơi”. Ông đã trở thành một phần của khối đoàn kết chung của dân tộc.
Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật khác nhau như: So sánh, điệp ngữ, … Giúp cho những lời thơ trở nên thanh thoát, giản dị, thu hút độc giả. Tâm tư, sự say mê của tác giả với lý tưởng cách mạng cũng được thể hiện một cách chân thật, sâu sắc. Cách kết hợp điệp ngữ trong bài thơ đã tạo ra một bầu không khí vui nhộn, giàu sức sống động. Đây chính là phong cách riêng mà chỉ có trong thơ Tố Hữu.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích các biện pháp tu từ khổ 2 “Từ ấy”
Tác giả đã sử dụng những động từ thể hiện sự tự nguyện của bản thân như: “buộc”. Đây chính là sự tự nguyện từ trong đáy lòng của bản thân tác giả chứ không phải ai ép buộc.
Ngoài ra các từ khác nhau như: “Bao hồn khổ”, “trăm nơi” là về sự hòa nhập với cái chung của tác giả. Sau khi ngộ nhận, tác giả đã san sẻ, đồng cảm mọi thứ với toàn thể quần chúng nhân dân lao khổ. Ngoài ra những sự san sẻ này của tác giả có mục đích hướng tới sự đoàn kết chung của mọi người. Vì chỉ khi có sức mạnh đoàn kết thì mới phát huy tối đa được sức mạnh của cách mạng, Đảng. Sự ngộ nhận này của tác giả thật cao cả, là một lý tưởng đầy đúng đắn và độc giả nên học tập nó.
Nhà thơ từ một người ở tầng lớp tiểu tư sản mà sẵn sàng sẻ chia với những con người ở đáy xã hội. Qua đó chúng ta thấy được nhà thơ đã trưởng thành rất nhiều, nguyện hi sinh cái tôi để san sẻ với những người dân lao động. Ông đã hòa chung một nhịp sống với những con người, đồng lòng cùng nhau vì cách mạng, vì hòa bình đất nước.
Ngoài ra còn có nghệ thuật ẩn dụ “khối đời” bộc lộ một quan niệm về cuộc sống xung quanh, không có số lượng cụ thể nhưng đã tạo nên một tinh thần, sức mạnh đầy to lớn.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết, … trong tác phẩm “Từ ấy”. Qua các bài phân tích khổ 2 “Từ ấy” phía trên, hi vọng chúng tôi mang lại một nguồn tài liệu có thể tham khảo và áp dụng vào các đề văn trên trường.
Xem thêm: Phân tích nhân vật Tấm trong truyện “Tấm Cám” hay và thú vị nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích nhân vật Tấm trong truyện “Tấm Cám” hay và thú vị nhất
Phân tích khổ 3 bài “Đoàn thuyền đánh cá” đầy đủ nhất
Phân tích khổ 2 bài “Đoàn thuyền đánh cá” tác giả Huy Cận
Phân tích khổ 4 “Tây Tiến” – nhà thơ Quang Dũng đầy đủ và hay
Phân tích chân dung người lính “Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng
Phân tích 7 câu đầu bài “Đồng chí” – Chính Hữu hay và sâu sắc nhất
Phân tích vẻ đẹp chị em Thúy Kiều trích đoạn “Chị em Thúy Kiều” hay nhất