Ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ & Tóm tắt văn bản

Gợi ý giúp các em học sinh lớp 8 hiểu rõ hơn về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ mà tác giả dùng để đặt cho đoạn trích. Đồng thời hướng dẫn cách tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ chính xác nhất. Nội dung sẽ giúp học sinh hiểu bài học ngày hôm này.

Ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ

Lời giải 1

Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Nhan đề dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự.

Trước Cách mạng tháng 8 đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất là người nông dân, đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Họ là những con người hiền lành chất phác,lương thiện chăm chỉ làm lụng nhưng nếu một ngày nào đó bị áp bức quá mức đẩy đến bờ vực giữa sự sống và cái chết họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.

Chị Dậu khi bị đàn áp đã vùng lên đánh lại cái lệ cùng với người nhà lí trưởng một cách quyết liệt, mạnh mẽ, “Con giun xéo lắm cũng quằn” con người khi bị đẩy đến cùng cực sẽ phản kháng, đây cũng là sức mạnh tiềm tàng của những người nông dân.

Lời giải 2

“Tức nước vỡ bờ” chỉ một nhan đề thôi cũng đủ giúp người đọc hình dung được nội dung bên trong đoạn trích. Chị Dậu đại diện cho người nông dân hiền lành, chăm chỉ làm ăn, đây là đối tượng bị áp bức trong thời gian trước CMT8. Lí trưởng và tay sai đại diện cho những kẻ áp bức, đẩy kẻ khác vào cái chết.

Khi bị đánh đập, bóc lột một cách thậm tệ con người sẽ vùng dậy đấu tranh để đòi lại sự công bằng. Ở đâu có bất công ở đó sẽ có sự đấu tranh, đây chính là quy luật mãi không thể thay đổi. Chị Dậu cũng thể hiện được sức mạnh tiềm tàng của những người nông dân xưa.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” nổi bật hình ảnh phản kháng đầy mạnh mẽ của chị Dậu với các thế lực thống trị, đây cũng là đoạn văn nổi bật nhất trong tác phẩm Tắt đèn.

Xem thêm >>> Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ Chọn lọc hay nhất

 

Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ

“Tắt đèn” là một tác phẩm vô cùng giá trị của Ngô Tất Tố, Tức nước vỡ bờ các em được học là đoạn trích từ tác phẩm trên. Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ đầy đủ và ngắn gọn nhất, các em cùng tham khảo dưới đây.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được trích từ tác phẩm “Tắt đèn” đã kể lại chuyện anh Dậu sau khi bị ngất xỉu sân đình, bọn tay sai sợ bị vạ lây nên đem anh Dậu trả về gia đình trong tình trạng thừa sống thiếu chết. Chị Dậu vô cùng đau đớn với tính mạng của chồng lúc bấy giờ.

Khi anh Dậu còn chưa kịp ăn miếng cháo thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Thái độ của bọn chúng chửi bới, mỉa mai rất hung hãn . Đối phó với tình huống trên chị Dậu đi từ nhún nhường, van xin đến phản kháng mãnh liệt. Ban đầu chị run run van xin, nài nỉ, chị hạ mình để bảo vệ chồng. Bọn tay sai vẫn không động lòng trước những lời van xin của chị Dậu. Sự ức hiếp của bọn chúng đã làm trỗi dậy sự phản kháng mãnh liệt của chị Dậu. Chị xám mặt lại và cách xưng hô với hành động cũng thay đổi. Hành động của chị quyết liệt và nhanh như cắt, chị nắm lấy ngay gậy của hắn, túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

Chị Dậu thể hiện hành động quyết liệt vừa biểu hiện tấm lòng thương chồng và sự dũng cảm và tinh thần đấu tranh quyết liệt. Những hành động trên của chị thể hiện qua tiêu đề đoạn trích “tức nước vỡ bờ”. Giá trị của đoạn trích được thể hiện rõ nét qua nhân vật chị Dậu phản kháng quyết liệt khi bị dồn đến đường cùng. Tấm lòng thương yêu chồng con và tinh thần phản kháng trước sự áp bức của các thế lực đã thể hiện rõ ràng qua đoạn trích trên.

Xem thêm: Ý nghĩa hình tượng Chiếc lá cuối cùng

Vừa rồi chúng tôi đã hướng dẫn học sinh hiểu ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ và cách tóm tắt văn bản đúng cách. Văn bản Tức nước vỡ bờ nằm trong nội dung sgk ngữ văn lớp 8.

Lớp 8 -