Tóm tắt Vĩnh biệt cửu trùng đài kịch Nguyễn Huy Tưởng

Vĩnh biệt cửu trùng đài là một vở kịch nổi tiếng mà học sinh thpt được học trong chương trình ngữ văn 11. Hãy Tóm tắt Vĩnh biệt cửu trùng đài ngắn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các ý chính theo yêu cầu của giáo viên.

Nội dung bài viết

Tóm tắt Vĩnh biệt cửu trùng đài

Tác giả

Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) ông nổi tiếng chuyên viết tiểu thuyết và kịch. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như “Vũ Như Tô” (1941), “Bắc Sơn” (1946), tiểu thuyết “Đêm hội Long Trì” (1942), “Sống mãi với Thủ đô” (1961).

Vũ Như Tô” vở bi kịch viết về sự kiện Thăng Long khoảng thời gian 1516 – 1517, triều đại nhà họ Lê, cụ thể là vua Lê Tương Dực.

 

Vị trí của vở kịch

Đoạn trích mà học sinh học trong SGK Văn 11 thuộc hồi V của vở kịch. Vũ Như Tô xây Cửu trùng đài để tạo nên một công trình nghệ thuật, để tiếng thơm cho đời, đó là việc làm đúng đắn tuy nhiên việc xây dựng công trình  to lớn, nguy nga này phải dùng công sức và xương máu của nhân dân chỉ để cho vua ăn chơi sa đọa. Nhân dân phản kháng và giết chết Vũ Như Tô, cung nữ Đan Thiềm là lẽ thường tình.

Xem thêm >>> Soạn bài: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)

 

Bài tóm tắt số 1

Vở kịch Vũ Như Tô được chia thành năm hồi, nội dung vở kịch viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517 khi nước ta đang trong giai đoạn phong kiến của thời nhà Lê.

Nhân vật chính của vở kịch là kiến trúc sư tài giỏi, thẳng thắn tên là Vũ Như Tô. Lê Tương Dực vị vua bạo chúa chỉ thích ăn chơi khoái lạc, hưởng thụ đã bắt  Vũ Như Tô xây Cửu trùng đài làm nơi vui chơi hưởng thụ. Vũ Như Tô vốn cương trực, trọng nghĩa khinh tài đã từ chối mặc dù đối diện nguy cơ vi giết hại.Đan Thiềm cung nữ đã hết lòng khuyên vị kiến trúc sư này xây dựng cửu trùng đài xem như là cách để Vũ Như Tô để lại kiệt tác và thể hiện tài năng của mình cho muôn đời chiêm ngưỡng. Công trình này to lớn , tiêu tốn rất nhiều tiền của và xương máu càng khiến cho nhân dân lầm than, cơ cực. Nhân dân nổi dậy phản kháng giết Vũ Như Tô và cửu trùng đài cũng chịu chung số phận bị phá hủy.

Bài tóm tắt số 2

Vũ Như Tô một kiến trúc sư có tài, tính tình cương trực. Lê Tương Dực vị vua nổi tiếng hôn quân chỉ biết khoái lạc, ăn chơi. Lê Tương Dực ra lệnh Vũ Như Tô xây dựng chốn ăn chơi đó là Cửu trùng đài. Vốn không màn đến danh vọng, cương trực ông đã thẳng thắn từ chối nhà vua dự bị vua căm ghét. Cung nữ Đan Thiềm khuyên nhũ Vũ Như Tô và thuyết phục rằng những tòa nhà mà ông xây dựng sẽ còn mãi và được người đời thán phục, kính trọng.

Công trình Cửu trùng đài nguy nga, tráng lệ vốn tiêu tốn nhiều tiền của, sức người và cả máu của nhân dân vì vậy ai cũng căm ghét. Quận công Trịnh Duy Sản kích động thợ và nhân dân nổi dậy giết Vũ Như Tô và cửu trùng đài bị thiêu rụi.

Bài tóm tắt số 3

Vở kịch Vĩnh biệt cửu trùng đài viết về thời nhà Lê đó là vua Lê Tương Dực nổi tiếng hưởng thụ, chểnh mảng triều chính. Vũ Như Tô một kiến trúc sư có đức và có tài. Tại kinh thành Thăng Long vua ra lệnh cho Vũ Như Tô phải thiết kế và xây dựng Cửu trùng đài phục vụ ăn chơi.  Vũ Như Tô từ chối mặc dù vua dọa giết chết vì làm trái lệnh.

Cung nữ Đan Thiềm cũng như bị ruồng bỏ trong cung đã hết lòng thuyết phục Vũ Như Tô về một công trình nguy nga để lại tiếng thơm cho đời.

Xây dựng cửu trùng đài vốn trái ý nhân dân, hao ngươi hao của. Quận công Trịnh Duy Sản lôi kéo và giết chết Vũ Như Tô, còn Cửu trùng đài bị đốt phá.

=> Xây dựng cái đẹp việc làm của người nghệ sĩ, tuy nhiên cái đẹp, nghệ thuật phải thực sự hài hòa với lợi ích của đời sống nhân dân.

Lớp 11 -