Tóm tắt Chữ người tử tù lớp 11 ngắn gọn nhất
Hướng dẫn tóm tắt Chữ người tử tù truyện ngắn vô cùng nổi tiếng của tác giả Nguyễn Tuân. Đây là một cách giúp các em học sinh lớp 11 hiểu hơn về tác phẩm này.
Hướng dẫn tóm tắt Chữ người tử tù
I. Thông tin tác giả, tác phẩm
1.Tác giả
Nguyễn Tuân nổi tiếng về thể loại bút và ký. Các tác phẩm của ông rất giá trị và được người đời đánh giá là bậc thầy trong sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
Ông vinh dự được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 1996.
2. Tác phẩm
Chữ người tử tù là truyện ngắn nằm trong tập Vang bóng một thời của tác giả Nguyễn Tuân, xuất bản vào năm 1940.
Chữ người tử tù truyện ngắn xuất sắc ca ngợi vẻ đẹp nghệ thuật và vẻ đẹp trong nhân cách con người của nhân vật chính Huấn Cao.
II. Các bài tóm tắt truyện Chữ người tử tù
Tóm tắt Chữ người tử tù số 1
Câu chuyện Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao nho tài hoa viết chữ rất đẹp và là nhà cách mạng khi thường xuyên chống lại triều đình. Huấn Cao bị triều đình bắt và xử tội chết, thời gian trước khi xử tử Huấn Cao giam giữ trong nhà lao Tỉnh Sơn. Tài năng của ông nổi tiếng đến nỗi viên quản ngục biết đến, viên quản ngục vô cùng yêu thích nét chữ của Huấn Cao, nếu như có chữ của ông xem như là báu vật. Ông biệt đãi tử tù Huấn Cao kính cẩn như một kẻ bề dưới nhưng Huấn Cao vẫn không mẩy may đoái hoài.
Khi thời gian gần hết, ông quyết định đến xin chữ của Huấn Cao, ban đầu Huấn Cao không thèm để tâm và tỏ ý khinh thường nhưng sau khi biết được viên quản ngục yêu cái đẹp và mến tài hoa của mình, Huấn Cao cảm động và quyết định cho chữ ngay trong tù.
Cảnh tượng chưa từng có, người tử tù tay đeo gông thảo những nét rồng bay phượng múa trong nhà tù tối tăm, ẩm thấp, trong khi viên quản ngục khép nép như kẻ bề dưới. Người tử tù và viên quản ngục giữa họ đều có điểm chung đó là yêu cái đẹp, con người và nghệ thuật cùng đồng điệu với nhau và vượt lên những điều tầm thường trong cuộc sống.
Tóm tắt Chữ người tử tù số 2
Huấn Cao nổi tiếng trong vùng là một người văn hay chữ đẹp, những nét chữ của ông được rất nhiều người yêu mến, tuy nhiên không phải ai ông cũng cho chữ, xin chữ của ông là điều khó. Ông thường xuyên chống đối lại một triều đình vốn quan liêu và mục nát, chính vì chống đối ông bị bắt và kết tội chết.
Trước khi xử tội chết, ông bị giam giữ trong nhà tù. Tại đây, viên quản ngục là người biết Huấn Cao và nét chữ tài hoa của ông, nếu xin được nét chữ của Huấn Cao treo trong nhà như một báu vật. Viên quản ngục biệt đãi rất tốt với Huấn Cao nhưng ngược lại Huấn Cao dửng dưng và tỏ ý khinh thường viên quản ngục.
Khi biết được tấm lòng của viên quản ngục và tình yêu nghệ thuật, Huấn Cao quyết định cho chữ ngay trong một hoàn cảnh trớ trêu: “trong tù”. Không gian ẩm thấp, tối tăm lại là nơi cho chữ, tay đeo gông nhưng vô cùng uy nghi, khí khái trong khi viên quản ngục lại khép nép, phục tùng. Tất cả đều thể hiện sự trái ngược hoàn toàn, ranh giới giữa kẻ tử tù và người coi ngục đã không còn, chỉ còn lại vẻ đẹp của nghệ thuật.
Sau khi cho chữ, Huấn Cao còn khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để tâm hồn không bị vẩn đục.
Tóm tắt Chữ người tử tù số 3
Huấn Cao là nhân vật chính trong Chữ người tử tù, mặc dù nổi tiếng và có tài viết chữ nhưng lại bị triều đình giam giữ và kết tội chết vì dám chống đối lại triều đình. Trong thời gian giam giữ trong ngục tù, ông cương trực và bất khuất. Viên quản ngục đã nghe danh tiếng ông Huấn Cao nhưng không ngờ gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu thế này. Viên quản ngục biệt đãi ông Huấn Cao như dọn dẹp chỗ ở, dọn đồ ăn ngon nhưng Huấn Cao tỏ thái độ khinh thường.
Khi thời gian xử tử sắp đến, viên quản ngục tiết lộ ông là người yêu cái đẹp và nghệ thuật, mong muốn xin chữ của Huấn Cao. Cảm động trước tấm lòng của viên quản ngục Huấn Cao quyết định cho chữ trước ngày ra pháp trường.
Cảnh tượng cho chữ diễn ra ngay trong nhà tù, cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử khi cả tù nhân và kẻ trọng tội không còn có sự phân biệt, họ hướng đến tình yêu nghệ thuật. Sau cùng Huấn Cao khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để giữ tấm lòng thanh cao.
—
Rất hi vọng các bạn đóng góp ý kiến để bài tóm tắt chữ người tử tù được đầy đủ, chính xác hơn.
Lớp 11 -Tóm tắt Vào phủ chúa trịnh lớp 11
Phân tích bài thơ Tràng giang lớp 11 hay đầy đủ
Phân tích bài thơ Từ ấy tác giả Tố Hữu Lớp 11
Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp truyện Người trong bao
Tóm tắt Người trong bao Lớp 11
Nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Cảm nhận về vẻ đẹp tình yêu trong sáng trong bài Tôi yêu em