Phân tích “Thu hứng” (Cảm xúc mùa thu) – Đỗ Phủ đầy đủ và đặc sắc nhất
Bài thơ “Thu hứng” là một tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ. Phân tích “Thu hứng” sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu qua đồng thời ẩn giấu nỗi lòng của tác giả. Các bạn cùng tham khảo nhé!
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích “Thu hứng” – Đỗ Phủ
Dưới đây là dàn ý phân tích “Thu hứng” – Đỗ Phủ đã được biên soạn chi tiết và đầy đủ. Các bạn hãy vận dụng và thực hành vào bài tập trên lớp nhé!
Mở bài phân tích “Thu hứng”
– Khái quát sơ lược về tác giả Đỗ Phủ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Thu hứng”.
– Nêu vấn đề và dẫn trích bài thơ “Thu hứng”.
Thân bài phân tích “Thu hứng”
– Cảnh thu qua cảm nhận của tác giả ở bốn câu thơ đầu:
+ Tác giả sử dụng những hình ảnh đặc trưng quen thuộc của mùa thu Trung Quốc với rừng phong đỏ úa được phủ bởi hạt sương móc trắng xoá, dày đặc thể hiện sự ly biệt, tiếc thương, cảnh vật tiêu điều và lạnh lẽo.
+ Nhà thơ tiếp tục sử dụng hai địa danh của Trung Quốc là “Vu sơn”, “Vu giáp” với không khí thu đầy ảm đạm, hiu hắt thể hiện tâm trạng cô đơn, sầu thảm của tác giả.
+ Không gian của cảnh thu được tác giả mở rộng thêm về chiều sâu, chiều cao kết hợp với hình ảnh đối lập làm cho sự chuyển động của cảnh vật mùa thu thêm phần dữ dội tạo nên bức tranh thu hùng vĩ, tráng lệ với không gian rộng lớn.
+ Ở bốn câu thơ đầu qua miêu tả của nhà thơ bức tranh mùa thu rộng lớn tiêu điều, ảm đạm mang một nỗi buồn cô đơn, lạnh lẽo của tác giả.
– Tâm trạng nhớ nhà của tác giả qua bốn câu thơ cuối:
+ Tác giả lấy hình ảnh nhân hoá hoa cúc nở chảy ra dòng lệ thể hiện nỗi lòng nhớ về quê nhà của tác giả.
+ Hình ảnh con thuyền lẻ loi đơn độc càng làm cho nỗi nhớ về quê hương của tác giả thê trào dâng, cháy bỏng và khát vọng mong muốn được trở về quê nhà.
+ Âm thanh của tiếng chày đập vải giặt quần áo để chuẩn bị cho mùa đông sắp đến vang lên làm cho nỗi lòng tác giả càng giục giã, nôn nao, thổn thức đến ngày được trở về quê hương, đất nước.
Kết bài phân tích “Thu hứng”
– Khái quát tóm tắt nội dung của bài thơ “Thu hứng”:
+ Bức tranh mùa thu trong bài “Thu hứng” mang dáng vẻ tiêu điều, ảm đạm với một không gian rộng lớn nhưng ẩn sâu trong đó là nỗi buồn cô đơn, nhớ về cố hương sâu đậm của tác giả.
– Liên hệ mở rộng bản thân.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Thu hứng”
Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Thu hứng”, hy vọng sẽ hữu ích trong việc tìm kiếm tư liệu để học tập trên lớp. Các bạn cùng xem và thực hành nhé!
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích “Thu hứng” nâng cao
Bài thơ “Thu hứng” là tác phẩm đặc sắc của Đỗ Phủ được sáng tác khi ông đang lưu lạc trên đất khách mong muốn một ngày nào đó được trở về với quê nhà. Bức tranh mùa thu trong bài “Thu hứng” vừa ảm đạm, hiu hắt vừa mang một nỗi sầu bi ai của một người xa xứ nhưng vẫn một lòng hướng về quê hương, Tổ quốc.
“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
…Bạch Đế thành cao cấp mộ châm”
Có thể thấy mùa thu là chất xúc tác tuyệt vời để các nhà thơ có thể gửi gắm lòng mình vào đó thông qua cảnh vật thiên nhiên. Tác giả đã đứng ở một nơi rất cao để quan sát toàn cảnh vật mùa thu và hình ảnh đầu tiên mà tác giả quan sát đó là rừng phong đỏ úa được phủ dày đặc hạt sương móc trắng xóa và hai địa danh Vu sơn, Vu giáp của Trung Quốc cũng được nhà thơ nhắc đến. Hình ảnh rừng phong thường tượng trưng cho sự chia ly, ly biệt thêm vào đó là hình ảnh sương trắng xoá biểu trưng cho sự lạnh lẽo. Bức tranh mùa thu qua cảm nhận của tác giả qua hai câu thơ đầu là thiên nhiên ảm đạm, tiêu điều, hiu hắt mà lạnh lẽo.
Bức tranh mùa thu được tác giả mở rộng thêm không gian về chiều sâu và chiều cao cho thấy thiên nhiên nơi đây mang một vẻ hùng vĩ, dữ dội, tráng lệ. Qua bốn câu thơ đầu, mùa thu qua miêu tả của tác giả là một bức tranh thu rộng lớn kỳ vĩ như một bức tranh sơn thuỷ có đầy đủ rừng phong, núi cao, dòng sâu, bầu trời…nhưng mang vẻ sầu bi, ảm đạm, cô đơn cho nỗi lòng của thi nhân.
Tâm trạng của tác giả được lột tả hết ở bốn câu thơ cuối khi tác giản vận dụng hình ảnh hoa cúc cũng là hoa đặc trưng cho mùa thu nhưng ở đây tác giả đã dùng phép nhân hoá với hình ảnh hoa cúc đổ lệ hai lần cho thấy nỗi lòng của tác giả mang nỗi sầu thương, cô đơn nơi đất khách đến nay đã được hai mùa thu trôi qua khiến ông phải rơi lệ vì nỗi nhớ quê nhà da diết. Không những thế, hình ảnh con thuyền lẻ loi, cô độc lênh đênh giữa sóng nước được tác giả ẩn dụ như là một phương tiện để có thể gửi gắm hết nỗi lòng nhớ nhà của tác giả trở về quê hương mình. Qua đây càng làm cho nỗi lòng nhớ về quê hương, đất nước càng dâng trào dữ dội trong tâm hồn của nhà thơ.
Âm thanh của tiếng chày đập vải bên sông bỗng vang lên báo hiệu cho sự chuẩn bị quần áo ấm khi mùa đông tới sắp đến. Âm thanh thúc giục ấy khiến cho lòng tác giả cũng mang một nỗi lòng thổn thức, nôn nao ngày được trở về quê hương.
Bài thơ “Thu hứng” thể hiện rõ nét chất thơ trữ tình của Đỗ Phủ. Mùa thu trong thơ ông mang một nỗi buồn nặng trĩu, cô đơn lạc lõng nơi đất khách với nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương, đất nước, cảm thương cho thân phận của mình không biết ngày nào được trở về đoàn tụ với quê nhà từ đó thể hiện lòng khát khao cháy bỏng, hy vọng một ngày không xa mong ước của thi nhân sẽ được hồi đáp.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận “Thu hứng”
Bài thơ “Thu hứng” của Đỗ Phủ là một bức tranh mùa thu với cảnh vật mang nét đặc trưng của mùa thu Trung Quốc như rừng phong, hạt sương móc, khóm cúc, có cả núi, sông, bầu trời…Tất cả hòa quyện lại như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình, mênh mông, hùng vĩ nhưng lại tiêu điều, xơ xác, hiu hắt và đặc biệt là nỗi lòng cô đơn, lạc lõng, buồn da diết của tác giả.
Cảm xúc sâu sắc nhất khi tác giả đã mượn hình ảnh hoa cúc đổ lệ để bộc lộ nỗi lòng chất chứa bấy lâu trong lòng tác giả. Hoa cúc đổ lệ hai lần cũng chính là hai năm tác giả lưu lạc nơi đất khách rồi và không biết phải đổ lệ thêm bao nhiêu lần nữa. Đến đây độc giả như nghẹn lòng xót xa trước số phận bi đát của nhà thơ và thấy được tấm lòng yêu quê hương, đất nước của ông sâu đậm đến nhường nào.
Hình ảnh con thuyền lẻ loi đang trôi lênh đênh trên con sóng xuất hiện trong bài thơ càng khiến cho nỗi nhớ quê càng trào dâng trong lòng tác giả. Ông chưa thể trở về quê nhà ngay lúc này được nên đành gửi gắm nỗi nhớ lòng mình buộc chặt vào con thuyền nhỏ chở về nơi quê hương thân yêu. Tác giả luôn khát khao, hy vọng rằng một ngày không xa chính ông cũng sẽ được trở về đoàn tụ với quê nhà.
Qua bức tranh thu trong bài “Thu hứng” làm người đọc cảm nhận và thấu hiểu được nỗi lòng của một người xa xứ khi đất nước trong hoàn cảnh loạn lạc thời bấy giờ. Để hiểu được sinh sống và cống hiến trên mảnh đất quê hương thân yêu là niềm hạnh phúc to lớn của chúng ta.
Đề bài: Viết đoạn văn bức tranh mùa thu trong “Thu hứng”
Bức tranh mùa thu trong bài “Thu hứng” qua cảm nhận đầu tiên của nhà thơ là rừng phong với hạt sương móc trắng xóa. Có lẽ vì tác giả lưu lạc nơi đất khách nên cảnh vật mùa thu trong thơ ông là những hình ảnh đặc trưng quen thuộc của mùa thu Trung Quốc. Hình ảnh rừng phong úa đỏ là thường là hình ảnh biểu trưng cho sự chia lìa, ly biệt cũng như hoàn cảnh mà nhà thơ lúc này vậy khi bị chia cắt nơi quê nhà thân thương phải lưu lạc nơi đất khách. Cảnh vật mùa thu qua cái nhìn đầu tiên của tác giả là bức tranh mùa thu ảm đạm, tiêu điều, xơ xác và buồn bã.
Cảnh mùa thu được tác giả tô điểm thêm và mở rộng thêm về không gian trở nên rộng lớn hơn kết hợp với nghệ thuật đối lập và phóng đại mà nhà thơ đã vận dụng, hình ảnh con sóng như dâng trào đến tận trời cao, mây trời như sà xuống tiếp nối với mặt đất. Cảnh mùa thu trở nên bao la rộng lớn mang vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên nơi đây nhưng cũng không lấn át đi sự hoang vu, âm u, sầu bi của cảnh thu.
Tác giả tiếp tục vận dụng những hình ảnh quen thuộc đặc trưng cho mùa thu đó là khóm cúc nhưng ở đây nhà thơ lại nhân hoá hình ảnh hoa cúc đổ lệ đến hai lần. Có lẽ tác giả đã mượn hình ảnh của khóm cúc để bày tỏ nỗi lòng của mình ông nghẹn ngào, uất ức khi phải chịu cảnh xa quê nhà thân yêu. Nỗi nhớ quê nhà càng trào dâng khi xuất hiện hình ảnh con thuyền lẻ loi, cô đơn trôi trên làn sóng như là một phương tiện duy nhất để tác gửi gắm lòng mình buộc chặt vào con thuyền nhỏ chở về quê hương, đất nước. Qua đó, tác giả khao khát cháy bỏng, hy vọng một ngày nào đó sẽ được trở về đoạn tụ với quê nhà.
Hai câu thơ cuối là hình ảnh của những người dân hoạt động náo nhiệt với tiếng chày đập vải, họ chuẩn bị quần áo cho một mùa đông sắp đến. Âm thanh náo nhiệt những tưởng sẽ giúp tác giả nguôi đi phần nào nỗi lòng trống trãi, cô đơn trong lòng mình nhưng âm thanh thúc giục ấy càng làm cho tác giả thổn thức, nôn nao, bồn chồn ngày được trở về quê nhà.
Bức tranh mùa thu qua cảm nhận của tác giả là một cảnh thu rộng lớn hùng vĩ nhưng tiêu điều, ảm đạm và bao trùm là tâm trạng nhớ nhà của tác giả khi lưu lạc nơi đất khách không biết ngày nào sẽ được trở lại với quê hương, đất nước.
Trên đây là bài viết phân tích “Thu hứng”, dàn ý phân tích “Thu hứng” – Đỗ Phủ…đã được soạn đầy đủ để các bạn có thể tham khảo trong quá trình học tập trên lớp. Chúc các bạn học tập tiến bộ.
Xem thêm: Phân tích bức tranh thiên nhiên “Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi chi tiết
Phân Tích, Văn Học -Phân tích bức tranh thiên nhiên “Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi chi tiết
Phân tích bài “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài ngắn gọn và đặc sắc nhất
Phân tích 6 câu đầu “Bài ca ngất ngưởng” – Nguyễn Công Trứ hay nhất
Phân tích “Đất nước” đoạn 1 của Nguyễn Đình Thi hay và ý nghĩa
Phân tích cảnh đợi tàu của “Hai đứa trẻ” tác giả Thạch Lam hay và ý nghĩa
Phân tích bài thơ “Thương vợ” ngắn gọn và hay nhất
Phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 2 chi tiết và đặc sắc nhất