Phân tích “Sang thu” ngắn nhất, chi tiết nhất của nhà thơ Hữu Thỉnh
Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu, tham khảo bài phân tích bài thơ “Sang thu” ngắn nhất để góp phần học tốt môn Văn 9. Với những hình ảnh thu đầy lãng mạn trong bài thơ “Sang thu”, đã giúp chúng ta hiểu kỹ hơn, sâu sắc hơn về bức tranh thu để nhanh chóng có bài cảm nhận “Sang thu” thật hay.
Dàn ý “Sang thu” ngắn gọn
Dưới đây là dàn ý “Sang thu” ngắn gọn giúp bạn đọc dễ dàng viết bài phân tích chi tiết và có thể dùng làm tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm.
Mở bài “Sang thu” – Hữu thỉnh
– Giới thiệu chung về tác giả Hữu Thỉnh, những đóng góp của ông cho văn học Việt Nam.
– Nêu ý nghĩa của bài thơ “Sang thu” đối với các thế hệ bạn đọc sau này.
Thân bài phân tích “Sang thu” ngắn nhất
Cảm nhận về thiên nhiên lúc mùa thu đến, những tín hiệu đặc trưng:
– Thiên nhiên hiện hữu qua các cảm nhận vô hình: Hương ổi cảm nhận bởi khứu giác, gió se cảm nhận bằng xúc giác và sương cảm nhận bằng thị giác.
– Tâm trạng của tác giả bộc lộ khi cảm nhận được sự chuyển biến ấy qua các từ “bỗng”, “hình như”.
Đất trời khi mùa thu đến có nhiều chuyển biến, thay đổi:
– Dòng sông quê hương chảy trôi êm đềm, nhẹ nhàng, dìu dịu.
– Những cánh chim chiều bay trên nền trời, di cư tới phương Nam để tránh rét.
– Những đám mây cũng thong thả hơn, vắt mình sang thu –> Ý nghĩa ẩn dụ rằng đất trời đang ở thời khắc giao mùa.
Cuối cùng, nhà thơ bộc lộ những suy ngẫm chân thành, sâu lắng của tâm hồn:
– Thông qua hình ảnh ẩn dụ “hàng cây đứng tuổi, sấm” ý nói tới độ tuổi của nhà thơ, đã được chứng kiến nhiều lần đất trời chuyển mình, giao mùa từ hạ sang thu.
– Chi tiết ẩn dụ “những vang động bất thường của cuộc đời” ý chỉ những biến cố, những điều ngẫu nhiên có thể xảy ra mà không ai biết trước được, mùa thu tới sức khỏe của nhà thơ cũng dễ bị ảnh hưởng.
– Thêm vào đó, mùa hạ náo nức, sôi động đi qua cũng khiến nhà thơ tiếc nuối, hoài niệm.
Phân tích những nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm: Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh,… âm hưởng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, lời thơ giản dị, gần gũi nhưng cũng rất gợi cảm, sinh động.
Kết bài phân tích “Sang thu” ngắn nhất
– Khẳng định lại một lần nữa giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
– Liên hệ, mở rộng tới mùa thu của thế hệ trẻ.
Một số dạng đề văn phân tích “Sang thu” ngắn nhất
Dưới đây là một số dạng đề văn phân tích “Sang thu” ngắn nhất để bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng làm tư liệu phân tích trong quá trình học.
Giới thiệu bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh) qua những nét chính
“Sang thu” là một trong những bài thơ mang đậm hồn quê, xóm làng Việt Nam. Ngôn từ của bài thơ mộc mạc, dân dã, tinh tế và giàu rung động. Bài thơ sáng tác vào năm 1977, in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”.
Nhan đề tác phẩm cũng là nội dung chính của bài thơ, miêu tả thời điểm chớm thu, thiên nhiên giao mùa. Mùa hè chưa qua hết, đan xen những chuyển biến của thiên nhiên khi sang thu.
Bài thơ “Sang thu” có sự xuất hiện của nhiều hình ảnh, thiên nhiên đặc trưng mùa thu nơi làng quê Việt Nam. Đó là hình ảnh: hương ổi, mùi hương quen thuộc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam; gió se se lạnh đầu mùa của mùa thu miền Bắc; sương mù vào sáng sớm; dòng sông dềnh dàng; đàn chim di cư; đám mây vắt mình sang thu,…
Phân tích “Sang thu” ngắn nhất ta thấy những cảm nhận tinh tế, cảm xúc sâu thẳm trong lòng nhà thơ khi giao cảm với thiên nhiên, đất trời dân tộc. Đó cũng đồng thời là những cảm nhận của nhiều người dân mỗi khi mùa thu tới.
Bao đời này mùa thu luôn là bạn của thi nhân, em hãy viết bài phân tích bài thơ “Sang thu” Ngữ văn 9 ngắn nhất
Mùa thu là mùa của những mơ mộng. Ta còn bắt gặp chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến, “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư hay “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu… Tất cả cũng sáng tác từ chủ đề mùa thu. Nó gợi nên nơi chúng ta biết bao nhiêu xúc cảm tuôn chảy. Chẳng ai có thể lí giải nổi vì tại sao lại có những vần thơ được sáng tác về mùa thu như thế này. Vẻ đẹp của mùa thu dường như bất kì ai cũng đều nhận ra. Nhưng cái khoảnh khắc vào thu lại rất cần đến sự nhạy cảm của một nhà thơ mới có thể cảm nhận trọn vẹn.
Nhà thơ Hữu Thỉnh với trường ca “Sang thu” đã có những cảm xúc trong thời khắc giao mùa chuyển từ cuối hạ qua đầu thu rất mới mẻ, sâu lắng, ngọt ngào. Bài thơ được viết năm 1977, đăng trong tuyển tập “Từ chiến hào đến thành phố”, cũng đại diện cho trường phái sáng tác thơ nhẹ nhàng, tha thiết, trữ tình của Hữu Thỉnh. Bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh) đã chỉ ra cho người nghe một cách nhìn nhận vô cùng tinh tế về thời khắc chuyển tiếp từ mùa hạ sang mùa thu, bài phân tích “Sang thu” ngắn nhất dưới đây sẽ cho ta cái nhìn cụ thể nhất.
Với thi sĩ Xuân Diệu thì tín hiệu đầu thu là màu “mơ phai” của lá do bàn tay con người “dệt” lên giữa muôn ngàn cây:
“Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.”
(Đây mùa thu tới) Trích dẫn
Nhưng với Hữu Thỉnh, qua 4 câu thơ đầu, là “hương ổi” của làng lại cứ “phả vào” trong cơn mưa thu mát lạnh. Cái hương vị ngọt ngào đó nơi quê nhà ở tuổi thơ của tác giả sẽ mang theo nó trong ký ức và đi suốt cuộc đời. Không phải là màu “mơ phai” hay hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà lại là mùi lá thân thuộc trong vườn mẹ đã thức tỉnh bao giác quan tinh tế nhất của chúng ta:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”
Bao đời này mùa thu luôn là bạn của thi nhân. Khác với thơ xưa khi mô tả về thu hay nhắc đến màu vàng của lá với hình ảnh lá rơi mùa thu, ở nhà thơ Hữu Thỉnh, ông cảm thụ mùa thu bằng các giác quan khác nhau. Đó là khứu giác, là xúc giác, là thị giác và là tri giác.
Mùa thu mới nhận ra khởi đầu là “hương ổi” thì bỗng dưng trái tim nhà thơ rung dậy bật bung mọi giác quan (khứu giác, thị giác…) để đón chào thu về. Hương ổi được thổi theo gió bay đi từng chỗ, lọt qua cả sương làm sương càng bồi hồi quyến luyến hơn Mùa thu lại bắt đầu với từng đợt gió nhẹ, không rét hơn gió mùa đông cũng không gay gắt bằng nắng hè. Nó dịu nhẹ và khiến lòng ta trở nên thanh thản. Mùa thu với đặc thù mưa phùn cũng đã xuất hiện, chúng “chùng chình qua ngõ” rồi lan tỏa đến từng ngóc ngách của phố phường.
“Bỗng nhận ra” là một tâm trạng không có tính toán sẵn, dù là tình cờ hay phát sốt để thưởng thức, tận hưởng từng thanh âm, hương vị và sắc màu quen thuộc của trời đất khi vào thu. Nhà thơ nhận thấy dấu hiệu của việc đổi mùa là cơn gió dịu dàng, ấm áp nhưng lại kèm theo hương ổi.
Từ “phả” miêu tả một thứ hương ngọt ngào, dịu dàng, phảng phất trong gió se. “Gió se” là một thứ gió chỉ có trong mùa thu, rất ẩm, se se lạnh. Và cũng cơn gió đầu mùa ấy đã mang mùi hương thơm lan tỏa đến mọi không gian làm nên sự quyến rũ của mùa thu.
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Từ láy ẩn dụ “chùng chình” truyền cảm hứng của cái quyến luyến dịu dàng làm cho chúng ta nhìn ra một hình ảnh tiếp nối nhịp nhàng gợi khung cảnh thu đẹp trong im lặng, êm ái và bình yên. “Chùng chình” là cái tiếp nối nhẹ nhàng và chuyển động chầm chậm nhưng cũng chỉ là những rung cảm của trái tim thi sĩ?
Từ tất cả những tín hiệu trên (nắng, mây, mưa) nhà thơ đưa ra nhận định: “Hình như thu đã về”. Đây là một dạng suy đoán theo cảm xúc và thông qua trực giác của trái tim. Trạng thái tình cảm này không những thích hợp với khung cảnh thu mà cũng hoàn toàn đúng với logic tâm lý. “Hình như” là từ tình cảm có biểu hiện mức độ tin cậy thấp, không rõ ràng, thậm chí rất mập mờ. Bởi tất cả tín hiệu của mùa thu chỉ là các tín hiệu mơ hồ, không có hình thù và màu sắc chi tiết, rõ ràng cho nên thi sĩ mới có cảm giác ngơ ngác, bồi hồi, có lúc khá lúng túng với tín hiệu mùa thu.
Nếu không phải là Hữu Thỉnh, liệu ta có cảm nhận thấy mối duyên mùa thu để có được những tâm trạng như ông không?
“Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương
Nắng thu đang trải đầy
…
Cả chiều thu sang sông?”
(Chiều sông Thương)
Sau sự trải nghiệm của nhiều giác quan vào lúc này, dường như mùa thu đã hiện hữu rõ nét hơn bao giờ hết với các hình ảnh cụ thể ở 4 câu thơ tiếp theo:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”
Nếu ở khổ một, mùa thu mới chỉ là những phỏng đoán với đôi chút mơ hồ, còn ở khổ thơ này, chúng ta đã có thể kết luận: Thu về thật rồi. Đường nét của mùa thu hiện lên thật sắc nét và không hề mập mờ giống với khổ thơ thứ nhất nữa. Đây cũng là quá trình, thời gian của những thay đổi về tự nhiên và về nhận thức của con người mà qua phân tích “Sang thu” ngắn nhất ta thấy hiện lên rõ rệt trong bài.
“Dềnh dàng” ý nói cái thong thả, nhẹ nhàng, thư thái cũng tương tự với động từ “chùng chình” trong mô tả mây của câu thơ trên. Sông thì “dềnh dàng” vì mùa thu mỗi đợt mưa sẽ làm các con suối như bồng bềnh trôi. Nhưng trái ngược với cái thong thả ấy chính là vẻ “vội vã” của các chú chim sẻ. Ông biết rằng, mùa đông là lúc đàn chim sẽ trở xuống phía nam trú lạnh. Vì vậy nên nếu thời tiết bước vào thu thì chim sẽ chuẩn bị sẵn sàng cho một lộ trình dài trở về phía xa. Sự vội vàng như trên cũng là chuyện hoàn toàn có thể lý giải.
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Nhưng những áng mây mới là khoảnh khắc đẹp nhất. Vì đây là khoảnh khắc vào thu mà khí trời chỉ có một chút mát mẻ của mùa hạ. Khép cuối bài thơ là hình ảnh đám mây được cách điệu với trạng thái đang “vắt nửa mình”. Hình ảnh thơ cũng mang tính chất tạo hình trong vũ trụ và có ý nghĩa thể hiện quá trình chuyển động của trái đất. Đám mây trắng xanh nhẹ nhàng trải dài tựa một mảnh vải căng ngang trên không trung, thật dịu dàng và quyến rũ. Chắc chắn Hữu Thỉnh cũng là một cây bút tài hoa, một trái tim nghệ thuật và tình cảm tha thiết với thiên nhiên đất trời thì mới có những tác phẩm viết về mùa thu bay bổng, lãng mạn đến thế.
Khổ thơ cuối cùng, tác giả đã cảm nhận mùa thu bằng lý trí của mình. Ông lồng ghép trong đó nhiều tâm tư của mình về thời cuộc:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa”
Vẫn là gió, mây, sấm, nắng của mùa hạ đọng ở đâu đó, nhưng dù là “vẫn còn” hay “đã vơi dần” và “cũng bớt bất ngờ” vì mùa thu đã qua. Ở đây ta sẽ nhìn nhận câu thơ của ông theo hai tầng ý nghĩa, một là thuần tuý miêu tả phong cảnh tự nhiên và hai là đề cập những xúc cảm của cá nhân. Nếu các hàng cây cổ thụ không bị đánh thức bằng tiếng sấm thì dù người dân đã từng trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống cũng không sợ thêm một biến cố nào cả.
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Lúc sáng tác bài thơ này thì Hữu Thỉnh mới có trên ba mươi tuổi đời, ấy thế nhưng Hữu Thỉnh đã tự tin khẳng định bản thân ông là người trưởng thành. Có lẽ điều này bắt nguồn từ hoàn cảnh của ông xuất thân từ một người lính, với biết bao nhiêu đau thương, hy sinh, mất mát trên chiến trường ác liệt, đã từng trải qua biết bao nhiêu là thử thách, khó khăn, vất vả…cho nên đã tôi luyện ở Hữu Thỉnh một ý chí mạnh mẽ cùng bản lĩnh vượt lên, sẵn sàng đối diện với các biện động bất ngờ mà cuộc đời sẽ diễn ra.
Nếu xếp câu thơ “sấm cũng bớt bất ngờ” nằm giữa một loạt những câu thơ thuộc khổ một, hai thì làn “sương chùng chình qua ngõ” và “vắt cả mình sang thu”, người đọc chợt nhận thấy nỗi luyến tiếc mong muốn níu kéo thời gian của nhà thơ khi phát hiện rằng sự sang thu của tạo vật cũng chính là sự “sang thu” của đời người.
Phân tích “Sang thu” khổ 1 2
Đề tài mùa thu là một đề tài quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam. Trong số đó, nhà thơ Hữu Thỉnh với bài thơ “Sang thu” đã đóng góp rất lớn vào kho tàng văn học ấy. Bài thơ là lời tâm sự, bày tỏ nỗi lòng khi đất nước, quê hương, làng xóm của tác giả đang có những chuyển mình từ hạ sang thu.
Trước hết, mở đầu bài thơ ở khổ 1 là những tín hiệu báo mùa thu đã dần đến:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”
Tín hiệu đầu tiên khi mùa thu đến được tác giả phát hiện là hương thơm của ổi. Đó là thứ hương thơm dân dã, quen thuộc nhưng đậm đà tính dân tộc. Hương thơm ổi không nồng nàn mà nó nhè nhẹ, dịu dàng trong biết bao hương vị thân thuộc nơi làng quê miền Bắc. Vậy mà Hữu Thỉnh lại giật mình thảng thốt khi nhận ra cái làn hương ngây ngất, ngọt ngào này của trái ổi đầu mùa. Cùng với hương thơm của mùa ổi chín là sự se lạnh của không khí lạnh dần tràn về miền Bắc.
Những đợt gió se lạnh xua tan đi sự oi bức trong những ngày hè đã qua. Tiết trời khi ấy đem đến cho con người ta cảm giác dễ chịu, thoải mái nhưng đồng thời cũng khiến trong lòng gợi nhiều tâm sự. Đó là lí do, đặc trưng của mùa thu là những đợt gió se. Đặc biệt, nhà thơ sử dụng từ “phả” diễn tả sự lan tỏa nhẹ nhàng trong không gian. Từ “bỗng” thể hiện sự bất ngờ, ngỡ ngàng ngay từ hương thơm phảng phất hương ổi. Rõ ràng, nhà thơ chưa chuẩn bị cho mình một tâm thế đón thu đến.
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Từ láy “chùng chình” vừa gợi dáng vẻ chậm chạp vừa gợi trạng thái từ từ trong con ngõ hay như tâm trạng của con người cũng đang bâng khuâng, lưu luyến. Làn sương ấy được nhân hóa như dáng vẻ duyên dáng của cô thiếu nữ tuổi còn đôi mươi. Làn sương ấy mờ mờ, ảo ảo giăng xuống như lạc vào chốn thần tiên, cổ tích.
Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng về một điều gì đó không thật rõ ràng, từ “hình như” thể hiện cảm xúc không chắc chắn. Khi mùa thu đến, nếu nhà thơ không phải là người sống hết mình với thời gian, dùng cuộc đời cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho quê hương đất nước thì có lẽ ông đã không “giật mình” và “bỗng nhận ra” đến thế.
Phải đến khổ thơ 2 thì bức tranh chuyển mùa mới rất rõ, hiện hữu hơn. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã dùng mỗi giác quan để đón lấy hình dáng của thu:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”
Dường như thiên nhiên cũng chùng chình, bịn rịn khi mùa thu sang. Dòng sông không nhiều nước, cuồn cuộn chảy mà chảy chậm rãi hơn. Từ láy “dềnh dàng” vừa diễn tả tốc độ chảy chậm của dòng sông lại vừa diễn tả được lượng nước trên sông. Nghệ thuật nhân hóa và sử dụng từ láy gợi hình, khiến cảnh vật thiên nhiên trở nên gần gũi với con người. Thiên nhiên cũng mang những cảm xúc, tâm trạng riêng khi thu đến.
Hai từ “dềnh dàng” và “vội vã” như đối lập nhau nhưng lại diễn tả đúng tiết trời khi sang thu. Những cánh chim bay gấp gáp, vội vã để di cư khi trời trở lạnh. Trái ngược hẳn với tâm trạng của những dòng sông. Phải tinh tế lắm nhà thơ mới cảm nhận được sự “bắt đầu” trong những cánh chim bay trên trời.
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Không còn những đám mây mùa hạ nặng nề, âm u, có thể trút xuống những cơn mưa bất cứ lúc nào. Đây là những đám mây nhẹ nhàng, dịu dàng, lững lờ trôi. Dường như trong đám mây thu còn vương nắng hạ nên nhà thơ mới có sự liên tưởng độc đáo đến như vậy. Từ “vắt” là từ gợi hình nhưng cũng rất gợi dáng. Thật đặc biệt những đám mây cũng mang trên mình cả hai mùa.
Đến đây ta nhận thấy cái độc đáo của “Sang thu”. Không chỉ là những thi liệu mới mẻ mà nhà thơ sáng tạo, khai thác nên mà chính là cách cảm nhận mùa thu, đón thu bằng nhiều giác quan của Hữu Thỉnh. Ông cảm nhận mùa thu nơi xóm làng bằng cả khứu giác, thị giác và thính giác, theo không gian từ xa đến gần, từ thấp đến cao, từ vô hình đến hữu hình
Với thể thơ năm chữ, ngôn ngữ thơ giản dị, giàu sức gợi hình, gợi cảnh, bài thơ đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Ta có thể thấy bằng việc dùng tính từ chỉ con người khi miêu tả về thiên nhiên, nhà thơ Hữu Thỉnh đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nhân hoá rất khéo léo để cảnh vật trở nên sinh động và có hồn hơn nữa.
Bài thơ cho người đọc thấy được rõ nét vẻ đẹp của quê hương, đất nước khi mùa thu đến. Câu thơ đọc lên đến đâu là khơi gợi xúc cảm cho con người đến đấy, xứng đáng là những vần thơ xuất sắc trong văn học Việt Nam. Bài thơ”Sang thu” sẽ mãi là những vần thơ đặc trưng mỗi khi mùa thu đến.
Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về khổ thơ đầu bài “Sang thu”
Hữu Thỉnh là một trong những nhà văn, nhà thơ xuất sắc của Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của kho tàng văn học dân tộc. Bài thơ “Sang thu” cũng là một trong những sáng tác xuất sắc ấy. Bài thơ là những cảm nhận, quan sát tinh tế của nhà thơ khi mùa thu đến trên làng quê ông, nơi đồng bằng Bắc Bộ và điều ấy được nhà thơ gợi mở những nét đầu tiên qua khổ thơ đầu.
Trước hết, nhà thơ quan sát, cảm nhận từ những tín hiệu báo chuyển mùa đặc trưng nhất:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”
Câu thơ diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ trước cảnh đất trời đang chuyển biến giao mùa từ hạ sang thu. Không như những nhà thơ khác, cảm nhận mùa thu qua sắc vàng hoa cúc, của lá ngô đồng hay qua tiếng lá vàng rơi xào xạc. Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu với hương vị khác, hương ổi. “Bỗng nhận ra” diễn tả một trạng thái bị động, chưa chuẩn bị trước, như là một sự vô tình, sửng sốt để cảm nhận.
Không phải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa mà câu thơ mang tới những hình ảnh, chi tiết hết sức mới mẻ, bất ngờ. Có lẽ với Hữu Thỉnh, làn hương ổi rất quen với người Việt Nam, mà rất lạ với thơ, được tác giả đưa vào hết sức tự nhiên.
Đồng thời, nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió nhè nhẹ, lành lạnh se khô mang theo hương ổi. “Phả” là một động từ mang ý tác động, được dùng như một cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong không gian: “hương ổi”, một mùi hương không dễ nhận ra. Bởi hương ổi chín không phải là hương thơm ngào ngạt, nồng nàn mà chỉ là một mùi hương thoảng đưa, êm dịu trong gió đầu thu nhưng cũng đủ để đánh thức những xúc cảm trong lòng mỗi người.
Không chỉ cảm nhận mùa thu bằng khứu giác mà nhà thơ còn cảm nhận màn sương thu trong phút giây giao mùa:
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Màn sương hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc vào thu nên chùng chình chưa muốn rơi chân. Từ láy tượng hình “chùng chình” gợi cảm giác về một chiếc khăn sương dày dặn, mềm mại, bồng bềnh qua con ngõ. Câu thơ gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả, yên bình. “Hình như” là một từ tình thái, diễn tả tâm trạng của tác giả khi phát hiện sự hiện hữu của mùa thu. Sự góp mặt của màn sương buổi sáng với hương ổi đã khiến cho nhà thơ giật mình thảng thốt.
Qua khổ thơ đầu của bài thơ, ta thấy một tâm trạng bối rối, đan xen ngỡ ngàng của nhà thơ khi cảm nhận thấy những dấu hiệu của mùa thu về. Những cảm nhận của Hữu Thỉnh thật đẹp đẽ, tinh tế. Khổ thơ đã cho ta thấy tài năng của ông trong cách dùng từ và cả trong những cảm nhận sâu sắc ở hồn thi sĩ.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết, phân tích đoạn trong phân tích “Sang thu” ngắn nhất. Qua những bài văn, hướng dẫn mẫu phía trên, hi vọng bạn đọc có thể tham khảo và học tập tốt hơn trên trường.
Xem thêm: Phân tích sự tha hóa của Chí Phèo – truyện ngắn của tác giả Nam Cao
Phân Tích, Văn Học -Phân tích sự tha hóa của Chí Phèo – truyện ngắn của tác giả Nam Cao
Phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa đông – “Vợ chồng A Phủ”
Phân tích bài “Làng” lớp 9 – nhà văn Kim Lân dễ hiểu nhất
Phân tích đoạn 1 “Tràng giang” – tác giả Huy Cận sâu sắc nhất
Phân tích văn bản “Sang thu” – tác giả Hữu Thỉnh hay nhất
Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu ngắn gọn nhất
Phân tích 12 câu thơ đầu của bài “Trao duyên” – Nguyễn Du