Phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 2 chi tiết và đặc sắc nhất
Phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 2 để các bạn cảm nhận rõ hơn quá trình tạo nên chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng. Các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 2
Sau đây là dàn ý phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 2 đã được biên soạn chi tiết và đầy đủ. Mong rằng sẽ hữu ích cho các bạn trong việc tìm kiếm tư liệu học tập nhé!
Mở bài “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 2
– Khái quát về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng”.
– Nêu vấn đề dẫn dắt và trích dẫn đoạn 2 “Phú sông Bạch Đằng”.
Thân bài “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 2
– Sự xuất hiện của các bô lão trong đoạn 2 “Phú sông Bạch Đằng”.
+ Hình ảnh các bô lão trong bài phú có thể là sự phân thân của tác giả và cũng có thể là nhân vật hư cấu hoặc là các bô lão trong trận chiến khi xưa.
+ Các chiến công hào hùng trên sông Bạch Đằng khi xưa được các bô lão kể lại với giọng điệu hào khí, oai hùng thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu vì Tổ quốc vì dân tộc của các anh hùng trong trận chiến trên sông Bạch Đằng.
+ Các bô lão đã tái hiện lại diễn biến các trận đánh khiến cho độc giả như đang chứng kiến toàn bộ quá trình của chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng.
– Chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng mang lại cho quân giặc thất bại ê chề, bi thảm.
+ Tác giả sử dụng những động từ mạnh “quét sạch”, “tan tác tro bay”, “chết trụi” để nhấn mạnh thất bại thảm hại của kẻ thù.
+ Giọng điệu dứt khoát, đầy hào khí về thất bại của quân thù thể hiện niềm tự hào dân tộc, tự hào về những vị anh hùng trong trận chiến đã làm nên chiến thắng vẻ vang.
– Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đa dạng kết hợp với ngôn từ hào hùng và hình ảnh sống động đã tạo nên một bài phú nổi bật, đem lại nhiều ấn tượng cho người đọc.
Kết bài “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 2
– Khái quát tóm tắt nội dung đoạn 2 bài “Phú sông Bạch Đằng”:
+ Tái hiện lại chiến thắng vẻ vang, oanh liệt của trận chiến trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão từ đó thể hiện niềm tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước quyết tâm chống giặc ngoại xâm của các anh hùng lịch sử.
– Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
Một số dạng đề văn phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 2
Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 2, hy vọng các bạn sẽ tham khảo để mang lại kết quả học tập ngày càng tiến bộ hơn nhé!
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn 2 bài thơ “Phú sông Bạch Đằng” ngắn nhất
Nếu như ở đoạn 1 bài “Phú sông Bạch Đằng” là những hoài niệm của nhân vật “khách” khi đứng trước con sông Bạch Đằng. Thì ở đoạn 2 xuất hiện thêm hình ảnh nhân vật “các bô lão”, có thể là nhân vật hư cấu hoặc cũng có thể là các bô lão địa phương năm xưa, đã từng tham gia trận chiến trên sông Bạch Đằng.
Bằng cách nào đi chăng nữa thì trận thuỷ chiến Bạch Đằng năm xưa qua lời kể của các bô lão thật hào sảng và mang lại hứng thú cho độc giả. Cảm xúc bao trùm trong đoạn 2 là ca ngợi chiến công vang dội, oanh liệt của ông cha ta trong trận chiến trên sông Bạch Đằng. Chính vì vậy, tác giả đã tinh tế sử dụng nhân vật “các bô lão” để tái hiện chiến thắng lịch sử một cách chân thật, oai hùng nhất có thể vì họ đã từng tham gia vào trận chiến này.
Qua lời kể của các bô lão diễn biến trận đánh diễn ra ác liệt và dữ dội, tái hiện lại các trận đánh từ thời Ngô Quyền đến thời Trần Hưng Đạo hết sức chân thật mang một ý chí quyết tâm đánh bại quân thù giành lại giang sơn gấm vóc, khẳng định chủ quyền dân tộc. Người nhân nghĩa theo quy luật tất yếu sẽ giành chiến thắng vẻ vang còn kẻ xâm lược thì sẽ thất bại thảm hại mang theo một nỗi nhục không rửa bao giờ gột rửa sạch.
Hình ảnh thất bại thảm hại của quân thù “tan tác tro bay”, “chết trụi” cho thấy trận chiến đã diễn ra khốc liệt đến nhường nào. Đó là cái kết xứng đáng cho những kẻ có âm mưu, tham vọng cướp nước gây ra chiến tranh phi nghĩa. Qua đó cũng khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, không một thế lực nào có thể đánh bại dân tộc Đại Việt ta.
Với giọng điệu hào khí, đanh thép thái độ tự hào của các bô lão khi tường thuật lại trận đánh không khỏi làm cho độc giả hào hứng mà còn tự hào và biết ơn sâu sắc về các anh hùng của dân tộc. Từ đó thế hệ sau luôn noi gương và học hỏi tinh thần yêu tổ quốc, dân tộc luôn cống hiến sức mình để dân tộc ngày càng phát triển và giàu mạnh.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lên nội dung đoạn 2 “Phú sông Bạch Đằng”
Nội dung bao quát ở đoạn 2 “Phú sông Bạch Đằng” là sự ca ngợi niềm tự hào của các bô lão khi tái hiện lại chiến thắng vang dội, mang đậm dấu ấn lịch sử của trận chiến trên sông Bạch Đằng. Khi nhắc lại những chiến tích một thời của lịch sử dân tộc, các bô lão không những bộc lộ niềm từ hào, ngợi ca ý chí dũng mãnh, tinh thần quyết chiến quyết thắng của các anh hùng dân tộc khi xưa.
Với hình ảnh sinh động, lối kể dứt khoát hào hùng, trận chiến được tái hiện một cách chân thật tưởng như người đọc đang chứng kiến trận đánh đang diễn ra thật sự. Hình ảnh thất bại thảm hại của quân xâm lược như một lời cảnh báo đanh thép về sức mạnh to lớn của dân tộc, khẳng định chủ quyền độc lập của đất nước Đại Việt. Bên cạnh đó thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu dân tộc của các anh hùng đã quyết tâm chiến đấu giành lại cuộc sống thanh bình cho quê hương, đất nước.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích hai câu cuối của bài “Phú sông Bạch Đằng”
“Phú sông Bạch Đằng” là một trong những tác phẩm văn chương đặc sắc mà Trương Hán Siêu để lại cho hậu thế ngày nay. Cảm hứng chủ đạo của toàn bài phú là tinh thần yêu nước nồng nàn, niềm tự hào về dân tộc và lòng ca ngợi, biết ơn sâu sắc với các anh hùng đã bảo vệ chủ quyền đất nước trong trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng. Đặc biệt ở hai câu cuối của bài phú mang cho độc giả những suy ngẫm sâu sắc:
“Giặc tan muôn thuở thăng bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”
Câu thơ như là lời khẳng định cho một quy luật tất yếu của đất trời. Chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng không thể không phủ nhận rằng địa hình hiểm trở nơi đây là một lợi thế góp phần làm nên chiến thắng lịch sử nhưng bao trùm tất cả quyết định cho chiến thắng này vẫn là “cốt mình đức cao” là nhân tố con người làm nên tất cả. “Đức cao” ở đây là ý nói đến tài đức vẹn toàn của những người lãnh đạo trận chiến trên sông Bạch Đằng vì chỉ có những người tài đức vẹn toàn mới có tấm lòng yêu dân, yêu nước, một lòng vì dân vì nước mong muốn mang đến cuộc sống ấm no, thái bình cho nhân dân.
Chân lý muôn đời xưa nay vốn là vậy. Người tài cao đức lớn luôn luôn chiến thắng những kẻ mưu mô, tham vọng xâm lược bờ cõi không phải của mình. Vì thế, dân tộc ta luôn tiếp nối những phẩm chất đẹp đẽ của ông cha ta khi xưa luôn trau dồi bản thân tài đức vẹn toàn để tạo nên sức mạnh dân tộc to lớn không kẻ thù nào còn có thể dòm ngó. Và lấy đó là nhân tố quan trọng quyết định cho mọi trận chiến trong lịch sử dân tộc.
Cho đến ngày nay, yếu tố ấy vẫn luôn đi đầu trong quá trình phát triển đất nước ngày nay. Những người đứng đầu đất nước phải là những bậc tài đức vẹn toàn thì mới có thể dẫn dắt đất nước, dân tộc ngày càng phát triển bền vững và giàu mạnh. Vì vậy là một thế hệ mới của ngày nay bản thân chúng ta phải luôn nâng cao kiến thức và bồi dưỡng phẩm chất cao đẹp của mình để xứng đáng là con cháu của ông cha ta khi xưa.
Trên đây là bài phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 2, cũng như dàn ý phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 2…đã được tổng hợp và biên soạn đầy đủ để các bạn dễ dàng có thêm tư liệu để học tập và tham khảo. Chúc các bạn học tốt!
Xem thêm: Phân tích bài thơ “Tràng giang” lớp 11 chi tiết và hay nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích bài thơ “Tràng giang” lớp 11 chi tiết và hay nhất
Phân tích 8 câu đầu bài “Tây Tiến” ngắn gọn nhất – tác giả Quang Dũng
Phân tích “Chí khí anh hùng” ngắn gọn – tác giả Nguyễn Du
Phân tích 9 câu cuối bài “Vội vàng” – Xuân Diệu đặc sắc nhất
Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8 – Hồ Chí Minh hay nhất
Phân tích khổ 1 2 “Đây thôn vĩ dạ” đầy đủ nhất của Hàn Mặc Tử
Phân tích 2 câu đầu bài “Chiều tối” – Hồ Chí Minh xuất sắc nhất