Phân tích nhân vật Vũ Nương ngắn gọn, hay và đầy đủ nhất
Nhân vật Vũ Nương đại diện cho số phận người phụ nữ trong xã hội thời phong kiến. Để hiểu rõ hơn về nhân vật, chúng ta sẽ tiến hành phân tích nhân vật Vũ Nương ngắn gọn. Trước tiên, chúng ta cần phải có dàn ý sẵn để có thể dễ dàng đi sâu vô tác phẩm chúng ta phân tích hôm nay.
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích nhân vật Vũ Nương học sinh giỏi
Để có thể phân tích tốt một tác phẩm, trước tiên chúng ta phải chuẩn bị được phần dàn ý thật chi tiết. Dưới đây là dàn ý phân tích nhân vật Vũ Nương học sinh giỏi mà chúng tôi đã tổng hợp, viết bài mẫu.
Mở bài phân tích nhân vật Vũ Nương
– Sơ lược tác phẩm, tác giả:
+ Nguyễn Dữ đã trở thành một trong những nhà văn xuất sắc tồn tại trong văn học Việt Nam vào thế kỉ 16.
+ Tác phẩm được trích từ “Truyền kỳ mạn lục”, trở thành tác phẩm nổi bật nhất của tác giả Nguyễn Dữ.
Thân bài phân tích nhân vật Vũ Nương ngắn gọn
* Phân tích nhân vật Vũ Nương
– Là người đàn bà có nhiều tư chất tốt.
-Luôn chung thủy với chồng, luôn mong mỏi và lo lắng cho sự an nguy của chồng khi phải đi lính.
– Là một người con hiếu thảo: Chăm lo mẹ chồng như mẹ ruột của mình, khi bà mất thì lo ma chay thay cho chồng.
– Thế nhưng nàng lại phải trải qua sự đau khổ, éo le của hoàn cảnh.
– Sống trong giai cấp nam quyền:
- Hôn nhân sắp đặt, không có sự tự chủ, tự do cho nàng.
– Chiến tranh ảnh hưởng rất nhiều đến nàng:
- Xuất hiện chia ly, từ biệt, vợ chồng phải từ giã nhau.
- Là tiền đề cho Trương Sinh để nảy sinh sự ghen tuông.
- Không giải thích được cho bản thân, nàng đành phải tự vẫn để minh oan.
=> Cái chết là điểm nhấn để cho thấy sự khắc nghiệt của xã hội thời bấy giờ.
* Những nét nổi bật về nghệ thuật.
+ Xây dựng nên các khó khăn để khắc họa nhân vật.
+ Miêu tả con người qua lời thoại, hành động và tư chất.
+ Mang nhiều tố chất có thực, kỳ ảo.
Kết bài phân tích nhân vật Vũ Nương ngắn gọn.
– Ca ngợi lại tài năng của tác giả, tóm tắt nội dung tác phẩm.
– Nêu lên những giá trị nhân văn mà tác phẩm đã cho chúng ta thấy.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Vũ Nương ngắn gọn
Hiện nay có rất nhiều có rất nhiều cách ra đề khác nhau về nhân vật Vũ Nương mà chúng ta đều có thể gặp qua. Dưới đây Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Vũ Nương ngắn gọn để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như chúng ta có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.
Đề bài: Viết bài văn phân tích vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương ngắn gọn
Nguyễn Dữ đã sáng tác ra nhiều tác phẩm văn học để lại cho thế hệ sau này. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số 20 tác phẩm của tập truyện “Truyền kỳ mạn lục”. Qua câu truyện, nhân vật Vũ Nương – đại diện cho người phụ nữ trong thời kì phong kiến. Nhân vật được khắc họa qua nhiều tình huống, bối cảnh khác nhau, tạo nên vẻ đẹp về phẩm chất của bản thân.
Vũ Nương là người đàn bà nết na, thùy mị, đầy đủ phẩm chất tốt đẹp. Bởi lẽ đó, nàng đã làm Trương Sinh say đắm và muốn cưới nàng về làm dâu. Do hiểu rõ tính đa nghi của Trương Sinh, nàng luôn giữ gìn ý tứ, giữ mình vì thế đời sống gia đình luôn hạnh phúc, êm ấm, chưa xảy ra xung đột bao giờ. Do đó, Vũ Nương là đại diện cho hình mẫu chung thủy, bao dung, nết na, luôn săn sóc, thương yêu chồng.
Tuy nhiên thì cảnh chia ly cuối cùng cũng đến. Do đất nước chiến tranh nên đàn ông đều bị bắt đi lính. Cuộc sống hạnh phúc chưa được diễn ra bao lâu thì đôi vợ chồng đã phải chuẩn bị đón cảnh sinh li tử biệt, Trước lúc từ biệt chàng, Vũ Nương rất chu đáo quan tâm, nhắc nhở chàng chú ý đến sự an nguy của bản thân, còn nàng thì vẫn sẽ luôn đợi chàng.
Lúc chàng Sinh tham gia quân ngũ là lúc nàng đã có bầu, sau đó nàng đã một mình chăm con và mẹ chồng. Mặc dù là mẹ chồng nàng dâu nhưng khi mẹ chồng bị bệnh thì nàng vẫn rất tận tình, chu đáo chăm sóc, sau đó thì còn lo liệu ma chay, tế lễ như chính cha mẹ ruột của nàng. Sự hiếu thảo của nàng khiến cho mẹ chồng được cảm hóa và càng yêu quý nàng hơn, trước khi chết còn nói với nàng “Xanh kia … đã chẳng phụ mẹ”.
Cuối cùng sau bao nhiêu ngày xa cách thì nàng cũng đã được gặp lại chồng. Tưởng chừng họ sẽ có một cuộc sống viên mãn, thế nhưng lúc này đây đã xảy ra một bi kịch. Trương Sinh sau khi trở về đã không còn tỉnh táo như lúc đầu, nghe lời con thơ nghi ngờ Vũ Nương đã phản bội mình mặc sức nàng đã hết lời minh oan, giải thích nhưng chúng chẳng có nghĩa lý gì với Trương Sinh.
Cuối cùng, nàng phải tìm đến cái chết để minh chứng cho sự thủy chung, son sắc của bản thân nàng. Hành động gieo mình xuống nước của nàng đã cho thấy sự bất lực của nàng khi phải tìm đến cái chết để chứng minh cho sự trong trắng, danh dự của chính mình.
Tóm lại, trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” tác giả Nguyễn Dữ đã đặt nhân vật Vũ Nương vào trong nhiều hoàn cảnh, tình huống khác nhau. Từ đó, tác phẩm đã giúp nhân vật bộc lộ hết vẻ đẹp phẩm giá, nhân cách của mình.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau: “Về đến nhà, chàng mắng vợ một bữa cho hả giận. Nàng khóc mà rằng… Nói xong gieo mình xuống sông mà chết.”
Khi chồng không có ở nhà, Vũ Nương ngày ngày chăm con và chờ đợi chàng. Nàng rất lo cho chồng mặc dù đây là cuộc hôn nhân sắp đặt. Đây là cảm giác chung của mọi chinh phụ dưới thời kì phong kiến hiện nay. Khi bị chồng ghen tuông mù quáng, Vũ Nương đã ra sức giải thích, giãi bày thế nhưng tất cả cũng trở nên công cốc. Mặc dù chỉ là cuộc hôn nhân sắp đặt nhưng nàng vẫn rất trân trọng hạnh phúc giản đơn này, luôn cố gắng để giữ gìn niềm vui giản đơn này.
Thế nhưng sau khi Trương Sinh trở về, chỉ vì tin lời của đứa con thơ, chàng đã đem lòng ghen tuông với vợ, lời qua tiếng lại, đuổi nàng ra khỏi nhà dù cho nàng minh oan cỡ nào cùng với lời giải thích của hàng xóm xung quanh. Vũ Nương cảm thấy vô cùng tuyệt vọng vì sự thủy chung của mình bị nghi ngờ bởi chính người đàn ông mà ngày đêm mong nhớ.
Cuối cùng khi cảm thấy không thể lung lay được sự ghen tuông của chồng, Vũ Nương đã gieo mình xuống sông tự vẫn để minh chứng cho Trương Sinh thấy được sự trong trắng của bản thân mình. Thế nhưng lúc Trương Sinh nhận ra mọi chuyện thì cũng là lúc nàng đã rời khỏi thế gian này. Sự ngu muội của Trương Sinh đã gây ra cái chết cho vợ mình. Lúc sau chàng hối hận thì cũng đã muộn.
Qua đó chúng ta có thể thấy được bản chất của xã hội nam quyền, phụ nữ không có được tiếng nói cho chính bản thân họ. Truyện đã phác họa lên bức tranh phong kiến của xã hội thời bấy giờ với những vấn đề mà ảnh hưởng đến phẩm chất, danh dự của người phụ nữ. Một xã hội chỉ biết trao quyền lực cho cánh đàn ông, tôn thờ chủ nghĩa trọng nam khinh nữ.
Con gái bị coi như là nô bộc, không có quyền hạn gì mà Trương Sinh chính là hình ảnh đại diện cho chúng ta thấy được sự thật đó. Hắn sẵn sàng ruồng bỏ, mắng chửi người vợ hiền dịu, trong sáng chỉ vì tin những lời nói vô căn cứ mà không đi xác thực rõ ràng nó. Đoạn văn đã phản ánh cho chúng ta thấy bộ mặt của xã hội Việt Nam thời bấy giờ (nam quyền lên ngôi, vấn nạn người giàu với người nghèo, những cuộc chiến tranh kéo dài triền miên,…).
Nói chung Trương Sinh thật sự là đáng trách. Mặc dù là quan hệ gia đình ghen tuông là điều khó tránh thể xảy ra, thế nhưng chúng ta phải tìm hiểu kĩ càng mọi việc trước khi nghi ngờ ai đó. Do xã hội đã tạo cơ hội để sự ngu muội Trương Sinh được bộc lộ rõ ra, gây nên cái chết thương tâm không đáng có (chỉ vì nghe lời của đứa con thơ, thấy cái bóng trên tường mà đã không suy xét lời nói).
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,… trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Qua các bài phân tích nhân vật Vũ Nương ngắn gọn phía trên, hi vọng bạn đọc có thể tham khảo và học tập tốt hơn trên trường.
Xem thêm: Phân tích 4 câu đầu bài “Tự tình” tác giả Hồ Xuân Hương hay nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích 4 câu đầu bài “Tự tình” tác giả Hồ Xuân Hương hay nhất
Phân tích hành động đốt đền của Ngô Tử Văn đầy đủ, hay nhất
Phân tích khổ cuối “Viếng lăng Bác” – tác giả Viễn Phương
Phân tích khổ 2 “Đất nước” – tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật
Phân tích “Sang thu” ngắn nhất, chi tiết nhất của nhà thơ Hữu Thỉnh
Phân tích sự tha hóa của Chí Phèo – truyện ngắn của tác giả Nam Cao