Phân tích nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
Phân tích nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” để thấy nét đẹp tâm hồn nghệ sĩ của nhân vật Phùng. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ đem lại hữu ích cho quá trình học tập của các bạn!
Nội dung bài viết
- 1 Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
- 1.1 Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
- 1.2 Đề bài: Phát hiện thứ 2 của nhân vật Phùng là gì? Em hãy viết đoạn văn phân tích phát hiện thứ 2 này
- 1.3 Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
- 1.4 Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nghệ sĩ Phùng – “Chiếc thuyền ngoài xa”
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
Dưới đây là bài tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” đã được chọn lọc đầy đủ nhất. Các bạn cùng tham khảo nhé!
Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
Nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” là một phóng viên được giao nhiệm vụ đi chụp một bức ảnh để bổ sung vào bộ ảnh lịch cảnh biển buổi sáng có sương. Anh đã chọn bờ biển miền Trung cho chuyến nhiệm vụ lần này của mình và tại đây anh đã bắt được khung ảnh “đắt” “trời cho”. Đó là hình ảnh con thuyền ngoài biển xa trong làn sương mờ mờ mà chưa bao giờ anh nhìn thấy khung cảnh đẹp như vậy, tựa như “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”.
Đằng sau bức tranh đẹp ấy anh đã chứng kiến một hiện thực phũ phàng của cuộc sống. Đó là cảnh một người đàn bà bị ông chồng vũ phu đánh trong sự nguyền rủa và đứa con đã chống trả lại vì để bảo vệ mẹ của nó. Nhìn thấy cảnh bất bình anh ra sức ngăn cản và anh cũng đã bị gã chồng đó đánh làm cho bị thương.
Sau đó, cuộc gặp mặt ở tòa án gồm có Đẩu – đồng đội cũ của Phùng, người đàn bà và anh. Mặc cho anh và chánh án Đẫu khuyên người đàn bà không nên tiếp tục cuộc sống như vậy. Nhưng sau khi nghe người đàn bà giãi bày tâm sự, lý do không thể bỏ gã chồng vũ phu ấy thì anh hiểu ra toàn bộ câu chuyện, thương cảm cho hoàn cảnh của người đàn bà ấy. Anh trở về sau chuyến công tác tuy đã có được bức ảnh đẹp nhưng trong lòng anh vẫn đau đáu một hiện trạng đau thương của số phận người phụ nữ làng chài.
Đề bài: Phát hiện thứ 2 của nhân vật Phùng là gì? Em hãy viết đoạn văn phân tích phát hiện thứ 2 này
Sau lần đầu tiên nhân vật Phùng khám phá ra được khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp thì phát hiện thứ 2 của nhân vật Phùng lại mang một cảm xúc trái ngược hoàn toàn với lần đầu tiên. Đó là chứng kiến cảnh bạo lực gia đình, một hiện thực đau lòng của cuộc sống. Hình ảnh một người đàn bà trạc ngoài bốn mươi tuổi với nét thô kệch của người dân vùng biển.
Bà đang chịu cảnh đánh đập của gã chồng vũ phu mà không một chút phản kháng. Chưa dừng lại ở đó gã còn đánh con của gã, đứa con trai vì thương mẹ mà xông vào ra sức ngăn cản cha mình. Đứng trước cảnh bất bình Phùng cũng đã tiến đến để ngăn cản gã chồng vũ phu để bảo vệ người đàn bà và đứa con trai. Người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục chịu những trận đòn roi cũng vì cuộc sống no đủ cho đàn con, khi biết mình đang sống phụ thuộc vào gã đàn ông.
Bức tranh hiện thực trong lần phát hiện thứ 2 của Phùng quá đỗi tàn nhẫn và bạo tàn. Đây cũng là một hiện thực nhức nhối còn tồn tại đến xã hội ngày hôm nay. Bạo lực gia đình là một hành động đáng lên án và sẽ bị luật pháp trừng trị thích đáng.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
Sáng tác của Nguyễn Minh Châu luôn xoay quanh số phận con người, sự nghiệp cầm bút của ông luôn trăn trở và số phận nhân dân và trách nhiệm của mình. Ở tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, tác giả đã xây dựng nên những nhân vật đời thường nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Đặc biệt là nhân vật Phùng – một phóng viên không những tạo ra những bức ảnh đẹp mà còn có một nhân cách đẹp.
Phùng được trưởng phòng giao cho một nhiệm vụ là chụp một bức ảnh đẹp để bổ sung vào bộ ảnh lịch cảnh biển buổi sáng có sương. Vì đam mê với công việc nhiếp ảnh, anh đã chọn miền Trung – nơi với nhiều cảnh đẹp thiên nhiên của bờ biển. Phùng chờ đợi cả tuần vẫn chưa chụp được bức ảnh nào ưng ý. Và đúng vào lúc lác đác vài hạt mưa, anh “rúc” vào bánh xe tăng để trú mưa thì lại vô tình bắt được một cảnh đẹp “đắt” trời cho mà có lẽ anh chưa bao giờ thấy.
Anh cho đó như là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ cổ. Khung cảnh trước mắt hiện ra khiến cho Phùng trở nên bối rối vì vẻ đẹp tuy đơn giản nhưng “toàn bích” hài hoà đến từng đường nét. Anh chợt nhận ra cái đẹp mà anh cảm nhận được lại chính là “đạo đức”. Anh chẳng còn đắn đo gì nữa đưa máy lên chụp và thu được những bức ảnh tuyệt đẹp và lâng lâng niềm hạnh phúc ngập tràn trong chính tâm hồn anh. Qua đó thấy được tâm hồn nghệ sĩ của Phùng, yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật, tha thiết với cái đẹp.
Phùng còn là một con người lương thiện, kiên quyết hành động bảo vệ cái xấu, cái ác, phản đối sự bất công, chiến đấu mang lại lẽ phải cho người yếu thế. Khi chứng kiến cảnh người đàn bà vùng biển bị gã chồng vũ phu đánh đập không những thế gã còn đánh luôn cả con mình. Đứng trước cảnh bất bình Phùng đã vứt chiếc máy ảnh để tiến tới ngăn cản. Anh chỉ hành động theo phản xạ bản năng của một người đàn ông bản lĩnh khi chứng kiến hiện thực xấu xa, tàn bạo mà nạn nhân là người phụ nữ cam chịu và đứa trẻ vô tội. Hành động của Phùng như hành động của một anh hùng đang ra tay giúp đỡ kẻ yếu thế.
Cuộc gặp mặt ở tại tòa án của Phùng, Đẩu – người đồng đội cũ và người đàn bà đã làm anh hiểu ra toàn bộ sự thật của câu chuyện. Lúc đầu anh và chánh án ra sức khuyên người đàn bà không nên tiếp tục sống chung với gã vũ phu nữa. Nhưng sau khi nghe tâm sự, lí do của người đàn bà ấy thì anh lại cảm thông, chua xót cho thân phận của những người đàn bà vùng biển. Khi trở về sau chuyến công tác cảm xúc đó vẫn luôn đau đáu trong tâm trí anh, trăn trở về những số phận bi đát trong cuộc sống.
Hình ảnh nhân vật Phùng hiện lên với một con người lương thiện, say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật. Nhưng anh lại thương cảm, xót xa cho số phận của những con người yếu thế, sống trong cảnh cam chịu, bất công.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nghệ sĩ Phùng – “Chiếc thuyền ngoài xa”
Ở bài “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã khắc hoạ thành công nhân vật Phùng, anh mang một vẻ đẹp tâm hồn của một người nghệ sĩ. Đầu tiên đó là vẻ đẹp tâm hồn say mê với cảnh đẹp của thiên nhiên, luôn khám phá, tìm hoài phát hiện những nét đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên đất trời.
Vì là một nhiếp ảnh gia nên khi anh bắt trọn được khoảnh khắc đắt giá trời cho thì anh vỡ oà, bối rối, choáng ngợp trước khung cảnh tuyệt đẹp. Đó là hình ảnh chiếc thuyền từ xa lấp ló dưới làn sương mờ mờ đang tiến dần vào bờ. Anh trầm trồ, ngạc nhiên trước khung cảnh đẹp như một bức tranh mực tàu của danh hoạ cổ. Từ đó khẳng định tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
Vẻ đẹp tâm hồn của Phùng còn thể hiện qua hành động phản đối cái ác, các xấu trước hiện thực cuộc sống. Anh đã tiến tới ngăn cản gã vũ phu khi đang đánh đập vợ con của hắn. Hành động của anh là để bảo vệ những người yếu thế, sống cam chịu. Nhưng sau khi nghe người đàn bà giãi bày tâm sự lý do vì sao vẫn muốn chung sống cùng gã vũ phu thì Phùng không còn thấy bất bình, phẫn nộ như ban đầu nữa. Thay vào đó là thông cảm, xót thương cho số phận người đàn bà làng chài. Hình ảnh số phận người đàn bà ấy vẫn luôn day dứt, trăn trở trong lòng anh ngay cả khi anh trở về sau chuyến công tác.
Qua vẻ đẹp tâm hồn của Phùng cho thấy một hiện thực cuộc sống quá đỗi xót xa. Gã vũ phu cũng vì áp lực của cảnh nghèo khổ mà đổ dồn lên những trận đòn roi để giải tỏa nỗi thống khổ của cuộc sống. Còn người đàn bà thì sống cam chịu, luôn chịu những trận đòn roi không một chút phản kháng. Vì biết bản thân còn sống phụ thuộc vào người chồng, vì cuộc sống no cơm của các con mà phải sống cam chịu, hy sinh cho con mình.
Trên đây là bài viết phân tích nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa”...đã được biên soạn đầy đủ. Mong rằng sẽ giúp các bạn trong các bài tập trên lớp của mình. Chúc các bạn học tốt nhé!
Xem thêm: Phân tích khổ 3 4 “Tràng giang” – nhà thơ Huy Cận hay và chi tiết
Phân Tích, Văn Học -Phân tích khổ 3 4 “Tràng giang” – nhà thơ Huy Cận hay và chi tiết
Phân tích khổ thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá” – nhà thơ Huy Cận
Phân tích đoạn 1 “Việt Bắc” của tác giả Tố Hữu ngắn gọn và hay nhất
Phân tích 2 câu thực bài “Tự tình” 2 của Hồ Xuân Hương hay và ý nghĩa
Phân tích đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi hay và chi tiết
Phân tích “Thu hứng” (Cảm xúc mùa thu) – Đỗ Phủ đầy đủ và đặc sắc nhất
Phân tích bức tranh thiên nhiên “Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi chi tiết