Phân tích nhân vật Bá Kiến chi tiết trong tác phẩm “Chí Phèo”
Nhân vật Bá Kiến là một nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm “Chí Phèo” trong chương trình giáo dục THPT, thường được thầy cô lựa chọn để làm đề thi. Dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích nhân vật Bá Kiến. Vậy mời các bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn, ngày càng học tốt môn Ngữ Văn ở trường hơn.
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích nhân vật Bá Kiến
Để phân tích một nhân vật thì việc lập dàn ý đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là dàn ý phân tích nhân vật Bá Kiến để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như chúng ta có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.
Mở bài phân tích nhân vật Bá Kiến
– Sơ lược về tác giả Nam Cao(cuộc đời của ông, những chủ đề được ông khai thác,…)
– Tóm tắt sơ lược về tác phẩm “Chí Phèo” (thời gian ra đời, nội dung của tác phẩm,…), qua đó nêu ra nhân vật Bá Kiến.
Thân bài phân tích nhân vật Bá Kiến
– Bá Kiến là con của một địa chủ giàu có tiếng, nhà mấy đời đảm nhận chức bá hộ, của cải, ruộng đất bao la.
– Được biết là “con cá lớn” ở ngôi làng nhỏ Vũ Đại.
⇒ Gia cảnh đầy uy quyền của Bá Kiến, đứng trên vạn người ở làng Vũ Đại.
Lần đầu nhân vật Bá Kiến được nhắc tới.
– Khi Chí Phèo kiếm chuyện, nằm ăn vạ ở góc sân nhà cụ Bá.
+ Trong mắt người dân làng Vũ Đại ông sở hữu một quyền lực rất to lớn.
– Sau đó trái với mọi người nghĩ, ông cư xử rất nhẹ nhàng với Chí Phèo, mắng mấy bà vợ lẻ, cho người lại ân cần xốc cho Chí tỉnh.
⇒ Đó chính là âm mưu thâm độc của ông, lợi dụng điều đó để tạo ra một con quỷ.
– Những mánh khóe được ông sử dụng để cai trị người dân đều rất mưu mô, không quản được thì ông nhẹ giọng dùng người để trị thẳng những ai ngang ngược. Âm mưu để đẩy hết tội lỗi lên đầu bọn chúng nhưng vẫn tỏ ra là mình giúp người.
⇒ Nhờ sự tinh tế trong việc miêu tả độc thoại nội tâm, con người của Bá Kiến đã hiện nguyên hình dưới ngòi bút của Nam Cao.
– Khi ông đối xử với đám dân trong làng, luôn dụ dỗ, đẩy những người vô tội vướng vào thuế má và dụ dỗ những tên chán sống. Chí Phèo chính là nhân chứng sống cho việc đấy.
– Khi ông gặp tụi địa chủ cùng đẳng cấp: Hết sức cung nịnh nhưng đã chuẩn bị sẵn dự định để bọn chúng tự đấu đá với nhau.
– Đối với gia đình mặc dù có tận 4 vợ nhưng ông vẫn thường hay lén lút với người đàn bà của Binh chức.
Cái giá cho sự nham hiểm, độc ác đó:
– Khi bị Chí Phèo dồn ép tận nhà, ông vẫn cười đùa và nói làm vậy để hắn càng bị thiên hạ chán ghét, làm cho sự tin tưởng của Chí Phèo cuối cùng vụt tắt.
⇒ Và cuối cùng con đường giải thoát duy nhất cho Chí là giết chết Bá Kiến, kết thúc sinh mạng của một tên địa chủ tàn ác.
Kết bài tóm tắt nhân vật Bá Kiến
– Tổng kết lại những đặc sắc nghệ thuật nhà thơ đã sử dụng ở truyện ngắn “Chí Phèo”.
– Nêu suy nghĩ, nhận xét của bản thân về nhân vật Bá Kiến.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Bá Kiến
Hiện nay có rất nhiều có rất nhiều cách ra đề khác nhau trong các cuộc thi mà chúng ta đều có thể gặp qua. Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Bá Kiến để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích hình tượng nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo
Bá Kiến mang trong mình một đầu óc đầy mưu mô, tối tăm. Trong đầu tên cáo già đó luôn nảy sinh những cách khác nhau để lợi dụng mọi người, biến họ trở thành tay sai của hắn. Nhờ vào bản chất quỷ quyệt của mình mà địa vị của Bá Kiến ở làng Vũ Đại ngày càng bền chặt. Người dân luôn phải sống trong nỗi sợ hãi trước sự ma mãnh của 2 cha con.
Ngoài ra trong tình cảm gia đình, do tính đa mưu nên lão rất hay ghen tuông. Sau mỗi lần như thế, hắn đều có thể mượn tay mà đẩy những con người hắn không thích rơi vào cảnh ngục tù. Ông trời đã cho cái ác một bộ óc quá xảo quyệt, có thể dễ dàng cảm nhận được tâm trạng của từng người và nhờ thế hắn có thể lợi dụng họ.
Con cáo già đó có thể dễ dàng xoa dịu Chí Phèo trong khi đã lợi dụng một cách tráo trở. Nhờ vào tài ăn nói của bản thân cùng với lời hứa rằng sẽ mua rượu, thịt cho hắn đã xoa dịu được cơn tức giận của Chí Phèo. Từ một kẻ đang muốn trả thù thì Chí lại trở nên cảm tạ lão chỉ nhờ vào tài mưu mô hơn người.
Thế nhưng con người như hắn cuối cùng đã phạm phải sai lầm. Lần thứ 2 khi Chí Phèo cầm dao tới nhà hắn, lúc này vì đang bận ghen nên không để ý được tâm trạng của Chí. Tưởng rằng hắn chỉ muốn vòi vĩnh tiền mà đã chọc giận Chí Phèo, qua đó nhận phải nhát dao kết thúc sinh mạng xấu xa của bản thân.
Hình tượng nhân vật Bá Kiến đã được xây dựng rất chuẩn mực, đúng với bản chất của bọn địa chủ thời đó. Qua truyện ngắn “Chí Phèo”, tác giả muốn vạch trần bộ mặt của bọn phong kiến thối nát, lợi dụng những dân đen để đạt được những âm mưu của bản thân, coi mạng sống con người không ra gì.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích tính cách nhân vật Bá Kiến
Nhân vật Bá Kiến là 1 nhân vật điển hình, tiêu biểu cho lớp giai cấp thống trị thời bấy giờ. Hắn là sự hội tụ đầy đủ của những mưu mô, lợi dụng người dân để kiếm lợi cho bản thân, bóc lột dân nghèo.
Ở cụ Bá có cái uy quyền kì lạ khiến dân lành và bọn lưu manh đều nể sợ. Thể hiện chi tiết này có thể kể đến tình huống Chí Phèo đến nhà Bá Kiến đòi nợ máu mà cũng phải đắn đo suy nghĩ: “Dại gì mà vào miệng cọp”. Bá Kiến cũng bộc lộ bản chất ở những thủ đoạn xảo quyệt để trị dân. Trước hết cụ Bá sợ kẻ anh hùng, thứ hai là sợ những kẻ “cố cùng liều thân”.
Cụ Bá con mang cho mình vẻ ngoài giả tạo, đạo đức giả. Cụ đập bàn đập ghế đòi bằng được năm đồng nhưng sau đó lại ra vẻ tốt bụng mà chừa lại năm hào vì anh chàng túng quẫn quá. Hay khi ngấm ngầm cụ đẩy người ta xuống sông và sau đó kéo lại lên để chờ đợi sự hàm ơn.
Nhờ vậy cụ Bá đã có cho bản thân những trải nghiệm, cùng với bộ óc đầy xảo quyệt đã giúp hắn củng cố địa vị ở làng Vũ Đại. Lúc cần thì Bá Kiến nhún nhường, nhờ vào miệng lưỡi mà có thể đẩy người khác đi vào con đường tội lỗi.
Hắn luôn có cách để làm người ta tự diệt lẫn nhau và đứng ngoài và hưởng lợi từ những việc đó. Hình tượng nhân vật Bá Kiến đã được xây dựng rất chuẩn mực, đúng với bản chất của bọn địa chủ thời đó.
Mỗi khi nhắc đến hình tượng địa chủ thời phong kiến, nhân vật Bá Kiến đều được độc giả nghĩ tới đầu tiên bởi sự tàn ác và mưu mô của bản thân. Qua nhân vật này cũng đã thể hiện được nghệ thuật khắc họa nhân vật đầy tài ba của Nam Cao. Ông đã khắc họa sự tối tăm của nhân vật thật khéo léo thông độc thoại nội tâm. Bản chất tàn ác của nhân vật hiện rõ trong từng suy nghĩ của hắn.
Đề bài: Viết đoạn văn nhận xét về nhân vật Bá Kiến
Hình tượng nhân vật Bá Kiến là tấm gương tiêu biểu cho bọn địa chủ thời phong kiến. Nam Cao đã dùng ngòi bút của bản thân để hiểu rõ bản chất cáo già bên trong lão địa chủ đó. Từ những chi tiết nhỏ nhặt nhưng không kém phần nổi bật như điệu cười “cười Tào Tháo” tới giọng quát mắng của gã “rất sang” để thử tâm lí đối phương xem có vững không.
Nam Cao đã khai thác được những phẩm chất đầy mưu mô, độc ác nhất của hắn qua hình ảnh, lời nói mà điển hình nhất là nhờ nghệ thuật độc thoại nội tâm. Nhờ những trải nghiệm của bản thân cùng với bộ óc đầy xảo quyệt, hắn có thể củng cố địa vị ở làng Vũ Đại. Hắn đã dự sẵn những kế hoạch, suy tính đầy thâm độc để lừa lọc dân lành.
Hai chính sách mà được lão đúc kết từ “đời tông lý” đó chính là “mềm nắn rắn buông” và “nắm thằng có tóc chứ không ai nắm kẻ trọc đầu”. Lão chính là hình ảnh phản diện xấu xa nhất của tác phẩm và là điển hình cho những kẻ bóc lột, quan liêu tham lam thời nay. Nhà văn đã khai thác triệt để những chi tiết đặc trưng, độc đáo của nhân vật. Để từ đó, tác phẩm truyện ngắn như mang trong mình chất thi liệu, phóng sự đương thời.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,… trong truyện ngắn “Chí Phèo”. Qua các bài phân tích nhân vật Bá Kiến phía trên, hi vọng chúng tôi mang lại một nguồn tài liệu có thể tham khảo và áp dụng vào các đề văn trên trường.
Xem thêm: Phân tích Thúy Kiều tác giả Nguyễn Du – trích “Kim Vân Kiều Truyện”
Phân Tích, Văn Học -Phân tích Thúy Kiều tác giả Nguyễn Du – trích “Kim Vân Kiều Truyện”
Phân tích nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
Phân tích khổ 3 4 “Tràng giang” – nhà thơ Huy Cận hay và chi tiết
Phân tích khổ thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá” – nhà thơ Huy Cận
Phân tích đoạn 1 “Việt Bắc” của tác giả Tố Hữu ngắn gọn và hay nhất
Phân tích 2 câu thực bài “Tự tình” 2 của Hồ Xuân Hương hay và ý nghĩa
Phân tích đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi hay và chi tiết