Phân tích khổ thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá” – nhà thơ Huy Cận
Phân tích khổ thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận để thấy được nét đẹp lao động của người dân trong công cuộc xây dựng đất nước mới. Các bạn cùng tham khảo nhé!
Nội dung bài viết
- 1 Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích khổ thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá”
- 1.1 Đề bài: Viết đoạn văn phân tích cảm nhận khổ thơ cuối của bài “Đoàn thuyền đánh cá”
- 1.2 Đề bài: Viết đoạn kết bài “Đoàn thuyền đánh cá” khổ 7 học sinh giỏi
- 1.3 Đề bài: Viết đoạn văn phân tích đặc sắc nghệ thuật khổ thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá”
- 1.4 Đề bài: Viết đoạn văn phân tích nội dung khổ thơ 7 bài “Đoàn thuyền đánh cá”
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích khổ thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá”
Dưới đây là bài tổng hợp một số dạng đề văn phân tích khổ thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá”. Hy vọng các bạn sẽ tham khảo và thực hành vào bài tập trên lớp của mình nhé!
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích cảm nhận khổ thơ cuối của bài “Đoàn thuyền đánh cá”
Viết về đề tài nét đẹp lao động của nhân dân ta không thể không nhắc đến bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ là hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá với khí thế lạc quan, vui vẻ và trở về thắng lợi với đoàn thuyền đầy ắp cá. Đặc biệt ở khổ cuối bài thơ đoàn thuyền trở về trong tư thế phấn khởi, niềm vui tràn đầy khi đạt được thành quả lao động bội thu.
Bốn câu thơ cuối bài thơ như một bức tranh đẹp ở đó con người và thiên nhiên hòa quyện vào nhau. Đoàn thuyền căng buồm trở về trong câu hát ngân vang cùng gió khơi cho thấy được niềm vui sướng hân hoan của các ngư dân. Họ đã thu hoạch được sản lượng cá lớn sau ngày ra khơi. Dường như một đêm dài lao động hăng say, thành quả lao động thu được khiến họ không những quên đi cái mệt mỏi mà còn hào hứng, hân hoan hơn. Người dân làng chài lại tiếp tục căng buồm, cất những câu hát ăn mừng thắng lợi lớn và chạy đua với mặt trời để nhanh nhanh trở về bến cảng.
Nếu như lúc ra khơi là mặt trời của hoàng hôn, sắp kết thúc một ngày dài thì khi đoàn thuyền trở về lại là mặt trời của bình minh với cá đầy ắp. Đó là biểu hiện cho một ngày mới, một khởi đầu mới, một cuộc sống mới đầy phấn khởi ấm no, sung túc. Mặt trời nhô lên làm cho ánh nắng phản chiếu vào mắt cá đầy ắp trên đoàn thuyền. Hình ảnh ấy tạo nên một bức tranh long lanh của đoàn thuyền giữa biển khơi, dưới ánh bình minh thật đẹp.
Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ở khổ thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá” qua ngòi bút của tác giả cho thấy được tinh thần hăng say lao động của ngư dân làng chài, một nét đẹp của người lao động. Không những thế hình ảnh đoàn thuyền trở về mang một vẻ tráng lệ, huy hoàng, lộng lẫy. Đoạn thơ đã thể hiện tinh thần lao động hăng say, vẻ vang, mong muốn cống hiến xây dựng đất nước phát triển của người dân trong giai đoạn mới.
Đề bài: Viết đoạn kết bài “Đoàn thuyền đánh cá” khổ 7 học sinh giỏi
Qua khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” Huy Cận đã cho thấy vẻ đẹp lao động của ngư dân làng chài với tinh thần hăng say lao động, chăm chỉ, cần cù. Họ không chỉ mong muốn một cuộc sống ấm no hạnh phúc mà còn khát khao cống hiến, xây dựng đất nước phát triển. Ngoài ra ở bài thơ còn là một bức tranh tươi vui với niềm hân hoan, hứng khởi của người ngư dân khi gặt hái được thành quả lao động to lớn. Niềm vui ấy như hòa cùng với thiên nhiên, gió biển trong cuộc đồng hành lao động cùng với đoàn thuyền.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích đặc sắc nghệ thuật khổ thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá”
Qua bút pháp tài tình của Huy Cận, ở khổ thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá” tác giả đã vận dụng nghệ thuật đặc sắc. Đầu tiên câu thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” lại là câu thơ cuối ở khổ thơ đầu. Cách lặp lại câu thơ ở đầu và cuối bài thơ của tác giả cho thấy câu hát hân hoan, lạc quan ấy đi cùng đoàn thuyền xuyên suốt một ngày dài. Từ đó thể hiện tinh thần phấn khởi, lạc quan của đoàn thuyền lúc đi cũng như lúc về vẫn một tinh thần tràn đầy hân hoan và vui mừng hơn nữa khi trở về với đoàn thuyền đầy ắp cá.
Ở câu thơ thứ hai tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. “Đoàn thuyền” ở đây được hiểu là ngư dân làng chài đang chạy đua với thời gian. Họ hứng khởi mong muốn mau mau trở về cập bến cảng với thành quả lao động dồi dào.
Nhà thơ tiếp tục vận dụng nghệ thuật nhân hóa “mặt trời đội biển nhô màu mới”. Hình ảnh mặt trời được tác giả miêu tả mang một màu sắc mới. Đó là mặt trời được phản chiếu qua mắt cá làm cho đoàn thuyền sáng long lanh, huy hoàng.
Bằng cách vận dụng những biện pháp nghệ thuật tài tình đặc sắc Huy Cận đã vẽ nên một bức tranh mang nét đẹp lao động. Ở đó thiên nhiên và con người hài hòa và hòa quyện vào nhau.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích nội dung khổ thơ 7 bài “Đoàn thuyền đánh cá”
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được Huy Cận sáng tác trong giai đoạn đất nước đang trong công cuộc bước đầu xây dựng xã hội mới. Bài thơ là một khúc ca lao động với khí thế hăng say của người dân vùng biển và ở khổ cuối bài thơ là niềm vui sướng hớn hở, hân hoan khi đoàn thuyền trở về đầy ắp cá.
Đoàn thuyền ra khơi trong “câu hát căng buồm với gió khơi” với tư thế lạc quan, hứng khởi tin tưởng về một kết quả lao động mỹ mãn. Và khi đoàn thuyền trở về cũng trong niềm hân hoan cùng câu hát như khổ thơ đầu lúc ra khơi. Vẫn là câu hát ấy nhưng tâm trạng của đoàn thuyền khi trở về không những lạc quan, hứng khởi mà còn tràn dâng niềm vui sướng, hạnh phúc với thành quả lao động được đền đáp là khoang thuyền đầy ắp cá.
Lúc ra khơi là hình ảnh đoàn thuyền và mặt trời của hoàng hôn. Còn lúc đoàn thuyền trở về là hình ảnh mặt trời của bình minh sớm mai với khoang tàu đầy ắp cá biểu hiện cho một ngày mới với khởi đầu đầy tương lai tươi sáng, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc tràn đầy.
Khi đã thu hoạch được sản lượng cá dồi dào rồi thì đoàn thuyền hào hứng chạy đua với mặt trời để mau mau được trở về bến cảng. Bằng biện pháp hoán dụ, “đoàn thuyền” ở đây chính là ngư dân làng chài. Họ cố gắng chạy đua với thời gian để đem chiến lợi phẩm về cho bà con vùng biển báo hiệu niềm vui to lớn khi đoàn thuyền bội thu trở về.
Các ngư dân trở về trong một tư thế hào hùng, tráng lệ như những người anh hùng lao động đang cố gắng góp công sức của mình cho sự phát triển của đất nước. Dường như niềm vui sướng, hạnh phúc của các ngư dân quá lớn. Niềm vui ấy khiến cho họ không những quên đi những mệt mỏi sau một đêm dài lao động miệt mài mà còn hứng khởi, hát vang căng buồm trở về trong niềm vui phơi phới.
Thiên nhiên lúc này như muốn hòa cùng niềm vui với các ngư dân trên đoàn thuyền. Hình ảnh “mặt trời đội biển nhô màu mới” được tác giả nhân hóa. Mặt trời trở thành biểu trưng cho một cuộc sống mới mang một màu sắc tươi mới hơn tốt đẹp hơn. Ánh nắng của mặt trời phản chiếu vào muôn nghìn mắt cá làm cho hình ảnh đoàn thuyền sáng long lanh, huy hoàng giữa biển khơi rộng lớn.
Bức tranh thiên nhiên và con người lúc này hiện ra thật đẹp. Hình ảnh “mắt cá” “muôn dặm phơi” ở câu thơ cuối cho thấy một thành quả lao động xứng đáng sau một đêm dài lao động, bội thu mùa cá. Đó là một chiến thắng vẻ vang đối với các ngư dân vùng biển điều đó thể hiện một cuộc sống sung túc, đủ đầy ở phía trước đang dần trở thành hiện thực.
Cảm xúc xuyên suốt bài thơ là sự lạc quan, hứng khởi, niềm vui phơi phới của ngư dân vùng biển. Trong một chuyến ra khơi mang về nguồn cá dồi dào đánh dấu cho một thay đổi mới, một cuộc sống mới trong công cuộc xây dựng đất nước mới. Ở đó cuộc sống nhân dân sẽ sung túc, ấm no, đủ đầy. Bài thơ còn là bức tranh hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, vẻ đẹp của thiên nhiên bình minh sớm mai. Đồng thời được hòa quyện với nét đẹp lao động của những ngư dân vùng ven tạo nên một bức tranh đẹp tráng lệ, kỳ vĩ mà chân chất, đời thường.
Qua đó ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người dân làng chài cần cù, chăm chỉ, hăng say trong lao động. Mong muốn của họ không chỉ đơn giản là một cuộc sống ấm no, đầy đủ mà còn muốn cống hiến công sức lao động của mình. Thể hiện ý thức muốn đóng góp, xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh bởi vì “dân có giàu thì nước mới mạnh”. Mong rằng thế hệ mai sau cũng luôn phấn đấu trong lao động để giữ gìn và phát huy phẩm chất tốt đẹp này.
Trên đây là bài phân tích khổ thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá”, tổng hợp một số dạng đề văn phân tích khổ thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá”…đã được biên soạn đầy đủ và chi tiết để giúp các bạn học tập tốt hơn với những bài tập trên lớp. Chúc các bạn học tập tốt!
Xem thêm: Phân tích đoạn 1 “Việt Bắc” của tác giả Tố Hữu ngắn gọn và hay nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích đoạn 1 “Việt Bắc” của tác giả Tố Hữu ngắn gọn và hay nhất
Phân tích 2 câu thực bài “Tự tình” 2 của Hồ Xuân Hương hay và ý nghĩa
Phân tích đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi hay và chi tiết
Phân tích “Thu hứng” (Cảm xúc mùa thu) – Đỗ Phủ đầy đủ và đặc sắc nhất
Phân tích bức tranh thiên nhiên “Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi chi tiết
Phân tích bài “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài ngắn gọn và đặc sắc nhất
Phân tích 6 câu đầu “Bài ca ngất ngưởng” – Nguyễn Công Trứ hay nhất