Phân tích khổ cuối “Viếng lăng Bác” – tác giả Viễn Phương
Mời bạn đọc tham khảo phân tích khổ cuối “Viếng lăng Bác” dưới đây. Với các bài phân tích mẫu này, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn ngữ văn ở trường. Bài thơ đã mang tới cho đọc giả nhiều ấn tượng khó phai mờ.
Nội dung bài viết
- 1 Dàn ý khổ 4 “Viếng lăng Bác” ngắn gọn nhất
- 2 Một số dạng đề văn phân tích khổ cuối “Viếng lăng Bác”
- 2.1 Đề bài: Viết bài văn nêu cảm nhận về khổ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác”
- 2.2 Đề bài: Viết đoạn văn phân tích khổ thơ cuối bài văn Viếng lăng Bác tóm tắt
- 2.3 Đề bài: Viết đoạn văn phân tích nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ cuối bài “Viếng lăng Bác”
- 2.4 Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về hai khổ thơ cuối của bài “Viếng lăng Bác”
Dàn ý khổ 4 “Viếng lăng Bác” ngắn gọn nhất
Sau đây sẽ là dàn ý khổ 4 “Viếng lăng Bác” ngắn gọn nhất giúp bạn đọc dễ dàng viết bài phân tích chi tiết và có thể dùng làm tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm. Dàn ý sẽ giúp các bạn chọn ra và sắp xếp những nội dung chính, các ý giúp ăn điểm trong bài phân tích. Từ đó bạn đọc có thể tránh tình trạng bị trùng lặp, thiếu ý, lạc đề,…
Mở bài phân tích khổ cuối “Viếng lăng Bác”
– Giới thiệu sơ qua về Bác Hồ như nhân cách, phẩm chất đạo đức.
– Giới thiệu khổ thơ cuối bài “Viếng lăng Bác”.
Thân bài phân tích khổ cuối “Viếng lăng Bác”
– Niềm thương cảm lớn lao:
+ “thương” của miền Nam là tất cả tình yêu của người miền Nam cho Bác.
+ Thương là yêu là quý là trân trọng cả cuộc đời cao đẹp ấy của Bác đã cống hiến hết mình vì dân và đất nước cho sự nghiệp độc lập dân tộc.
+ Thương là xót xa cho nỗi đau mất mát khiến toàn dân tộc Việt Nam không kìm chế nổi. Nỗi đau đớn niềm thương tiếc của dân tộc Việt Nam về Bác làm xúc động mọi tấm lòng người.
– Nguyện ước của tác giả:
+ Trong sự xúc động, niềm quyến luyến ấy, tác giả lại muốn được hóa thân để vĩnh viễn cùng Người.
+ Điệp ngữ “muốn làm” được lặp đi lặp lại tới ba lần chỉ với những biểu tượng con chim, đóa hoa, cây tre như thể đã nói thay tâm nguyện thiết tha của nhà thơ muốn là Bác yên lòng, muốn báo đáp công lao to lớn của Người.
Kết bài phân tích khổ cuối “Viếng lăng Bác”
– Nêu cảm nhận khổ thơ cuối bài “Viếng lăng Bác”.
– Liên hệ mở rộng bản thân và thế hệ trẻ tương lai về trách nhiệm đối với Đất nước.
Một số dạng đề văn phân tích khổ cuối “Viếng lăng Bác”
Dưới đây là một số dạng đề văn phân tích khổ cuối “Viếng lăng Bác” để bạn đọc sử dụng làm tư liệu khi học tập trên trường hoặc trong các bài thi.
Đề bài: Viết bài văn nêu cảm nhận về khổ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác”
Tác giả Viễn Phương, tên khai sinh Phan Thanh Viễn (1/05/1928 – 21/12/2005), quê gốc tại quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (hiện là thị xã Tân Châu thuộc tỉnh An Giang).
Tác phẩm “Viếng lăng Bác” được viết vào khoảng tháng 4/1976, lúc cuộc chiến tranh đánh Mỹ hoàn toàn kết thúc thắng lợi, cả nước giải phóng, lăng Bác Hồ mới được xây dựng, tác giả ra Bắc thăm Bác, Viễn Phương đã viết bài thơ này và được xuất bản trong tuyển tập “Như mây mùa xuân” (1978).
Ở tác phẩm “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, người đọc sẽ hiểu được tình cảm kính trọng, thương yêu nhưng cũng vô cùng đau xót đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già vĩ đại của nhân dân Việt Nam.
Câu thơ đầu tiên bày tỏ lòng cảm thông to lớn của Viễn Phương lúc phải xa cách Bác:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
Chỉ một tiếng từ “thương” ấy, tình cảm của người dân miền Nam đối với Bác đã được thể hiện một cách rất sâu sắc. Đó là lòng biết ơn, là trân trọng nhất cuộc đời cao cả của chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác đã đem trọn cả thân mình vì nước, cho Đảng và cho công cuộc cách mạng của dân tộc, đấy là những hy sinh không tiếc thân của vị cha già cô đơn và đầy trăn trở. Sau bao nhiêu kìm nén trên cả chặng đường đến với Bác, nỗi đau ấy của nhà thơ giờ đây lúc chia ly đã “trào nước mắt”.
Đồng thời, chúng ta cũng thấy được nguyện ước của tác giả:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Tác giả sử dụng nghệ thuật đặc sắc điệp ngữ “muốn làm” khiến những vần thơ gấp gáp, hối hả, để tác giả thấy được khát vọng cháy bỏng của mình. Khát vọng đó được thể hiện bằng các vần thơ tuyệt đẹp như “con chim hót”, “đoá hoa toả hương”, “cây tre trung hiếu” tất cả đều tô điểm thêm chỗ Bác nằm, cũng bởi tác giả muốn gửi đến Bác cái gì tinh túy nhất của mình mong Bác bình an, thư thái trong cõi vĩnh hằng.
Nếu như với mấy khổ trên đại từ nhân xưng chủ thể đề cập chỉ là tác giả, là “con” thì đến khổ 4 “Viếng lăng Bác” chủ thể đó đã ẩn đi, không phải nhà thơ không nhắc đến mà lần này chủ thể là những người con Việt Nam chớ không riêng Viễn Phương nữa. Khép lại cả bài thơ là khổ cuối “Viếng lăng Bác” với cảm giác xa xôi, cách biệt không gian và thời gian nhưng lại rất gần gũi trong ý chí và tình cảm, sự trung hiếu.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích khổ thơ cuối bài văn Viếng lăng Bác tóm tắt
Kho tàng văn học Việt Nam luôn dồi dào các bài thơ với hình ảnh Bác là đề tài chính. Tuy nhiên, bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương đã mang đến cho bạn đọc nhiều thế hệ những ấn tượng khó phai. Trong đó khổ thơ cuối là những vần thơ xúc động nhất trong bài.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
Từ “thương” ấy đã thể hiện lòng biết ơn của người dân miền Nam đối với vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta – Người đã hy sinh cả cuộc đời cho đất nước.
Từ cái nỗi xúc động đó tác giả thể hiện ước nguyện của mình:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Điệp từ “muốn” thể hiện khao khát dồn dập của tác giả. Hình ảnh con chim, cây tre… cho thấy Viễn Phương muốn dành tặng Bác những tuyệt đẹp, quý giá nhất để Người yên nghỉ trong giấc ngủ ngàn thu. Điều gây ấn tượng sâu sắc nhất trong đoạn cuối cùng là hình ảnh của “cây tre trung hiếu”, loài tre này gợi cho người đọc nghĩ đến hình ảnh “hàng tre” của đầu bài thơ. Các hình ảnh “hàng tre” và “cây tre trung hiếu” có cấu trúc đầu đuôi liên kết khá mạch lạc.
Nếu mỗi chúng ta là một ngọn tre trung dũng, sắc son một lòng thì toàn nước sẽ là gốc tre trung nghĩa với Bác. Thêm một lần nữa, nhà thơ nhấn mạnh đến hình ảnh “cây tre” nhằm khẳng định sự thuỷ chung, son sắt với Bác, nguyện dành trọn đời theo tư tưởng của người và đây cũng sẽ là ước nguyện của cả nước.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ cuối bài “Viếng lăng Bác”
Nhà thơ đã sử dụng giọng điệu thơ nhẹ nhàng, da diết phù hợp với nội dung của bài thơ, về tình cảm của ông dành cho Bác. Cảm xúc thơ vừa trang nghiêm vừa tha thiết, sâu lắng, đau xót và cả tự hào.
Thể thơ 8 chữ, xen lẫn các dòng thơ 7 và 9 chữ kết hợp với nhịp thơ chậm, nhẹ nhàng giúp diễn tả sự trân trọng, kính cẩn và cảm xúc đau xót, buồn bã của nhà thơ khi chuẩn bị phải rời xa Bác. Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, mộc mạc nhưng tràn đầy ý tứ và thấu hiểu được nếp sống giản dị của bác khi còn sống.
Theo dấu chân của tác giả sau khi vào lăng cho tới khi về chúng ta đều nhận thấy được những xúc cảm của nhà thơ bộc lộ dồn dập và mỗi lúc càng mạnh mẽ. Nỗi đau càng lúc càng dâng tràn và đến khổ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” lại dâng tới tận đỉnh điểm và cái đau đó cũng như là tấm chân tình của mọi con người Việt Nam.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về hai khổ thơ cuối của bài “Viếng lăng Bác”
Viễn Phương là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông luôn giàu tình yêu thương quê hương, đất nước, trong đó có tác phẩm “Viếng lăng Bác”. Nếu nhà thơ Viễn Phương luôn bộc lộ sự xúc động bùi ngùi khi lần đầu được đến lăng Bác trong khổ đầu thì khổ cuối bài chính là sự nguyện ước chân thật, da diết của nhà thơ.
Ở khổ thơ 3, hình ảnh Bác được gắn liền với hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa vầng trăng sáng dịu hiền”
Hình ảnh Bác nằm trong lăng thật giản dị, gần gũi. Nhà thơ diễn tả nhẹ nhàng, sâu lắng như người thân ruột thịt trong nhà. Cách nói giảm nói tránh “giấc ngủ” như một lời tự an ủi về sự ra đi đầy đau xót của Bác Hồ. Xung quanh nơi bác an nghỉ, vầng trăng tỏa sáng, vầng trăng ngoài lăng và cả trong lăng. Giờ đây, đất nước đã bình yên, chiến tranh đã lùi xa, Bác mới được một giấc ngủ bình yên.
Ở hai câu thơ tiếp, những cảm xúc của nhà thơ nghẹn ngào, tiếc nuối:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
Nhà thơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” ý chỉ tình yêu, lòng kính trọng của nhân dân Việt Nam dành cho Bác sẽ luôn tồn tại mãi mãi, sống mãi với thời gian. Thế nhưng, giờ đây không còn được trò chuyện trực tiếp, không được ngắm nhìn Bác sinh hoạt, sự thật là Bác đã ra đi làm trái tim ông đau đớn, buồn đến nao lòng.
Tiếp đến khổ thơ cuối, câu thơ đầu tiên của khổ thơ cuối bài “Viếng lăng Bác” vang lên một dòng cảm xúc nghẹn ngào:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
Từ “thương” quen thuộc được đặt trong câu nói của người con miền Nam ra thăm Bác mà chan chứa bao sự thiết tha, quyến luyến, trân trọng.
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
…
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Tác giả không bao giờ có ý nghĩ sẽ làm nên cái gì đó lớn lao, vĩ đại mà chỉ mong ước đơn giản là “con chim hót”, “đoá hoa toả hương” vậy thôi, đó là các hình ảnh hết sức gần gũi, dung dị. Nhưng những vai trò nhỏ bé đó cũng là tất cả những gì nhà thơ mong muốn, miễn ông được đứng cạnh bên Bác.
Hình ảnh “cây tre” ở khổ một là hình ảnh sừng sững, hiên ngang thì trong khổ thơ cuối bài “Viếng lăng Bác” này hình ảnh “cây tre trung hiếu” ở khổ thơ cuối này được nhân hóa, thể hiện tấm lòng chân thành, kính trọng, biết ơn của tác giả dâng tặng Bác, mà nói rộng hơn đó là tình yêu của cả nước kính dâng đến người.
Với ngôn từ đầy cảm xúc và các biểu tượng đặc trưng, hai khổ thơ cuối tập thơ “Viếng lăng Bác” đã lưu lại trong tâm trí người xem những xúc cảm mãnh liệt. Đó là sự nuối tiếc và bồi hồi trong bao mong ước canh cánh của tác giả – cũng như là tâm nguyện của triệu triệu con người Việt Nam với Bác. Có cả nghìn vần thơ hay về Bác, vậy nhưng Viễn Phương với giọng thơ dịu êm của ông lại chiếm giữ vị trí không thể nào thiếu để làm giàu thêm kho tàng văn học về Bác.
Phía trên là dàn ý, các bài mẫu phân tích chi tiết, tóm tắt liên quan đến đề thi phân tích khổ cuối “Viếng lăng Bác” mẫu, chúc các bạn học tập tốt!
Xem thêm: Phân tích khổ 2 “Đất nước” – tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Phân Tích, Văn Học -Phân tích khổ 2 “Đất nước” – tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật
Phân tích “Sang thu” ngắn nhất, chi tiết nhất của nhà thơ Hữu Thỉnh
Phân tích sự tha hóa của Chí Phèo – truyện ngắn của tác giả Nam Cao
Phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa đông – “Vợ chồng A Phủ”
Phân tích bài “Làng” lớp 9 – nhà văn Kim Lân dễ hiểu nhất
Phân tích đoạn 1 “Tràng giang” – tác giả Huy Cận sâu sắc nhất