Phân tích khổ 3 4 “Tràng giang” – nhà thơ Huy Cận hay và chi tiết

Mời bạn đọc tham khảo một trong những bài phân tích khổ 3, 4 “Tràng giang” hay và đặc sắc nhất dưới đây. Với các bài phân tích mẫu này, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn ngữ văn ở trường. Bài thơ đã mang tới cho đọc giả nhiều ấn tượng khó phai mờ.

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích khổ 3 4 “Tràng giang”

Mời bạn đọc tham khảo dàn ý phân tích khổ 3, 4 “Tràng giang” dưới đây, hi vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng phân tích và cảm nhận rõ hơn nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải. Dàn ý sẽ giúp các bạn sắp xếp những ý chính, quan trọng và cần thiết để giúp các bạn có được điểm cao trong quá trình viết văn nhé.

Mở bài “Tràng giang” khổ 3 4

– Giới thiệu tác giả Huy Cận, tác phẩm “Tràng giang”.

– Nêu luận điểm khái quát về nội dung của đoạn trích.

Thân bài phân tích khổ 3, 4 “Tràng giang”

Khổ 3:

“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

– Hình ảnh “bèo dạt…hàng” một lần nữa tô đậm sự lênh đênh, phiêu bạt vô định của con người như hình ảnh “củi một cành khô” ở khổ 1.

– Một loạt các phủ định: “không một chuyến đò ngang”, “không cầu”.

-> Cảnh vật không có sự giao hòa, sự sống thân mật, ấm cúng giữa con người với con người. Ở sông thì có đó hoặc cầu để nối kết nhưng ở đây không có lấy bất kì sự giao thoa nào giữa con người với nhau.

– Cái tôi cô đơn, trống vắng, khát khao những dấu hiệu của sự sống, khát khao có được sự đồng cảm, hòa hợp giữa con người với con người.

Khổ 4:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

…………………………………

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

– Khổ thơ hài hòa chất cổ điện hiện đại.

– Câu 1: “Lớp lớp…núi bạc”. Gợi những đám mây trắng hết lớp này đến lớp khác như những bút bông trắng nở ra trên trời thu, được ánh nắng chiều phản chiếu lấp lánh như những núi bạc.

– Câu 2: “chim nghiêng cánh nhỏ…sa”. Trên nền trời bao la, xuất hiện một cánh chim bé nhỏ chao nghiêng như không chịu được sức nặng của bóng chiều.

+ Nghệ thuật đối lập: bầu trời bao la, hùng vĩ với cánh chim nhỏ bé nhấn mạnh nỗi cô đơn trong lòng người.

– 2 câu cuối: “Lòng quê dợn…nhà”

+ Gợi nhớ đến thơ Thôi Hiệu đời đường: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn/Trên trông khói sóng cho buồn lòng ai?”.

+ Thôi Hiệu nhìn khói mà nhớ quê, còn Huy Cận không cần có khói sóng, tức là không có cái gợi nhớ mà vẫn nhớ quê. Nỗi buồn nhớ quê da diết của nhà thơ.

+ Nỗi buồn của thế hệ thanh niên tri thức trong những năm tháng mất nước phải sống trong cảnh không nhà ngột ngạt của chế độ thuộc địa.

Kết bài “Tràng giang” khổ 3, 4

– Tóm lược lại nội dung tác phẩm “Tràng giang”.

– Rút ra bài học kinh nghiệm quý báu.

Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích khổ 3 4 “Tràng giang”

Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích khổ 3 4 “Tràng giang” đã được chọn lọc cẩn thận. Hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quá trình học tập và phân tích.

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn nêu lên những đặc sắc nghệ thuật trong khổ 3 “Tràng giang”

Huy Cận lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thì người lại có thể đúc thành bao châu ngọc. “Tràng Giang” cũng chính là đứa con tinh thần minh chứng cho những vần thơ tinh tế ấy. Đặc biệt là khổ 3 trong tác phẩm.

Bằng cách sử dụng những hình ảnh “bèo dạt…hàng”, nhà thơ một lần nữa tô đậm sự lênh đênh, phiêu bạt vô định của con người như hình ảnh “củi một cành khô” ở khổ đầu tiên. Một loạt các phủ định: “không một chuyến đò ngang”, “không cầu” được Huy Cận đưa vào bài thơ đã tạo nên không gian cảnh vật không có sự giao hòa, sự sống thân mật, ấm cúng giữa con người với con người. Ở sông thì có đó hoặc cầu để nối kết nhưng ở đây không có lấy bất kì sự giao thoa nào giữa con người với nhau.

Cuối khổ, Huy Cận kết thúc bằng một hình ảnh “bờ xanh…vàng. Cái tôi cô đơn, trống vắng, khát khao những dấu hiệu của sự sống, khát khao có được sự đồng cảm, hòa hợp giữa con người với con người càng được thể hiện rõ nét hơn qua cách sử dụng từ láy “lặng lẽ” ở ngay đầu câu.

Phải là một người có kinh nghiệm trải đời sâu sắc, học rộng hiểu sâu, đồng cảm với số phận con người thì Huy Cận mới có thể viết lên những vần thơ lay động lòng người đến vậy.

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của anh chị về khổ 3 bài “Tràng giang”

Hình ảnh thơ Huy Cận thường không sắc sảo, gây ấn tượng mạnh mà thâm trầm, khơi gợi như len nhẹ, như ngấm sâu vào tâm hồn và trí tuệ người đọc. Những bức tranh thiên nhiên trong thơ Huy Cận thường rất ít đường nét, giản ước theo bút pháp cổ điển và gợi nhiều hơn tả. Đến với khổ 3 bài “Tràng giang” ta sẽ càng cảm nhận rõ nét hơn bức tranh mà ông gửi gắm vào từng con chữ.

Ngay từ đầu nhan đề tác phẩm là “Tràng giang”, “tràng” tức là dài, “giang” nghĩa là sông. Chúng gợi cho người đọc một không khí cổ kính, trang trọng, hơn nữa âm hưởng của điệp vần “ang” gợi cho người đọc cảm nhận được cái dư âm vang xa trầm buồn. “Tràng giang” còn gợi lên hình ảnh một con sông không những dài mà còn rộng mênh mang, dàn trải tứ chiều.

Hình ảnh “cánh bèo dạt” là hình ảnh ẩn dụ gợi nên ấn tượng về kiếp người nhỏ bé trôi dạt lênh đênh trên dòng đời vô định. Nhà thơ một lần nữa tô đậm sự lênh đênh, phiêu bạt vô định của con người như hình ảnh “củi một cành khô” ở khổ đầu tiên.

Một loạt các phủ định: “không một chuyến đò ngang”, “không cầu” được Huy Cận đưa vào bài thơ đã tạo nên không gian cảnh vật không có sự giao hòa, sự sống thân mật, ấm cúng giữa con người với con người. Ở sông thì có đó hoặc cầu để nối kết nhưng ở đây không có lấy bất kì sự giao thoa nào giữa con người với nhau.

Vì thế nỗi buồn của bài thơ này không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước trời rộng, sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời. Có thể nói thiên nhiên, quê hương đất nước là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ Huy Cận. Trước sự rộng lớn của thiên nhiên, con người trở nên thật bé nhỏ và cô đơn. Đó cũng là tâm trạng của người thi sĩ trong những năm tháng kháng chiến đi qua.

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn nêu lên nội dung khổ 4 bài “Tràng giang”

Có lẽ khổ 4 của bài “Tràng giang” là khổ thơ mà nhiều độc giả cảm nhận được rõ tấm lòng của nhà họa sĩ kiêm thi sĩ Huy Cận nhất. Chúng khơi gợi như len nhẹ, như ngấm sâu vào tâm hồn và trí tuệ người đọc.

Khổ thơ hài hòa chất cổ điện hiện đại. Đến với câu đầu tiên “Lớp lớp…núi bạc”, gợi những đám mây trắng hết lớp này đến lớp khác như những bút bông trắng nở ra trên trời thu, được ánh nắng chiều phản chiếu lấp lánh như những núi bạc.

Nhà thơ đã vẽ lên một khung cảnh nền trời bao la “chim nghiêng cánh nhỏ…sa”, xuất hiện một cánh chim bé nhỏ chao nghiêng như không chịu được sức nặng của bóng chiều. Tác giả sử dụng tinh tế và khéo léo nghệ thuật đối lập bầu trời bao la, hùng vĩ với cánh chim nhỏ bé nhấn mạnh nỗi cô đơn trong lòng người.

Hai câu thơ cuối gợi nhớ đến thơ Thôi Hiệu đời đường: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn/Trên trông khói sóng cho buồn lòng ai?” Thôi Hiệu nhìn khói mà nhớ quê, còn Huy Cận không cần có khói sóng, tức là không có cái gợi nhớ mà vẫn nhớ quê. Nỗi buồn nhớ quê da diết của nhà thơ. Nỗi buồn ấy là nỗi buồn của thế hệ thanh niên tri thức trong những năm tháng mất nước, phải sống trong cảnh không nhà ngột ngạt của chế độ thuộc địa.

Có lẽ phải là một người có kinh nghiệm trải đời sâu sắc, học rộng hiểu sâu, đồng cảm với số phận con người thì Huy Cận mới có thể viết lên những vần thơ lay động lòng người đến vậy. Trước sự rộng lớn của thiên nhiên, con người trở nên thật bé nhỏ và cô đơn. “Tràng giang” sẽ mãi là đứa con tinh thần sáng lạn trong sự nghiệp thơ văn của nhà thơ Huy Cận nay và mãi sau này.

Trên đây là toàn bộ các bài phân tích mẫu cho đề bài phân tích khổ 3, 4 “Tràng giang”. Qua những bài văn, đoạn văn, cảm nhận phía trên, hi vọng các bạn có thể tham khảo và học tập tốt hơn trên trường.

Xem thêm: Phân tích khổ thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá” – nhà thơ Huy Cận

Phân Tích, Văn Học -