Phân tích hành động đốt đền của Ngô Tử Văn đầy đủ, hay nhất
Qua bài văn phân tích hành động đốt đền của Ngô Tử Văn giúp các bạn trẻ khối 10 có thêm những kinh nghiệm học tập để củng cố tri thức, biết cách trình bày và hướng xử lý vấn đề. Từ đó dễ dàng viết nên một bài văn nghị luận tốt và đủ ý.
Nội dung bài viết
- 1 Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích hành động đốt đền của Ngô Tử Văn
- 2 Soạn bài các câu hỏi ôn tập và gợi ý trả lời
- 2.1 Câu hỏi 1: Chi tiết Ngô Tử Văn tắm gội sạch sẽ khấn trời thể hiện điều gì?
- 2.2 Câu hỏi 2: Trước khi đốt đền Tử Văn đã làm gì?
- 2.3 Câu hỏi 3: Vì sao Ngô Tử Văn lại đốt đền?
- 2.4 Câu hỏi 4: Hậu quả sau khi đốt đền của Ngô Tử Văn là gì?
- 2.5 Câu hỏi 5: Sau khi đốt đền Ngô Tử Văn gặp những ai?
- 2.6 Câu hỏi 6: Viết đoạn văn ngắn về ý nghĩa của việc đốt đền của Ngô Tử Văn
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích hành động đốt đền của Ngô Tử Văn
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận của em về việc Tử Văn đốt đền
Nguyễn Dữ là một trong những cây bút đương đại tiêu biểu của văn học Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm để đời nhưng trong đó không thể nhắc tới “Truyền kỳ mạn lục”. Câu chuyện kể về chính sự đền Tản Viên nói rằng Ngô Tử Văn là con người rất mạnh mẽ và nóng tính nên gặp việc gì bất bình thì không thể nào chịu đựng được. Ở làng Tử Văn sinh sống trước đây có một cái đền nhỏ, nhưng nay đã trở thành ngôi đền có hồn của kẻ chống ngoại xâm chết gần đó làm yêu quái trong dân gian.
Trước việc khu đền đã xuống cấp và yêu quái có thể gây hoạ cho người dân, “Tử Văn vô cùng giận dữ, một ngày tắm gội chay sạch, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. Khi Ngô Tử Văn đốt đền thì hành động hết sức dứt khoát, kiên quyết và can đảm, sẵn sàng làm những điều mình nghĩ là đúng đắn để trừ hại cho dân. Vì thế nên hành động của Tử Văn là đáng được khen ngợi và ghi nhớ. Sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn bị ốm nặng đến mức “thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành về phía đông”.
Đến đấy, anh bị kết tội là “Kẻ kia là một người cư sĩ, trung thần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên hoàng thiên cho được huyết thực ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?”. Anh còn tỏ ra mình là một người có khí phách khi đứng trước công đường, chiến đấu vì lẽ phải, khiến cho tên tướng giặc bị nhận lấy hậu quả thích đáng. Qua cuộc chiến ấy và việc Tử Văn được thăng chức Phán sự, tác giả muốn chứng minh rằng sẽ có nhiều con người, những ông quan trung thực và ngay thẳng như Ngô Tử Văn dũng cảm đứng dậy chống lại cái tốt, cái xấu mang lại bình yên cho nhân dân.
Nhân vật Ngô Tử Văn là người tiêu biểu cho lớp quan lại ở xã hội phong kiến ngày xưa với cá tính mạnh cùng nhân cách cao cả. Họ dám đứng dậy, sẵn sàng đối đầu với kẻ xấu xa nhằm giải oan cho nhân dân, để đấu tranh vì cái ác. Đồng thời tác phẩm thể hiện niềm tin vào công bằng và lẽ phải. Tác phẩm của Nguyễn Dữ cũng phản ánh xã hội xưa với đầy rẫy sự dối trá, lừa lọc, tham nhũng.
Đề bài: Hình ảnh ngọn lửa đốt đền của tử văn gợi cho anh/ chị cảm nhận và suy nghĩ như thế nào?
Nguyễn Dữ, tác giả của nhiều tác phẩm có tiếng tăm trong nền văn học Việt Nam mà trong đó phải kể đến “Truyền kỳ mạn lục” được coi là “Thiên cổ kỳ bút” với hơn 20 câu chuyện kỳ ảo được Nguyễn Dữ thu thập khắp nhân gian kể lại. Câu chuyện kể về nhân vật chính là một chàng trai họ Ngô, tên Soạn, tự là Tử Văn. Anh thấy bất bình về ngôi đền bỏ hoang trong làng bị âm hồn của một tên giặc chết gần đó chiếm giữ, trở thành yêu quái, gây hại dân làng nên đã “tắm gội chay sạch, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”.
Ngọn lửa của Ngô Tử Văn là ngọn lửa minh chứng cho sự chiến đấu vì lẽ phải cho người dân trong làng. Thể hiện Ngô Tử Văn là người chính trực, khẳng khái, dám chiến đấu với những thế lực được coi là thần thánh, thần linh – một thế lực cao cả mà người xưa hết mực tôn thờ và kính trọng. Kể cả khi bị Diêm Vương hỏi tội, anh cũng rất khí phách để giành lấy công đạo.
Sau khi được minh oan, Ngô Tử Văn được trở về nhà và được giao trọng trách làm Phán sự. Chi tiết này thể hiện hành động của chàng là đúng đắn, chính nghĩa, đấu tranh để giành lấy công lý. Củng cố niềm tin của tác giả đến với người đọc về một niềm tin chính nghĩa chắc chắn sẽ thắng được gian ác.
Thông qua tác phẩm, Nguyễn Dữ đã thiết lập hình tượng Ngô Tử Văn là người tiêu biểu cho tầng lớp tri thức của nước ta thời bấy giờ, những con người sẵn sàng đứng lên chống lại cái ác, đem lại bình yên cho nhân dân. Đồng thời, tác giả cũng muốn phản ánh xã hội lúc bấy giờ đầy dối trá, tham nhũng, cái ác hoành hành khắp nơi nhưng vẫn sẽ có những người như Ngô Tử Văn sẽ là người giúp nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than.
Soạn bài các câu hỏi ôn tập và gợi ý trả lời
Câu hỏi 1: Chi tiết Ngô Tử Văn tắm gội sạch sẽ khấn trời thể hiện điều gì?
Trước sự quấy phá của âm hồn tên giặc chết gần đó, Ngô Tử Văn đã đưa ra quyết định sẽ đốt ngôi đền, một việc được người đời xem là báng bổ thần linh, khinh thường thần thánh. Nhưng trước khi làm chuyện đó, Ngô Tử Văn tắm gội sạch sẽ khấn trời. Chi tiết này cho thấy chàng coi trọng thần linh, chàng đốt đền chỉ để loại bỏ thứ ô uế đang trú ngụ trong ngôi đền, đem lại bình yên cho dân làng.
Hành động tắm gội sạch sẽ khấn trời cũng như một nghi thức thông báo với thần linh việc mình sắp làm là loại trừ yêu quái đang làm hại nhân dân. Việc này là vì nhân dân chứ không phải vì nỗi sợ của chàng nên đây là điều có thể chấp nhận được.
Câu hỏi 2: Trước khi đốt đền Tử Văn đã làm gì?
Trước khi tiến hành đốt đền, Ngô Tử Văn tắm gội chay sạch sẽ, khấn trời rồi nổi lửa thiêu đền. Hành động dứt khoát, táo bạo của Ngô Tử Văn cho thấy chàng là một người tốt, thẳng thắn, sẵn sàng đứng lên trừ gian diệt bạo giúp đỡ dân lành dù cho có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa.
Câu hỏi 3: Vì sao Ngô Tử Văn lại đốt đền?
Làng của Ngô Tử Văn năm đó có một ngôi đền bị bỏ hoang. Lâu dần có âm hồn của một tên giặc ngoại xâm chết gần đó chiếm lấy làm nơi trú ngụ. Hắn là yêu quái chuyên làm hại người dân trong làng. Vì quá tức giận, Ngô Tử Văn đã quyết định ra tay đốt đền, trừng trị tên độc ác
Câu hỏi 4: Hậu quả sau khi đốt đền của Ngô Tử Văn là gì?
Chuyện Ngô Tử Văn đốt đền đã đến tai Diêm Vương. Sau khi thực hiện việc đốt đền, chàng bị ốm nặng rồi “thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành về phía đông”. Tại đây, chàng đã có một cuộc tranh luận, từng bước từng bước dùng những lí lẽ của mình ép tên giặc cầm đầu phải nhận tội.
Câu hỏi 5: Sau khi đốt đền Ngô Tử Văn gặp những ai?
Sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn gặp tên tướng giặc tự xưng là cư sĩ phương Bắc. Hắn đến để đòi dựng lại ngôi đền. Vị Thổ Công đã bị tên tướng giặc cướp đền đến để cảnh báo cho Tử Văn, quỷ sứ, quỷ Dạ Xoa, Diêm Vương,…
Câu hỏi 6: Viết đoạn văn ngắn về ý nghĩa của việc đốt đền của Ngô Tử Văn
Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ đã vạch trần bộ mặt của những kẻ gian tà lúc bấy giờ. Và hình ảnh ngọn lửa đốt đền của Ngô Tử Văn như một ngọn lửa thiêu cháy hết tất cả những cái đen tối đấy và cũng là niềm tin của chân thành nhất mà nhất định sẽ chiến thắng kẻ thù.
Bằng việc chống lại cái ác việc vào đền thờ Tản Viên đã thể hiện chiến công của anh trong cuộc chiến chống lại bọn gian ác xảo quyệt. Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn khẳng định anh là người dũng cảm, thông minh và sẵn sàng chiến đấu vì công lý. Chiến thắng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, Ngô Tử Văn đã khẳng định bản lĩnh ngay thẳng của mình và thể hiện dũng khí của một kẻ sĩ cứng cỏi, dám đứng lên bảo vệ lẽ phải đến cùng.
Đồng thời, anh cũng khẳng định lại niềm tin của mình vào đấu tranh. Chiến thắng của chính nghĩa, khẳng định niềm kiêu hãnh và tự tôn dân tộc, chiến thắng giặc ngoại xâm và cái ác.
Bài viết trên là các bài mẫu phân tích hành động đốt đền của Ngô Tử Văn đã được chúng tôi tổng hợp, chọn lọc. Chúc các bạn học sinh học tập tốt nhé.
Xem thêm: Phân tích khổ cuối “Viếng lăng Bác” – tác giả Viễn Phương
Phân Tích, Văn Học -Phân tích khổ cuối “Viếng lăng Bác” – tác giả Viễn Phương
Phân tích khổ 2 “Đất nước” – tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật
Phân tích “Sang thu” ngắn nhất, chi tiết nhất của nhà thơ Hữu Thỉnh
Phân tích sự tha hóa của Chí Phèo – truyện ngắn của tác giả Nam Cao
Phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa đông – “Vợ chồng A Phủ”
Phân tích bài “Làng” lớp 9 – nhà văn Kim Lân dễ hiểu nhất