Phân tích đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi hay và chi tiết
Phân tích “Bình Ngô đại cáo” là đề bài quen thuộc, thường được thầy cô lựa chọn trong chương trình thi ở bậc giáo dục THPT. Dưới đây là tổng hợp các mẫu Phân tích đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo”. Vậy mời các bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn, ngày càng học tốt môn Ngữ Văn ở trường hơn.
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo”
Dàn ý sẽ giúp các bạn chọn ra và sắp xếp những nội dung chính, các ý giúp ăn điểm trong bài phân tích. Dưới đây là dàn ý phân tích đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo”, các bạn hãy tham khảo và thực hành vào bài tập ở lớp nhé! Từ đó bạn đọc có thể tránh tình trạng bị trùng lặp, thiếu ý, lạc đề,…
Mở bài phân tích đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo”
– Khái quát sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi và hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”.
– Nêu vấn đề và dẫn trích đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo”.
Thân bài phân tích đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo”
– Nêu lên những phẩm chất tốt đẹp của người đứng đầu cuộc khởi nghĩa đó là nghĩa quân Lê Lợi.
+ Lòng căm thù giặc ngoại xâm sâu sắc, quyết không đội trời chung với kẻ thù, khẳng định quyền tự tôn dân tộc, tinh thần yêu dân yêu nước to lớn.
+ “Nếm mật nằm gai” chờ thời cơ để khởi nghĩa thể hiện tinh thần nhẫn nại, bền bỉ, kiên trì.
+ Khả năng nhìn xa trông rộng, coi trọng hiền tài của quân thù để thu phục và trọng dụng.
+ Tuy cuộc khởi nghĩa còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về mọi thứ nhưng lòng quyết tâm mãnh liệt chiến đấu với kẻ thù để đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi Đại Việt.
– Diễn biến của cuộc khởi nghĩa xảy ra.
+ Những khó khăn bước đầu của cuộc khởi nghĩa về nhân lực “tuấn kiệt như sao buổi sớm”, “nhân tài như lá mùa thu”, kho lương thực thì không đủ còn kẻ thù thì càng hung tàn nhưng với sự đồng lòng chung sức của quân ta đã áp đảo được quân thù.
+ Quân ta liên tiếp thu về những chiến thắng vang dội như trận Bồ Đằng, miền Trà Lân, Trần Trí, Sơn Thọ, Tây Kinh, Đông Đô… Chiến thắng vang dội khí thế của quân ta càng hăng, thừa thắng xông lên. Quân ta đã đánh đuổi được quân giặc chạy về nước.
+ Nhưng vì “nhân nghĩa” trước sự cầu xin cứu mạng của kẻ thù mà quân ta không truy đuổi giết tận.
+ Ta còn cho kẻ thù một con đường sống, cấp cho kẻ thù lương thực, nghìn cổ xe ngựa để họ trở về nước. Qua đó cho thấy tấm lòng nhân đạo của quân dân ta khiến cho quân thù cũng phải nể phục.
+ Bên cạnh đó là hình ảnh thất bại thảm hại của quân giặc “phải bêu đầu”, “đành bỏ mạng”, “nín thở thoát thân”, “hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng”… Trái ngược lại hoàn toàn với những hình ảnh trước khi cuộc khởi nghĩa diễn ra là hung hăng, bạo tàn.
Kết bài phân tích đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo”
– Khái quát tóm tắt nội dung đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo”.
+ Là bản hùng ca, tái hiện lại chiến thắng vang dội của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
– Liên hệ mở rộng bản thân.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo”
Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo” đã được chuẩn bị và biên soạn đầy đủ. Các bạn cùng tham khảo nhé!
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo”
“Bình Ngô đại cáo” là một tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Trãi. Bài cáo như một áng văn thiên cổ tuyên ngôn độc lập của nước Đại Việt ta. Đặc biệt là ở đoạn 3 của bài cáo ca ngợi chiến thắng lẫy lừng của quân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với những trận đánh oai hùng đi vào lịch sử dân tộc.
Đầu tiên tác giả đã nêu lên nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đó là người anh hùng Lê Lợi. Qua cách miêu tả của tác giả, Lê Lợi là người anh hùng có tấm lòng yêu dân yêu nước, quyết không đội trời chung với kẻ thù. Ông căm ghét phẫn nộ trước hành động xâm lược của kẻ thù, luôn đặt lòng tự tôn dân tộc lên hàng đầu.
Vì sao nói Lê Lợi là nhân tố chủ đạo cho cuộc khởi nghĩa này? Vì ông đã không ngại “nằm gai nếm mật”, quên ăn, quên ngủ, ngày đêm trằn trọc suy nghĩ để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Hình ảnh thơ thể hiện tinh thần bền bỉ, kiên nhẫn cao độ, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi Việt.
Mặc dù vậy, nhưng quân ta so với quân địch còn chênh lệch, khó khăn về nhiều mặt. Nhân tài, hào kiệt thì thưa thớt “tuấn kiệt…mùa thu”. Lương thực thì thiếu thốn, so với quân địch thì quân ta hoàn toàn bị áp đảo.
Tuy bước đầu quân ta với nhiều khó khăn, thiếu thốn là thế nhưng bằng sự đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm chiến đấu với kẻ thù để giành lại giang sơn, gấm vóc. Tác giả đã nêu ra một chân lý bất biến, cốt yếu để mang lại thắng lợi cho quân dân ta.
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Và rồi chiến thắng ở trận đánh đầu tiên đã đến đó là trận Bồ Đằng “sấm chớp giật”, miền Trà Lân “trúc chẻ tro bay”. Với thắng lợi đầu tiên quân ta bừng bừng khí thế. Toàn dân tộc thừa thắng xông lên và liên tiếp thắng lợi ở các trận đánh như Đông Đô, Tây Kinh…
Bên cạnh khí thế dũng mãnh, oai hùng của quân ta, đó là những hình ảnh thất bại thảm hại của kẻ thù “phải bêu đầu”, “đành bỏ mạng”, “nín thở cầu thoát thân”… Trái biệt hoàn toàn với hình ảnh hung bạo, ngang tàng trước cuộc khởi nghĩa. Cuộc chiến diễn ra càng ngày càng khốc liệt trước khí thế bừng bừng của quân ta khiến kẻ thù phải khiếp sợ đầu hàng, xin tha mạng.
Chẳng phải quân ta đem “đại nghĩa”, “chí nhân” để đánh bại kẻ thù sao? Khi đã đánh bại được quân thù nhưng quân ta không truy cùng giết tận. Chúng ta lấy “nhân nghĩa” làm cốt yếu mở một con đường sống cho kẻ thù. Không những thế, nghĩa quân còn cấp hàng nghìn cổ xe ngựa cho quân thù để có phương tiện trở về nước. Đến đây cảm thấy thật tự hào làm sao, cốt cách nhân nghĩa của quân dân ta khiến cho kẻ thù phải nể phục vô cùng.
Ở đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo” như tái hiện tại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Qua ngòi bút của Nguyễn Trãi trận chiến vô cùng chân thật và hào hùng. Từ đó càng làm cho thế hệ sau tự hào hơn về những phẩm chất cao đẹp của những anh hùng khi xưa.
Đề bài: Viết đoạn văn “Đại cáo Bình Ngô” – phần 3 4
Nếu ở phần đầu là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của kẻ thù thì ở phần 3 và 4 “Đại cáo Bình Ngô” là diễn biến khốc liệt của cuộc khởi nghĩa. Trận chiến đã mang lại chiến thắng vang lừng cho quân dân ta và lời tuyên bố độc lập dân tộc.
Ở đầu đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã cho thấy những phẩm chất cao đẹp của nghĩa quân Lam Sơn – Lê Lợi. Ông là nhân tố chủ đạo cho cuộc khởi nghĩa này. Ở ông mang một tấm lòng yêu nước thương dân, thề không đội trời chung với kẻ thù, đầy lòng tự tôn dân tộc sâu sắc.
Mặc dù cuộc khởi nghĩa bước đầu còn có nhiều khó khăn, thiếu thốn về yếu tố con người, lương thực… Nhưng với sự quyết tâm đồng lòng của quân dân ta và tài thao lược quân sự của nghĩa quân đã đem lại chiến thắng vang dội, oanh liệt liên tiếp cho quân dân ta ở các trận đánh Bồ Đằng, Trà Lân, Sơn Thọ, Chi Lăng, Đông Đô, Tây Kinh…
Khí thế bừng bừng của quân dân ta khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ và nhận lấy những thất bại thảm hại ê chề “phải bêu đầu”, “đành bỏ mạng”…một số thì van xin tha mạng, bỏ chạy về nước… Trái lại với hình ảnh bạo ngược, hung tàn trước đó. Vì lấy “nhân nghĩa” là cốt yếu nên quân dân ta đã cho kẻ thù một con đường sống. Quân dân ta đã cấp lương thực, cổ xe ngựa… để cho kẻ thù được trở về nước. Câu thơ đã thể hiện một tấm lòng hào kiệt, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn.
Cuộc khởi nghĩa đã chiến thắng vang dội đem lại sự vui mừng khôn xiết của toàn quân dân. Khi đã đánh đuổi được bọn xâm lăng cướp nước, đất nước như mở ra một kỷ nguyên mới. Từ đây xã tắc sẽ được vững bền, nhân dân sẽ có cuộc sống thái bình, yên vui. Ở đoạn 4 qua ngòi bút của tác giả như một lời tuyên ngôn độc lập dân tộc, khẳng định vị thế vững mạnh của dân tộc.
Tác giả cũng đã không quên nhắc đến tổ tiên, ông cha thời xưa. Cũng nhờ kinh nghiệm, sự giúp đỡ của họ mà mới có chiến thắng ngày hôm nay. Đoạn thơ cho thấy tấm lòng biết ơn nguồn cội của tác giả. Với giọng văn hùng hồn, đanh thép, lời tuyên ngôn độc lập của tác giả gợi ra một cuộc sống mới, một đất nước mới không còn bóng giặc ngoại xâm. Tạo nên hình ảnh một đất nước sẽ phát triển bền vững và ở đó nhân dân luôn được sống ấm no, hạnh phúc.
Đề bài: Viết đoạn văn nghệ thuật đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo”
Ở đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã sử dụng nghệ thuật so sánh, tương phản để thể hiện sự đối lập chênh lệch của quân dân ta so với quân địch. Quân ta thì nhân tài thưa thớt, lương thực thì thiếu thốn còn quân thù thì hung hăng, tàn bạo, ngang tàn, hống hách.
Nghệ thuật liệt kê cũng được tác giả vận dụng nhiều ở trong bài cáo. Nguyễn Trãi đã liệt kê hàng loạt chiến thắng vang dội ở các trận đánh như Bồ Đằng, Trà Lân, Sơn Thọ, Chi Lăng, Đông Đô, Tây Kinh… Biện pháp nghệ thuật này giúp nhấn mạnh chiến công vẻ vang, hiển hách của dân tộc.
Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng nghệ thuật cường điệu, phóng đại. Qua đó cho thấy hình ảnh thất bại thảm hại của quân thù. Những hình ảnh có tính ghê sợ để lột tả hết được nỗi thất bại ê chề, nhục nhã của quân giặc.
Trên đây là bài viết phân tích đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo”, dàn ý phân tích đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo”... Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn phần nào trong quá trình học tập trên lớp. Chúc các bạn học tốt!
Xem thêm: Phân tích “Thu hứng” (Cảm xúc mùa thu) – Đỗ Phủ đầy đủ và đặc sắc nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích “Thu hứng” (Cảm xúc mùa thu) – Đỗ Phủ đầy đủ và đặc sắc nhất
Phân tích bức tranh thiên nhiên “Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi chi tiết
Phân tích bài “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài ngắn gọn và đặc sắc nhất
Phân tích 6 câu đầu “Bài ca ngất ngưởng” – Nguyễn Công Trứ hay nhất
Phân tích “Đất nước” đoạn 1 của Nguyễn Đình Thi hay và ý nghĩa
Phân tích cảnh đợi tàu của “Hai đứa trẻ” tác giả Thạch Lam hay và ý nghĩa
Phân tích bài thơ “Thương vợ” ngắn gọn và hay nhất