Phân tích đoạn 1 “Việt Bắc” của tác giả Tố Hữu ngắn gọn và hay nhất
Phân tích đoạn 1 “Việt Bắc” của Tố Hữu để các bạn hiểu hơn về tình quân dân, tình đồng bào sâu sắc giữa cán bộ hoạt động cách mạng và đồng bào Việt Bắc. Các bạn cùng tham khảo bài phân tích dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích đoạn 1 “Việt Bắc”
Các bạn nên tham khảo dàn ý phân tích đoạn 1 “Việt Bắc” trước khi đi vào phân tích đoạn 1 “Việt Bắc” nhé!
Mở bài phân tích đoạn 1 “Việt Bắc”
– Khái quát giới thiệu đôi nét về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.
– Nêu nội dung tác phẩm và dẫn trích đoạn 1 “Việt Bắc”.
Thân bài phân tích đoạn 1 “Việt Bắc”
– Buổi chia tay đầy cảm xúc, tâm trạng nuối tiếc, bịn rịn giữa người ra đi và người ở lại.
+ Câu thơ “Mình về mình có nhớ ta?” được nhà thơ nhắc lại liên tục hai lần thể hiện tình cảm gắn bó, mật thiết nên đến lúc chia tay mang nỗi luyến lưu, không muốn xa rời.
+ Vận dụng cách xưng hô ngọt ngào, thân mật “mình – ta” thể hiện tình cảm yêu thương sâu đậm, gắn bó bền chặt.
+ Nhà thơ sử dụng những tính từ miêu tả cảm xúc “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” thể hiện tâm trạng lưu luyến, bịn rịn trong buổi chia tay của cán bộ cách mạng với người dân Việt Bắc.
– Lời nhắn nhủ của người ở lại về những kỉ niệm thân thương đã từng trải qua trong những ngày cán bộ cách mạng lưu trú ở đây.
+ Lời nhắn nhủ nhớ về thiên nhiên, khí hậu núi rừng Việt Bắc “mưa nguồn suối lũ”, “rừng núi”, “núi non”, “mây mù”, “trám bùi”, “măng mai”.
+ Lời nhắn nhủ nhớ về những bữa cơm đạm bạc, giản dị “miếng cơm chấm muối” nhưng lại vô cùng “đậm đà lòng son”.
+ Nhớ về những địa danh, nơi các cán bộ hoạt động cách mạng “kháng Nhật”, “Việt Minh”, “Tân Trào”, “Hồng Thái”.
+ Tác giả tiếp tục sử dụng cách gọi “mình” như lời tâm sự thủ thỉ, chân thành thể hiện tình cảm thân thuộc, gần gũi.
Kết bài phân tích đoạn 1 “Việt Bắc”
– Khái quát tóm tắt nội dung đoạn 1 “Việt Bắc”.
– Liên hệ mở rộng bản thân.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích đoạn 1 “Việt Bắc”
Dưới đây là bài tổng hợp một số dạng đề văn phân tích đoạn 1 “Việt Bắc”, hy vọng các bạn sẽ vận dụng và thực hành vào bài tập trên lớp. Các bạn cùng tham khảo nhé!
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận 8 câu thơ đầu bài “Việt Bắc”
Tác phẩm “Việt Bắc” của Tố Hữu mang đậm phong cách thơ Cách mạng Việt Nam. Ở 8 câu đầu của bài thơ tác giả đã miêu tả chi tiết hình ảnh của người cán bộ cách mạng và người dân vùng đồng bào Việt Bắc trước buổi chia tay thấm đẫm nghĩa tình.
Xuất hiện ở những câu thơ đầu là lời nhắn của người dân Việt Bắc đối với cán bộ cách mạng trong buổi chia xa. Tác giả đã sử dụng liên tục câu thơ “Mình về mình có nhớ ta?” đến hai lần kết hợp với cách xưng hô “mình – ta”. Câu thơ thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn, thân thuộc, gần gũi. Người ở lại gợi nhắc cho người ra đi “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” những kỉ niệm vui buồn có nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi đã từng trải qua. Nhưng cũng băn khoăn không biết liệu người ra đi về miền xuôi rồi có còn nhớ những kỷ niệm ấy không?
Câu thơ như là lời mong muốn cán bộ về xuôi rồi đừng quên tình cảm mà người dân Việt Bắc dành cho các anh. Dặn dò các anh nhìn thấy cây thì nhớ núi rừng Việt Bắc, nhìn thấy sông thì nhớ suối nguồn nơi đây. Những câu hỏi cộng với những lời nhắn nhủ, dặn dò của người ở lại cho thấy tình cảm mà họ dành cho người ra đi rất thâm tình, sâu nặng.
Nỗi lòng của người ra đi được tác giả bộc lộ trong bốn câu thơ tiếp theo mang một tâm trạng khó tả. Nhà thơ dùng những tính từ như “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” để diễn tả tâm trạng của người cán bộ trong buổi chia tay. Câu thơ cho ta thấy nỗi niềm lưu luyến, thổn thức trong lòng của người ra đi. Dường như tình cảm gắn bó đã quá lâu với đồng bào Việt Bắc nên khi chia tay nỗi niềm ấy bâng khuâng làm sao. Để rồi cầm tay nhau mà không biết phải nói gì. Có lẽ cảm xúc trong lòng cán bộ đã dâng trào. Những kỷ niệm ùa về khiến cho người ra đi nghẹn lại không biết nói lời gì. Họ chỉ biết cầm tay nhau chào tạm biệt qua hơi ấm của đôi bàn tay người lính.
Thật sự qua 8 câu thơ đầu của bài thơ “Việt Bắc” qua ngòi bút miêu tả của Tố Hữu người đọc cảm nhận được tình cảm ân tình, gắn bó sâu nặng của người đồng bào Việt Bắc dành cho cán bộ hoạt động cách mạng. Đó quả là một tình cảm chân thành, đáng trân trọng và ghi lòng tạc dạ.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích “Việt Bắc” 8 câu đầu
Cuộc kháng chiến chống Pháp đã để lại cho dân tộc ta biết bao nỗi mất mát đau thương. Nhưng tình quân dân, tình đồng bào luôn là phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta. Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu đã thể hiện rõ vẻ đẹp phẩm chất ấy đặc biệt ở 8 câu thơ đầu tác giả đã đồng thời miêu tả sâu sắc hai tâm trạng của người ra đi và người ở lại.
Đầu tiên là tâm trạng của người ở lại được nhà thơ khắc họa qua 4 câu thơ đầu. Tác giả dùng cách xưng hô mang âm hưởng dân gian về ca dao, tình yêu “mình – ta” thể hiện tình cảm thân thiết, gắn bó nghĩa tình, thuỷ chung, son sắt như tình cảm tình yêu đôi lứa. Câu hỏi “Mình về mình có nhớ ta?” được nhắc lại hai lần. Câu thơ như lời dặn dò, nhắn nhủ của người ở lại dành cho người ra đi. Mang ý nghĩa rằng hãy luôn nhớ về tình cảm ân tình, gắn bó “mười lăm năm” “thiết tha mặn nồng”. Hãy nhớ về những kỷ niệm lúc vui buồn, lúc chia ngọt sẻ bùi có nhau.
Không những thế, người ở lại còn dặn dò người ra đi trở về miền xuôi rồi thì thấy cây hãy nhớ đến núi rừng Việt Bắc. Cũng như thấy sông thì người ra đi hãy nhớ đến suối nguồn nơi đây. Tất cả những điều này cho thấy tình cảm đồng bào dành cho các cán bộ hoạt động cách mạng dạt dào đong đầy, một tình cảm đầy ân tình lớn lao.
Nếu như ở bốn câu thơ đầu là nỗi lòng của người ở lại thì bốn câu thơ tiếp theo là nỗi lòng khó tả không nên lời của người ra đi. Đó là một nỗi buồn lưu luyến, bịn rịn được tác giả thể hiện qua các từ láy “bâng khuâng”, “tha thiết”, “bồn chồn”. Tác giả dùng hình ảnh “áo chàm” biểu trưng cho người đồng bào Việt Bắc giản dị, chân chất mà đậm tình nghĩa. Cảm xúc của người ra đi lúc này là tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng, không muốn chia xa. Ở câu thơ tiếp, người ở lại không biết nói gì nên lời chỉ dùng hơi ấm của bàn tay của mình thể hiện nỗi lòng lưu luyến bằng cái cầm tay nhau.
Qua đó cho thấy tình cảm thật đẹp giữa đồng bào Việt Bắc và người cán bộ cách mạng. Có lẽ họ ở chiến khu Việt Bắc đủ lâu mới có một tình cảm gắn bó mật thiết đến vậy, tình cảm ở đây còn là tình đồng bào, tình dân tộc.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích đoạn 1 “Việt Bắc” học sinh giỏi
Bài thơ “Việt Bắc” được Tố Hữu sáng tác trong giai đoạn dấu mốc lịch sử quan trọng. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh khi đất nước ta giành được chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Lúc này cán bộ cách mạng phải rời chiến khu Việt Bắc để trở về thủ đô. Trong buổi chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn giữa người đồng bào Việt Bắc và cán bộ cách mạng là chất xúc tác để tạo nên tác phẩm “Việt Bắc”. Phân tích đoạn 1 “Việt Bắc” sẽ thấy rõ điều đó.
Ở bài thơ tác giả đã sử dụng cách xưng hô với cách gọi thân tình, mang âm hưởng dân gian ca dao về tình yêu lứa đôi “mình – ta”. Điều này cho thấy tình cảm đã đến mức sâu nặng, thân thiết sâu sắc. Câu hỏi thủ thỉ tâm tình “mình về mình có nhớ ta?” được nhắc lại đến hai lần. Dường như mười lăm năm các cán bộ đóng quân ở chiến khu Việt Bắc là thời gian đủ dài để các anh xem nơi này như một quê hương thứ hai của mình. Trải qua biết bao sóng gió, gian khổ của kháng chiến nơi đây, cùng sinh hoạt, cùng làm việc cùng tiếp xúc với đồng bào Việt Bắc đã làm cho tình cảm của họ trở nên thân thiết, gần gũi như người trong gia đình.
Để khi đến lúc phải chia tay, người ở lại thì nhắn nhủ với người ra đi rằng: Dù có đi đâu về đâu thì hãy nhớ đến nơi chiến khu Việt Bắc này. Hãy nhớ đến những kỷ niệm, những khó khăn cũng như vui buồn đã từng trải qua, nhìn cây thì hãy nhớ đến núi rừng Việt Bắc, nhìn sông thì hãy nhớ đến suối nguồn nơi chiến khu này. Đáp lại với nỗi lòng của người ở lại thì người ra đi lại mang một tâm trạng “bâng khuâng”, “bồn chồn”. Nỗi lòng ấy sâu đậm, không nói nên lời mà chỉ vang lên trong tâm trí những người lính.
Dường như cảm xúc trong lòng người ra đi lúc này rất bùi ngùi, lưu luyến. Tình cảm chất chứa quá nhiều nên không muốn phải chia xa nữa. Vậy nên người ra đi không biết phải nói gì. Những người lính chỉ thể hiện hành động qua cái cầm tay. Hành động “cầm tay” không biết nói gì của cán bộ cách mạng làm cho độc giả cũng cảm thấy lưu luyến, bịn rịn theo người ở lại.
Đến đây ta thấy tình cảm giữa người ở lại và người ra đi dành cho nhau quá lớn. Ở đây không còn là tình cảm riêng tư, cá nhân nữa mà là tình quân dân, tình đồng bào, tình dân tộc. Đó là những phẩm chất cao đẹp của dân tộc con người Việt Nam ta mà thế hệ sau cần giữ gìn và phát huy.
Trên đây là bài viết phân tích đoạn 1 “Việt Bắc”, dàn ý phân tích đoạn 1 “Việt Bắc”… đã được chuẩn bị đầy đủ và hay nhất, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập trên lớp. Chúc các bạn học tốt!
Xem thêm: Phân tích 2 câu thực bài “Tự tình” 2 của Hồ Xuân Hương hay và ý nghĩa
Phân Tích, Văn Học -Phân tích 2 câu thực bài “Tự tình” 2 của Hồ Xuân Hương hay và ý nghĩa
Phân tích đoạn 3 “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi hay và chi tiết
Phân tích “Thu hứng” (Cảm xúc mùa thu) – Đỗ Phủ đầy đủ và đặc sắc nhất
Phân tích bức tranh thiên nhiên “Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi chi tiết
Phân tích bài “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài ngắn gọn và đặc sắc nhất
Phân tích 6 câu đầu “Bài ca ngất ngưởng” – Nguyễn Công Trứ hay nhất
Phân tích “Đất nước” đoạn 1 của Nguyễn Đình Thi hay và ý nghĩa