Phân tích 8 câu đầu bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
Phân tích 8 câu đầu bài “Tình cảnh lẻ loi” là tâm tư sâu kín trong lòng người phụ nữ. Đọc ngay dàn ý và tổng hợp đề chi tiết trong bài!
Dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích 8 câu đầu bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Tác phẩm “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là một tác phẩm tiêu biểu trong chương trình giáo dục THPT, thường được thầy cô lựa chọn để làm đề thi. Vậy mời các bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn, ngày càng học tốt môn Ngữ Văn ở trường hơn.
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích 8 câu đầu bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
Để phân tích một tác phẩm thì việc lập dàn ý đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là dàn ý phân tích 8 câu đầu bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như chúng ta có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.
Mở bài 8 câu đầu “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
– Sơ lược về tác giả Đặng Trần Côn(cuộc đời của ông, những chủ đề được ông khai thác, … ).
– Tóm tắt sơ lược về tác phẩm “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (thời gian ra đời, nội dung của tác phẩm, … ).
Thân bài phân tích 8 câu đầu bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
– Căn phòng dần tối tăm, tĩnh mịch khi giờ đây chỉ còn mỗi người phụ nữ, ngày đêm khóc thương cho chồng.
– Sau bao ngày đợi chờ chồng kể từ lúc ra chiến trường, tưởng chừng như sẽ được gặp lại nhưng cảm giác là ngày ấy còn xa. Cảm xúc tiêu cực lúc này đây đã đè nặng lên người phụ nữ.
– Giọng thơ nhẹ nhàng, nhịp thơ chậm làm cho người đọc cảm nhận như đang hòa mình vào nhân vật trong truyện. Người vợ vì quá nhớ chồng mình mà cứ lặp đi lặp lại một hành động. Động từ “gieo” có lẽ là ý định của tác giả muốn thể hiện rằng dù người vợ rất mực thủy chung nhưng vẫn phải có người đàn ông khác.
– Bầu không khí trong đêm càng làm bước chân lạnh lẽo hơn. Nàng vẫn một mình ngóng trông người chồng của mình ngày qua ngày.
– Nhưng càng chờ đợi thì mọi thứ lại tệ đối với nàng, “chim thước” cũng đã rất lâu không ghé qua nhà để nàng có chút niềm tin.
– Nàng rất cần một người để an ủi, để cô giãi bày, vơi đi nỗi cô đơn trong lòng, thế nhưng chỉ có mỗi chiếc đèn ở đây.
– Lúc này đây nàng đã không còn ngôn từ nào để nói ra, nàng đang phải ở cùng với một món đồ vật vô tri, vô giác. Lòng nàng lúc này đây ửng đỏ như những đốm đỏ của hoa đèn => Người đọc càng thương cảm cho số phận của người phụ nữ.
Kết bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” 8 câu đầu
– Tổng kết lại những đặc sắc nghệ thuật nhà thơ đã sử dụng ở 8 câu đầu bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.
– Nêu suy nghĩ, nhận xét của bản thân về tác phẩm “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích 8 câu đầu bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
Hiện nay có rất nhiều có rất nhiều cách ra đề khác nhau trong các cuộc thi mà chúng ta đều có thể gặp qua. Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích 8 câu đầu bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận 8 câu đầu “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
Hình ảnh người chinh phụ tiễn chồng đi tòng quân đã được tái hiện lại ở 8 câu đầu của “Tình cảnh lẻ loi của người Chinh Phụ”. Nhà thơ Đoàn Thị Điểm đã làm sáng tỏ hình ảnh người vợ mang tâm trạng buồn rầu, cô đơn trong những ngày tháng xa chồng.
Hàng loạt các động từ “rủ”, “thác”, “dạo”, “gieo” được đưa vô bài thơ. Đây là dụng ý của tác giả để cho thấy sự đối nghịch trong tâm hồn của người phụ nữ với hành động thực tế. Người con gái phải chịu sự cô đơn, lẻ bóng giữa căn nhà hiu quạnh. Tác giả đã tận dụng ngoại cảnh để nói lên cảm xúc của nhân vật.
Hình ảnh “chim thước” là loài chim bay tít trên bầu trời. Người con gái lại phải mong chờ tin tức từ loài chim đó. Từ “chẳng” khẳng định sẽ chẳng có tin tức nào được truyền tới. Cuối cùng, người phụ nữ ấy chỉ còn mỗi duy nhất cây đèn để bầu bạn. Trong không gian tối tăm ấy, hình ảnh một đèn và một người thật là tối tăm, tẻ nhạt.
Nhưng đèn là chỉ là đồ vật, không thể tâm sự được gì với cô gái. Biết được điều đó nên nhân vật trữ tình cũng không buồn nói thêm gì. “Nói chẳng nên lời” là một lời nói đầy bất lực với hoàn cảnh hiện tại của bản thân.
Hình ảnh “hoa đèn” làm con người ta cảm giác tới sự lụi tàn, “cạn dầu” chính là hoàn cảnh của người phụ nữ ở thời điểm hiện tại, đợi chờ mòn mỏi. Mọi hành động dường như đã trở nên đứng yên, đồng cảm với nhân vật chính. Hình ảnh người phụ nữ chờ chồng ngồi cạnh ngọn đèn dầu thật bi thương.
Nỗi đau buồn, lo lắng, ngóng trông, bất lực, … như đan xen, dào dạt trong lời than vãn ở cuối bài và rồi dần nàng cũng đã chấp nhận số phận. Sự biến chuyển cảm xúc của cô từ việc thương chồng và rồi thương cho bản thân mình, ngóng chờ rồi trở nên vô vọng.
8 câu đầu bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là lời thương xót thay cho thân phận người đàn bà trong thời chiến và cảm thông với khát vọng hạnh phúc của họ. Tác giả đề cao tính nhân đạo, giá trị nhân văn sâu sắc ở tác phẩm.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lên nội dung 8 câu đầu “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ngắn gọn
Đoạn trích là bức tranh tâm trạng của người chinh phụ khi phải tiễn chồng ra chiến trận. Nỗi cô đơn cứ bao trùm lấy người phụ nữ đêm lẫn ngày. Dù đã tìm mọi cách nhưng nỗi cô đơn không có cách nào vơi đi.
Trong đêm tối đầy thanh tịnh chỉ có tiếng bước chân người phụ nữ. Nàng đang dạo bước nơi hiên vắng và mang trong mình tâm trạng buồn rầu. Mỗi nhịp bước là 1 nỗi nhớ mong, lo lắng. Tất cả như đang đè nén lên trái tim của nàng khiến cho nàng càng lo lắng cho người chồng của mình hơn.
Người đàn bà ngày đêm mong chờ một lá thư từ chồng. Thế nhưng động từ “chẳng” đã nói lên sự chờ mong vô ích. Người phụ nữ lại ngoảnh mặt vào trong nơi góc phòng của mình. Ngay lúc này người có thể bầu bạn với nàng chỉ là cây đèn dầu. Nhưng dù gì cây đèn cũng chỉ là món đồ vật, không thể giải tỏa được tâm trạng của cô gái.
Sư biến chuyển tâm trạng của người chinh phụ đã được khắc họa thông qua nghệ thuật tự độc thoại nội tâm bộc lộ sự cô đơn, nỗi niềm mong nhớ chồng. Số phận người phụ nữ thời bấy giờ thật bạc bẽo. Giữa đêm khuya tăm tối xuất hiện ánh sáng của ngọn đèn dầu. Sự tăm tối được nổi bật hơn và xót thương thay cho người đàn bà phải chống chọi lại với nơi hiu quạnh đó.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích đặc sắc nghệ thuật 8 câu đầu “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
Thể thơ chính của bài là song thất lục bát – được sáng tác riêng bởi con người Việt, mang đậm nhạc tính. Tác dụng của nó giúp cho việc giãi bày, bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình. Ngoài ra nó đã tạo ra bầu không khí đượm buồn như tâm trạng của người chinh phụ xuyên suốt bài thơ.
Ngoài ra sự xuất hiện của các từ láy cùng với nhịp thơ vắt dòng và nghệ thuật điệp từ càng làm cho từng câu trong bài trở nên sâu lắng. Nỗi buồn rầu bao trùm lên khắp mọi cảnh vật, cây cối xung quanh.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết, … trong tác phẩm “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Qua các bài phân tích 8 câu đầu bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” phía trên, hi vọng chúng tôi mang lại một nguồn tài liệu có thể tham khảo và áp dụng vào các đề văn trên trường.
Xem thêm: Phân tích khổ 2 “Từ ấy” tác giả Tố Hữu chọn lọc hay nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích khổ 2 “Từ ấy” tác giả Tố Hữu chọn lọc hay nhất
Phân tích nhân vật Tấm trong truyện “Tấm Cám” hay và thú vị nhất
Phân tích khổ 3 bài “Đoàn thuyền đánh cá” đầy đủ nhất
Phân tích khổ 2 bài “Đoàn thuyền đánh cá” tác giả Huy Cận
Phân tích khổ 4 “Tây Tiến” – nhà thơ Quang Dũng đầy đủ và hay
Phân tích chân dung người lính “Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng
Phân tích 7 câu đầu bài “Đồng chí” – Chính Hữu hay và sâu sắc nhất