Phân tích 6 câu đầu “Bài ca ngất ngưởng” – Nguyễn Công Trứ hay nhất

Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” là một tác phẩm hay trong chương trình giáo dục THPT, thường được thầy cô lựa chọn để làm đề thi. Dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích 6 câu đầu “Bài ca ngất ngưởng”. Vậy mời các bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn, ngày càng học tốt môn Ngữ Văn ở trường hơn.

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích 6 câu đầu “Bài ca ngất ngưởng”

Để phân tích một tác phẩm thì việc lập dàn ý đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là dàn ý phân tích 6 câu đầu “Bài ca ngất ngưởng” để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như chúng ta có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.

Mở bài phân tích bài “Bài ca ngất ngưởng” 6 câu đầu

– Sơ lược về tác giả Nguyễn Công Trứ (cuộc đời của ông, những chủ đề được ông khai thác,…)

– Tóm tắt sơ lược về bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” (thời gian ra đời, nội dung của tác phẩm,…)

Thân bài phân tích bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” 6 câu đầu

* Luận điểm thứ nhất: Quan niệm chí làm trai của tác giả.

– Đối với ông, “vũ trụ” thì “nội mạc”. Trong rất nhiều tác phẩm ông đã cho rằng con người hình thành do trời đất quyết định, vì vậy chúng ta phải đảm đương những công việc ở trần gian (“phi phận sự” tức là thuộc trách nhiệm của con người).

– Luận điểm ấy đi kèm với “tu”, “tề”, còn có “trị”, “bình”. Đối với ông thì chí làm trai cùng với công danh hiển hách là lí tưởng cần theo đuổi cả đời.

Luận điểm tiếp theo: Một con người xuất chúng mang trong mình tư tưởng mới lạ của một con người tài ba.

+ Hình ảnh “vào lồng”: Nói về đời sống khi ông còn làm quan, ông chỉ quan tâm tới công danh, không màng tiền bạc.

+ Đối với ông giữ chức quan sẽ khiến bản thân bị ép buộc, mất đi sự thanh thoát nhưng nó lại là con đường để ông cống hiến năng lực cho bề trên.

+ Sở hữu với rất nhiều tài lẽ như dùng binh, viết văn thơ.

+ Sở hữu nhiều chức danh khác nhau như Đại tướng, tổng đốc.

=> Sáu câu thơ đầu “Bài ca ngất ngưởng” là lời khẳng định của nhà thơ tự tin về năng lực của bản thân. Ông mang trong mình tư tưởng đầy khác thường của một con người mang trong mình tài năng xuất chúng cùng với tinh thần của một người chiến binh, đứng trên nhiều người.

Kết bài phân tích “Bài ca ngất ngưởng” 6 câu đầu

– Tổng kết lại những đặc sắc nghệ thuật nhà thơ đã sử dụng ở 6 câu đầu “Bài ca ngất ngưởng”.

– Nêu suy nghĩ, nhận xét của bản thân về 6 câu đầu “Bài ca ngất ngưởng”.

Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích 6 câu đầu “Bài ca ngất ngưởng”

Hiện nay có rất nhiều có rất nhiều cách ra đề khác nhau trong các cuộc thi mà chúng ta đều có thể gặp qua. Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích 6 câu đầu “Bài ca ngất ngưởng” để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích 6 câu đầu bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” ngắn nhất

Từ hai chữ “ngất ngưởng” ở tiêu đề đã cho chúng ta thấy được cái mới lạ ở tác phẩm này. Không có tác giả nào có thể đặt nhan đề như thế ở thời bấy giờ. Quả thực từ đó chúng ta cũng có thế thấy được tính cách đầy ngang bướng của Nguyễn Công Trứ.

Đối với ông mọi sự vật, sự việc đều phải được giải quyết bởi con người. Nhà thơ quan niệm rằng chí làm trai đóng vai trò rất quan trọng. Nguyễn Công Trứ khẳng định bản thân có thể đảm nhận được những vai trò, trọng trách như vậy. Mặc dù có thể yên ổn làm quan nhưng tác giả đã cáo lui về ở ẩn, tránh xa những thị phi trong chống quan liêu.

Đối với ông giữ chức quan sẽ khiến bản thân bị ép buộc, mất đi sự thanh thoát nhưng nó lại là con đường để bản thân cống hiến năng lực cho bề trên. Hình ảnh “vào lồng” như nói lên cái hiện thực xã hội thời bấy giờ. Khi còn giữ chức quan thì tác giả biết rằng bản thân sẽ bị ràng buộc rất nhiều, không được làm theo những điều thiện lương đúng với bản thân.

Mặc dù rất tôn thờ nhà vua nhưng ở câu thơ này “sự ngất ngưởng” đã được thể hiện. Ông thẳng thắn gọi nhà nước này là “lồng”. Từ xưa tới nay chưa ai dám nói điều đó vào những trang giấy như tác giả. Qua đó chúng ta thấy được bản lĩnh của một người anh hùng, tự tin về năng lực và định hướng của bản thân.

Bên cạnh đó Nguyễn Công Trứ sở hữu cho mình rất nhiều tài nghệ. Nhà thơ tự hào, hãnh diện nói lên những tài năng, công trạng mà mình đã đạt được. Đó là cái tôi to lớn của ông. Nhưng cũng vì cái tôi to lớn cùng với những tư tưởng khác hẳn những quan chức lúc đó nên cuộc sống đã không ít lần rơi vào tình thế hiểm nguy.

Tác giả dùng điệp từ “khi” như thể hiện sự dồn dập nhưng tâm tình ông lại rất thản nhiên sau tất cả mọi chuyện. Với Nguyễn Công Trứ thì chí làm trai cùng với công danh đóng vai trò rất to lớn, không vì tiền bạc mà bán đi danh dự của bản thân. Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” chính là tiếng lòng của ông, một con người sẵn sàng làm bất cứ vị trí nào miễn cho là giúp sức được cho đất nước.

Đề bài: Viết đoạn văn biện pháp tu từ trong 6 câu đầu “Bài ca ngất ngưởng”

Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật khác nhau như điệp ngữ, liệt kê để thể hiện sự thanh thoát trong lối sống của ông. Một con người đầy vẻ tao nhã, không màng danh lợi và luôn hết mình vì đất nước. Nhịp điệu của tác phẩm được tạo nên bởi những vần gieo đầy tinh tế cùng với các câu thơ thuần Việt, Hán được ông xen lẫn vào nhau tạo nên sự lưu loát của bài thơ. Nó cũng giúp làm nổi bật những phẩm chất mà ông sở hữu trong tác phẩm.

Giọng điệu bài thơ đầy sự hài hước, trào phúng giúp cho người đọc tránh nhàm chán. Sáu câu thơ đầu “Bài ca ngất ngưởng” chính là lời khẳng định của con người không màng công danh để chiến đấu cho đất nước. Ông sở hữu một công trạng đầy lẫy lừng, cùng với một tư tưởng khác lạ đã được ông truyền tải tới cho người đọc.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích “Bài ca ngất ngưởng” nội dung, ý nghĩa ngắn gọn 6 câu đầu

6 câu đầu bài “Bài ca ngất ngưởng” là lời kêu gọi từ nhà thơ với phong cách sống, tính cách, phẩm chất đầy khác biệt so với con người. Và người tiêu biểu tiên phong đó chính là Nguyễn Công Trứ. Từ lúc còn chức quan hay tới khi cáo lui trở về an dưỡng, ông đều giữ cho bản thân mình một cái tôi to lớn. Nhà thơ luôn sẵn sàng cống hiến cho đất nước mà không màng danh lợi.

Ông chính là nguồn cảm hứng để bài thơ được mở ra với nét văn chủ đạo. Qua đó, ông Hi Văn bộc lộc nên những cá tính, sự phóng khoảng và phong cách sống tài tử của bản thân. Cách sống ngất ngưởng này của nhà thơ là cách sống không vướng tục, không thoát li mà hòa mình, tận hưởng cuộc đời.

Ông rất chắc chắn về tài năng mà bản thân có, cùng với lí tưởng sống đầy cống hiến vì dân. Mang trong mình tài năng xuất chúng nên ông sở hữu một phẩm chất đầy khác biệt, một tinh thần của người anh hùng đã làm nên chuyện lớn và tận lực vì nước, vì dân.

Xuyên suốt nền thi ca cổ xưa của Việt Nam, với nhiều nhà thơ như Dương Khuê, Cao Bá Quát, Tản Đà… có những phong cách thơ mới lạ, khác biệt. Nguyễn Công Trứ cũng là một trong những nhà thơ ấy, tự tạo nên chất thơ hào hùng, mạnh mẽ và tài tử phối cùng chí khí anh hùng, chí trượng phu của bản thân.

Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” chính là tiếng lòng của ông, một con người sẵn sàng làm bất cứ vị trí nào miễn cho là giúp sức được cho đất nước. Tiêu điểm của bài thơ chính là nằm ở sự ngất ngưởng của ông, khác biệt với tất cả những quan chức thời bấy giờ.

Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,… trong bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”. Qua các bài phân tích 6 câu đầu “Bài ca ngất ngưởng” phía trên, hi vọng chúng tôi mang lại một nguồn tài liệu có thể tham khảo và áp dụng vào các đề văn trên trường.

Xem thêm: Phân tích “Đất nước” đoạn 1 của Nguyễn Đình Thi hay và ý nghĩa

Phân Tích, Văn Học -