Phân tích 4 câu đầu bài “Tự tình” tác giả Hồ Xuân Hương hay nhất
Phân tích 4 câu đầu bài “Tự tình” là đề bài quen thuộc, thường được thầy cô lựa chọn trong chương trình thi ở bậc giáo dục THPT. Dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích 4 câu đầu bài “Tự tình”. Vậy mời các bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn, ngày càng học tốt môn Ngữ Văn ở trường hơn.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Tự tình”
Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Tự tình” đã được chọn lọc và phân tích chi tiết. Mời các bạn tham khảo, hy vọng sẽ có ích trong quá trình học tập của các bạn.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận 6 câu thơ đầu bài “Tự tình”
Trước khi nêu lên cảm nhận 6 câu thơ đầu bài “Tự tình” thì xin phép nói qua một chút về tác giả Hồ Xuân Hương. Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là nhà thơ viết về phụ nữ trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian. Bà đã dám cất lên tiếng nói để bộc lộ tâm sự, suy tư thầm kín. Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ. Và bà được mệnh danh là “bà Chúa thơ Nôm”
“Tự tình” là tâm sự của nhà thơ thể hiện nỗi buồn và số phận lẻ loi của mình, niềm khát khao được hạnh phúc, được quân tử yêu thương. Mở đầu bài thơ là không gian được mở ra giữa đêm khuya, thao thức, nghe tiếng trống dồn dập sang canh. “Đêm khuya” là khoảng thời gian mà vạn vật đã chìm vào giấc ngủ. Nhưng với nữ thi sĩ cô đơn, thì “đêm khuya” chính là lúc con người ta chất chứa nhiều tâm sự, là khoảng thời gian tâm tư sâu lắng nhất, thấm thía nhất nỗi bất hạnh, cô đơn đến tột cùng.Trơ” là trơ trọi, tủi hổ, bẽ bàng trước số phận lẻ loi, tình duyên không trọn vẹn.
“Hồng nhan” thường để chỉ người con gái đẹp với hàm ý nâng niu, trân trọng thì nhà thơ lại nói “cái hồng nhan” nghe thật rẻ rúng, mỉa mai, cay đắng, gợi nên sự bạc phận, xót xa. Nhưng khi đặt trong thế đối sánh với “nước non” thì kiên cường, mạnh mẽ, như một sự thách thức, kiêu hãnh của một tâm hồn đầy cá tính
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Bài thơ nói lên tâm trạng và nỗi lòng của mình. Mượn rượu giải sầu, ai ngờ càng sầu hơn, lại càng gò bó mình hơn trong không gian cô quạnh. Rất buồn, ngồi uống uống chén rượu để quên đi hiện tại, để quên đi sự cô đơn bủa vây nhưng càng uống càng tỉnh, tỉnh lại càng buồn hơn.. Cụm từ “say lại tỉnh” như vẽ ra một cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, không có lối thoát. Người ta tìm đến rượu để say xưa, để quên đi thực tại, nhưng đối với nữ thi sĩ, trong cơn say lại tỉnh của rượu thì những đau khổ ấy càng thêm day dứt.
“Vầng trăng tròn” biểu tượng cho sự trọn vẹn, nhưng ngay cả ánh trăng của Hồ Xuân Hương cũng là vầng trăng khuyết thiếu, cần được bồi đắp càng làm lột tả sự thiếu thốn trong tình cảm của nữ thi sĩ. Không biết đến khi nào vầng trăng ấy mới tròn và nhà thơ mới được cảm nhận hạnh phúc của bản thân.
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Sự bế tắc ấy đã khiến nhân vật trữ tình trào dâng nỗi niềm phẫn uất. sự phẫn uất ấy cuộn chảy mạnh mẽ, thấm cả vào cảnh vật.
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
“Rêu”, “đá” là những sự vật nhỏ bé, vô tri. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh của những sự vật bé nhỏ, hèn mọn, kết hợp với các động từ mạnh “xiên’, “đâm” để nói lên sức mạnh phản kháng trào dâng. Ẩn sau những hình ảnh bình dị, giản đơn ấy, có lẽ chúng ta lại thấy bóng dáng của những người phụ nữ. Xã hội phong kiến quá bất công, khiến những người phụ nữ bé nhỏ phải oằn mình lên để chống đỡ, cũng chính là tâm trạng phẫn uất muốn vượt lên trên nghịch cảnh éo le của tác giả.
Qua 6 câu đầu bài “Tự tình”, ta thấy được Hình ảnh của Xuân Hương như một tấm gương sáng ngời về một người phụ nữ mạnh mẽ, thông minh, tài năng, nhân hậu mà những người phụ nữ ở thời đại trước hay thời đại ngày nay đều nên học tập. Dù cho có đau khổ, bế tắc thì vẫn luôn kiên cường, mạnh mẽ.
Đề bài: Viết đoạn văn kết bài 4 câu thơ đầu bài “Tự tình”
Phân tích 4 câu đầu bài “Tự tình” ta thấy nhà thơ đã sử dụng ngôn từ giàu giá trị biểu đạt kết hợp với những biện pháp tu từ như đảo ngữ, cùng những sáng tạo trong việc xây dựng hình tượng. Bốn câu thơ đầu của bài thơ “Tự tình” đã làm nổi bật cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Chính những yếu tố trên đã giúp bà trở thành “Bà Chúa thơ Nôm”, đồng thời cũng là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương và tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.
Soạn bài “Tự tình” 2 câu đề
Dưới đây là phần soạn bài “Tự tình” 2 câu đề được chọn lọc cẩn thận. Hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quá trình học tập và phân tích. Bạn đọc cùng tham khảo nhé!
Câu 1: Câu vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn sử dụng biện pháp tu từ nào
Trong câu thơ “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ. “Vầng trăng” ẩn dụ cho cuộc đời của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Vầng trăng là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, cho số phận con người. Trăng ở đây là hình ảnh thật nhưng nó cũng ẩn dụ hình ảnh tuổi xuân của người phụ nữ. Nếu vầng trăng đó là ngày rằm tròn đầy viên mãn thì lại khác, ở đây vầng trăng khuyết thể hiện sự thiếu thốn không đầy đủ. Vậy mà, tình duyên ấy, số phận ấy đã đến buổi xế bóng nhưng vẫn chưa toàn vẹn.
Ngoài ta tác giả còn sử dụng biện pháp đối lập “vầng trăng bóng xế” “khuyết chưa tròn”. Xót xa, cay đắng cho duyên phận dang dở, lỡ làng của người phụ nữ. Nghệ thuật đối trong hai câu thơ này rất tài tình cùng làm nổi bật lên thân phận của một khách hồng nhan bạc mệnh, có nhan sắc mà phải chịu cảnh dang dở, cô đơn.
Luôn ước mơ hy vọng đợi chờ, khát khao, nhưng hạnh phúc vẫn mù tăm. Tủi buồn cho duyên phận của mình, người phụ nữ đã trải qua biết bao đêm dài thao thức mong đợi. Biết bao giờ vầng trăng lại tròn như những tháng ngày mơ ước. Càng cô đơn, càng đợi chờ, càng mong chờ thì càng đau buồn
Câu 2: Theo em tác giả gửi gắm tâm sự gì qua câu thơ vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Có lẽ tình cảm của tác giả dành cho câu thơ “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” này đó là số phận của người phụ nữ xưa. Đó là những người phải chịu nhiều cực khổ, không được hưởng cuộc sống hạnh phúc như những người khác. Đồng thời cũng là sự đồng cảm sâu sắc, nỗi lòng của tác giả cũng đang nói hộ cho chính mình. Hồng nhan bạc mệnh, đây có lẽ là đề tài mà nhiều nhà văn lựa chọn để diễn tả trong tác phẩm của mình. Nỗi lòng của những người phụ nữ xưa đã được đi sâu vào nền văn học, với biết bao nhiêu nỗi lòng của sự cô đơn. Nỗi cô đơn đó, đang vây kín lấy tâm hồn, cũng như thể xác của họ.
Phân tích 4 câu đầu bài “Tự tình” ta thấy Hồ Xuân Hương ý thức được số phận của người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến thối nát phải chịu nhiều ngang trái. Bà đã khắc họa được hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là hình ảnh những người phụ nữ luôn phải chịu nhiều bất hạnh, đắng cay nhưng chưa bao giờ thôi khao khát hạnh phúc gia đình, hôn nhân trọn vẹn, có thể làm chủ được số phận của mình. Bên cạnh đó càng điểm tô thêm vẻ đẹp và những phẩm chất, đức hạnh, chung thủy sắc son, tròn vẹn của người phụ nữ Việt Nam cần được gìn giữ và tiếp nối.
Trên đây là một số bài văn mẫu trong bài “Tự tình” đã biên soạn (phân tích 4 câu đầu “Tự tình”, đoạn văn cảm nhận 6 câu đầu bài “Tự tình”,..). Hy vọng sẽ giúp ích các bạn trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các bạn có một bài văn thật tốt!
Xem thêm: Phân tích hành động đốt đền của Ngô Tử Văn đầy đủ, hay nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích hành động đốt đền của Ngô Tử Văn đầy đủ, hay nhất
Phân tích khổ cuối “Viếng lăng Bác” – tác giả Viễn Phương
Phân tích khổ 2 “Đất nước” – tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật
Phân tích “Sang thu” ngắn nhất, chi tiết nhất của nhà thơ Hữu Thỉnh
Phân tích sự tha hóa của Chí Phèo – truyện ngắn của tác giả Nam Cao
Phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa đông – “Vợ chồng A Phủ”