Nội dung, ý nghĩa truyện Ông già và biển cả

Hướng dẫn các anh/chị tóm tắt nội dung và ý nghĩa truyện ông già và biển cả cùng với đó là nguyên lí tảng băng trôi và lý giải nhan đề mà tác giả đã đặt cho tác phẩm. Hãy xem lời giải ngay bên dưới để hiểu hơn tác giả tác phẩm này.

I. Tác giả tác phẩm

Hemingway tác giả người Mỹ, ông còn viết tiểu thuyết, truyện ngắn và là nhà báo. Ông nổi tiếng với Nguyên lý Tảng băng trôi.

Ông già và biển cả là tác phẩm được viết tại Cuba bởi tác giả Hemingway, xuất bản vào năm 1952. Đây là tác phẩm nổi tiếng của ông được nhiều người biết đến, giúp ông đoạt giải Nobel văn học vào năm 1954.

Tác phẩm Ông già và biển cả tái hiện là cuộc chiến ác liệt giữa con người và con cá. Ca ngợi những con người lao động có ước mơ, khát vọng, ca ngợi hành trình của con người khi vươn đến những ước mơ, khát vọng của cuộc đời.

Xem thêm >>> Soạn bài Nội dung, ý nghĩa truyện Ông già và biển cả

 

2. Nội dung, ý nghĩa tác phẩm ông già và biển cả

Đoạn trích tái hiện lại hành trình ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô một mình chiến đấu với con cá kiếm hung dữ, con cá kiếm đó chính là biểu tượng cho giấc mơ, khát vọng mà mọi người mong muốn đạt được. Nhưng hành trình chinh phục không hề dễ dàng khi con người phải trải qua muôn vàn khó khăn, cạm bẫy, vất vả mới đi đến thành công.

3. Nguyên lí tảng băng trôi trong tác phẩm ông già và biển cả

Về bản chất tảng băng trôi gồm có phần nổi và phần chìm dưới mặt nước. Trong tác phẩm khi phần nổi và phần chìm có ý nghĩa riêng.

Về phần nổi: hành trình đi săn cá kiếm của người lao động.

Về phần chìm: thể hiện giá trị của tác phẩm văn học.

– Hành trình con người chinh phục ước mơ, khát vọng, hoài bão phải vượt qua rất nhiều chông gai, khó khăn, thử thách. Nhờ sự kinh nghiệm, ý chí và quyết tâm đã giúp ông lão thành công.

– Hình ảnh cá kiếm trong truyện tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng mà con người phải theo đuổi.

– Biển cả là môi trường cuộc sống xung quanh đầy rủi ro, thử thách.

4. Ý nghĩa nhan đề ông già và biển cả

Tác giả đặt tên cho tác phẩm rất hay và giúp nâng cao tầm vóc của con người lao động. Đặt ông già (người lao động) ngang với biển cả (thiên nhiên), giữa cái hữu hạn với cái vô hạn, tác giả muốn mang con người đặt ngang hàng với tự nhiên khẳng định từ thế chủ động của con người trước cuộc sống đầy khó khăn, bất trắc, thử thách.

Đây là nhan đề có tính biểu tượng cao, mang nhiều ẩn ý sâu sắc của tác giả.

Lớp 12 -