Cảm nhận khổ thơ 1 2 bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
Các em học sinh hãy đọc bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên và viết cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong khổ 1 và 2. Nêu cảm nhận ngắn gọn và đầy đủ ý chính nội dung khổ thơ.
Tác giả – Tác phẩm
– Tác giả: Vũ Đình Liên (1913 – 1996) quê ở Hải Dương, sinh sống ở Hà Nội. Ông được coi là nhà thơ tiên phong trong phong trào thơ mới. Ông còn tham gia dịch thuật, nghiên cứu và giảng dạy bên cạnh công tác sáng tác thơ ca. Về phong cách, thơ của Vũ Đình Liên luôn mang đậm nỗi niềm hoài cổ, xưa cũ. Các tác phẩm tiêu biểu được biết đến: Hạnh phúc, Mùa xuân cộng sản, Lũy tre xanh…
– Tác phẩm: Bài thơ Ông đồ ra đời trong hoàn cảnh, khi mà văn học chữ Hán đầu thế kỉ XX đang trong đà suy thoái. Lúc bấy giờ Tây học đang du nhập vào Việt Nam, hình ảnh những ông đồ với dòng chữ Hán, chữ Nho dường như đã bị phai nhạt. Đó cũng chính là lý do, Vũ Đình Liên sáng tác bài thơ này để thể hiện niềm hoài cổ, ngậm ngùi, day dứt về cảnh xưa, người cũ.
– Bố cục bài thơ: được chia làm 3 phần:
+ Phần 1: hai khổ thơ đầu tiên => Thời còn thịnh thế của ông Đồ
+ Phần 2: Hai khổ tiếp => Hình ảnh ông Đồ hiện lên thời bị suy tàn
+ Phần 3: Còn lại => Niềm tiếc thương, hoài niệm của tác giả.
Dàn ý phân tích
- Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: tác giả Vũ Đình Liên và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
– Giới thiệu hai khổ thơ đầu: là hình ảnh ông Đồ thời văn học chữ Hán còn thịnh vượng.
2. Thân bài
a, Phân tích khổ thơ đầu tiên:
– Hình ảnh ông Đồ xuất hiện như một thói quen “Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già”. Thời gian “mỗi năm” với hình ảnh “hoa đào nở” làm hiện lên hình ảnh mùa xuân của đất nước. Nó thể hiện sự lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn diễn ra hàng năm. Hình ảnh ông Đồ xuất hiện với tuổi tác đã “già” nhưng năm nào cũng thấy ông.
– Hành động “Bày mực tàu giấy đỏ” là một hành động thường ngày, công việc không hề thay đổi của ông Đồ mỗi dịp Xuân về.
– Không gian hiện lên “Bên phố đông người qua”, thể hiện sự náo nhiệt đông đúc của phố phường.
b, Phân tích khổ thơ tiếp:
– Hai câu đầu: Bao nhiêu người thuê viết/Tấm tắc ngợi khen tài. Hai câu thơ làm hiện lên một thời thịnh vượng của văn học chữ Hán. Điều này đã phần nào khẳng định được vị thế của những ông Đồ thời xưa. Những nhà nho có tài năng, học vấn đáng ngưỡng mộ.
– Hai câu thơ tiếp theo chính là lời ca ngợi tài năng của những bậc nhà nho “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay”. Hình ảnh “hoa tay” gợi cho chúng ta về tài nghệ điêu luyện trong phác thảo chữ của người nghệ sỹ. Người ta thường quan niệm rằng những ai có “hoa tay” thì thường mang tài nghệ đặc biệt là viết chữ đẹp. Tài năng của ông Đồ được so sánh :”Như phượng múa rồng bay”. Đó là những nét chữ đẹp, cầu kì và điêu luyện. Lối nói quá này cho ta thấy hình ảnh ông Đồ già hiện lên với tài nghệ không thể xem thường.
3. Kết bài
– Khái quát nghệ thuật của hai khổ thơ
– Nêu cảm nhận và liên hệ
Hướng dẫn cách phân tích
Ông đồ hình ảnh quen thuộc trong mỗi dịp tết xưa, nhiệm vụ của ông trong mỗi dịp tết đó là viết câu đối chúc tết bán cho người dân trang trí nhà cửa để mong một năm mới may mắn, an lành. Vị trí Ông đồ chính là tầng lớp trí thức được nhiều người tôn trọng.
Những hình ảnh ông đồ xuất hiện như một quy luật:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Sự xuất hiện của ông đồ báo hiệu xuân về, gắn liền với vòng quay của thời gian luôn lặp lại, từ “mỗi” xuất hiện cho thấy hình ảnh này luôn quen thuộc với mọi người dân, màu đỏ của giấy màu đen của mực cùng với sự đông vui của phố xá giáp tết càng khiến không khí thêm rộn ràng. Thơ nhẹ nhàng nhưng vẫn toát lên được niềm vui của không gian xuân đang tràn ngập, trong đó hình ảnh ông đồ là trung tâm.
Ông đồ thảo những nét rồng bay phượng múa cho mọi người:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”.
Với tài năng của mình ông được rất nhiều người thuê viết, họ đều thể hiện kính trọng, yêu mến, có thể nói ông chính là trung tâm thu hút chú ý của mọi người. Nét chữ đẹp của ông được so sánh với những gì tinh túy và đẹp nhất “như phượng múa rồng bay”. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh đẹp, có giá trị tạo hình, mô tả hết những nét chữ đẹp, tao nhã. Với hình ảnh so sánh đó tác giả đã ca ngợi ông đồ là một người tài năng và hết lòng vì nghệ thuật.
Trong khổ thơ 1 2 đó chính là hình ảnh của ông đồ thời xưa, ông xuất hiện làm công việc mỗi năm dịp tết để viết câu đối cho mọi người và tài năng nghệ thuật đó được nhiều người quý trọng, đây chính là nét đẹp của ông đồ thời xưa.
Lớp 8 -
Nêu ý nghĩa hình tượng Chiếc lá cuối cùng
Dàn ý bài văn kể 1 việc đã làm khiến bố mẹ vui lòng – TLV số 2, Lớp 8
Tóm tắt văn bản Đánh nhau với cối xay gió ngắn hay Lớp 8
Bố cục & tóm tắt văn bản Chiếc lá cuối cùng Lớp 8
Tóm tắt văn bản Lão Hạc lớp 8 ngắn nhất
Kể lại kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi em thích Lớp 8
Kể về việc em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn lòng (Lớp 8)