Tìm bố cục, đặc sắc nghệ thuật bài MƯA

Bài thơ Mưa của tác giả Trần Đăng Khoa là hình ảnh tả cơn mưa rào sinh động, các em hãy tìm bố cục bài Mưa và nêu các đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ trên.

Bố cục bài thơ Mưa

Bài thơ Mưa diễn tả một cơn mưa rào bất chợt và nếu đọc kĩ các em sẽ thấy trong bài thơ sẽ chia làm 2 phần gồm có miêu tả trước cơn mưa và khi trời đang mưa.

Phần 1: từ đầu bài thơ đến “ngọn mùng tơi nhảy múa” => Diễn tả khung cảnh thiên nhiên trước khi trời đổ cơn mưa.

Phần 2: tiếp theo cho đến hết bài thơ. => Diễn tả những hình ảnh khi trời đang mưa.

Xem thêm >>> Soạn bài Tìm bố cục, đặc sắc nghệ thuật bài MƯA

 

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Mưa

Trần Đăng Khoa nhà thơ nổi tiếng với các em thiếu nhi, bài thơ Mưa được rút ra từ tập thơ “Góc sân và khoảng trời”, ở đây tác giả cảm nhận khung cảnh trước khi mưa và trong cơn mưa sự vật, hiện tượng thật sống động, đầy màu sắc.

Tác giả không chỉ miêu tả hiện tượng thiên nhiên đi kèm theo mưa như sấm, chớp…mà còn tả hoạt động của một số loài vật, cây cối, con người trước và trong cơn mưa chính điều này đó làm cho bức tranh ngày mưa thêm sống động.

Tác giả dùng những hình ảnh quen thuộc nhưng mới mẻ hơn đó là “Cỏ gà rung tai” “Tần ngần Gỡ tóc” hình ảnh được nhân hóa lên hệt như con người, chính điều này đã tạo nên sự mới lạ, độc đáo không nhàm chán.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều yếu tố nhân hóa trong bài trước và trong cơn mưa có thể thấy như ông trời như đang mặc áo giáp đen xuất trận, những cây mía trong mưa hệt như đang múa gươm, những đàn kiến di chuyển vội vã trong cơn mưa…yếu tố nhân hòa giúp mọi vật bình dị trở nên thú vị, tác giả cũng là người có sự quan sát cực kỳ rất tỉ mỉ.

Yếu tố cuối cùng mà ta có thể nhận thấy trong bài thơ đó là con người, những người bố đi làm về hiên ngang “đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa”, hình ảnh con người hùng dũng, sẵn sàng chống cự lại thiên nhiên.

Bài thơ dù tả con người rất ngắn nhưng có thể khẳng định yếu tố con người rất quan trọng trong bài thơ, tác giả đã dùng thiên nhiên chính là cái nền để làm nổi bật hình ảnh con người lao động.

Lớp 6 -