Phân tích bài “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đầy đủ nhất

Tác phẩm “Chiếc lược ngà” là một tác phẩm tiêu biểu trong chương trình giáo dục THPT, thường được thầy cô lựa chọn để làm đề thi. Dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích bài “Chiếc lược ngà”. Vậy mời các bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn, ngày càng học tốt môn Ngữ Văn ở trường hơn.

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích bài “Chiếc lược ngà”

Để phân tích một tác phẩm thì việc lập dàn ý đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là dàn ý phân tích bài “Chiếc lược ngà” để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như chúng ta có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.

Mở bài “Chiếc lược ngà”

– Sơ lược về tác giả Nguyễn Quang Sáng(cuộc đời của ông, những chủ đề được ông khai thác,…)

– Tóm tắt sơ lược về tác phẩm “Chiếc lược ngà” (thời gian ra đời, nội dung của tác phẩm,…).

Thân bài “Chiếc lược ngà”

Tình huống trong truyện.

+ Nhân vật ông Sáu rất muốn nhận đứa con sau khi xa nhau 8 năm ròng rã nhưng nhân vật bé Thu thì coi ông như người xa lạ bởi vì vết thẹo mà làm ông khác với hình ảnh trong bức hình. Đến khi ông được lệnh trở lại nơi tiền tuyến thì bé Thu mới chấp nhận ông Sáu là ba của mình.

+ Rảnh rỗi thì ông lại ngồi mài dũa chiếc ngà để làm chiếc lược để khi nào về còn tặng cho con. Đáng tiếc thay ông đã hy sinh nơi chiến trường.

– Đặc điểm:

+ Giàu tính bất ngờ: Tạo sức hút, gây người đọc những sự mong chờ.

+ Giàu cảm xúc: Mang giá trị nhân văn, làm xúc động lòng người.

* Những tình tiết đầy bất ngờ:

– Tưởng sau bao ngày con gái sẽ vui mừng thế nhưng bé Thu lại không nhận ông Sáu là ba của mình.

– Trong những ngày ở nhà ông đã cố gắng nhưng vẫn bé Thu vẫn không nhận ra. Thế nhưng bất ngờ thay trước lúc ra chiến trường thì bé Thu lại nhận ông làm ba.

– Rảnh rỗi thì ông lại ngồi mài dũa chiếc ngà để làm chiếc lược để khi nào về còn tặng cho con. Đáng tiếc thay ông đã hy sinh nơi chiến trường. Ông trao lại cây lược cho ông Ba.

→ Kịch tính, gây thổn thức cho người đọc trong từng tình huống.

– Tình cảm giữa cha với con được bộc lộ rõ ràng ở trong thời gian họ ở với nhau.

+ Khi gặp lại đứa con, ông đã rất vui mừng, thế nhưng khi thấy bé Thu không nhận ra mình làm ông rất buồn.

– Cảnh chia ly của 2 cha con ông Sáu làm cho người đọc thấy nghẹn ngào.

– Biết mình sắp phải hi sinh nhưng ông vẫn cố gắng trao chiếc lược lại cho thấy tình mẫu tử thật cao cả.

+ Chiếc lược được hiểu là cầu nối của tình cảm giữa cha và con.

+ Tình huống truyện đóng vai trò quan trọng, làm toát lên sự nghẹn ngào, đầy chất văn của truyện ngắn “Chiếc lược ngà”.

Kết bài “Chiếc lược ngà”

– Tổng kết lại những đặc sắc nghệ thuật nhà thơ đã sử dụng ở truyện ngắn “Chiếc lược ngà”.

– Nêu suy nghĩ, nhận xét của bản thân về tác phẩm.

Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bài “Chiếc lược ngà”

Hiện nay có rất nhiều có rất nhiều cách ra đề khác nhau trong các cuộc thi mà chúng ta đều có thể gặp qua. Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Bá Kiến để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích bài “Chiếc lược ngà” ngắn gọn nhất

Kể từ khi nghỉ phép, mọi ngày anh đều cố gắng gần gũi với con bé nhưng đều bị từ chối. Dù cho vợ của anh đã kêu bé Thu mời ba ăn cơm, nhưng dù cho thế cô bé sẵn sàng gọi trống không chỉ để mời anh ăn cơm Tới khi nó muốn anh Sáu giúp đỡ nhưng vẫn nhất quyết không gọi anh bằng ba. Chúng ta có thể thấy được hình ảnh của một cô bé cá tính, cứng đầu nhưng bên trong đầy tình cảm.

Tác phẩm còn bộc lộ tâm lý nhân vật rất hay. Trong một bữa cơm, anh Sáu có gắp cho bé Thu đồ ăn nhưng bị nó gạt bỏ khỏi chén. Trong lúc nóng giận anh đã không kiềm được mà đánh nó. Con bé đã bật khóc và chạy ra con thuyền, sau đó qua nhà bà ngoại ở vài ngày.

Qua đó chúng ta thấy được bề ngoài thì nhân vật bé Thu tỏ ra cứng rắn, gắt gỏng nhưng nội tâm thì rất yếu đuối giống bao đứa trẻ khác. Cuối cùng đến hạn ngày phải trở về trại, cô bé lúc này đã nhận ra ba của mình và cuối cùng cũng thốt được chữ “ba”, nghe thật nghẹn lòng. Cô bé còn thể hiện tình cảm của mình bằng cách ôm lấy ông, nhất quyết không cho ông đi. Tiếng ba đó chính là sự dồn nén trong lòng của cô con gái sau bao lâu xa cách người ba thân yêu.

Tác giả Nguyễn Quang Sáng đã viết một tình huống truyện quá đặc sắc và lôi cuốn. Ông đã khắc họa được bản chất con người thật sâu sắc, thể hiện sự biến chuyển cảm xúc của các nhân vật khác nhau. Du thế nào thì nhân vật bé Thu cũng là đại diện cho hình ảnh người con đáng yêu, hiếu thảo.

Thế nhưng kết cục thì anh Sáu lại bị chiến tranh lấy mất tính mạng. Hình ảnh chiếc lược ngà được anh trao cho người bạn thân của mình như là lời khẳng định về tình cảm của người cha cho con của mình. Chiến tranh đã gây ra chia cách rất nhiều gia đình, vợ chồng phải chia ly, con thì không được gặp ba.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích “Chiếc lược ngà” học sinh giỏi

Tình huống truyện của tác phẩm “Chiếc lược ngà” là về cuộc hội ngộ của người cha sau bao ngày đi lính với đứa con gái của mình. Thế nhưng bé Thu lại không nhận ra ông Sáu chỉ vì vết sẹo trên khuôn mặt. Hình ảnh người đàn ông qua tấm hình của mẹ thì không có vết sẹo như thế. May mắn thay tới lúc hết hạn nghỉ phép thì bé Thu đã nhận ra ông là ba của mình.

Đầu tiên về nhân vật bé Thu, sau 8 năm cách xa tưởng chừng như em sẽ vui mừng khi được đoàn tụ với ba. Thế nhưng vết sẹo trên khuôn mặt làm cho cô bé hiểu lầm, nhất quyết không nhận ông Sáu là ba.

Trong một lần nấu cơm, khi con bé không biết chắt nước ra, anh Sáu chỉ ngồi đợi nó gọi một tiếng “ba” sẽ vào giúp. Thế nhưng Thu vẫn tìm ra giải pháp để chắt nước, nhất quyết không gọi ông một tiếng “ba”. Trong một bữa cơm nọ, anh Sáu nhẹ nhàng gắp cho con miếng thức ăn, bé thu đã lấy đũa hất đổ cả cơm lẫn thức ăn xuống đất. Lúc này anh đã không thể kiềm chế sự tức giận mà lỡ đánh vào mông Thu một cái.

Lúc anh Sáu đang chia tay mọi người thì bé Thu bỗng gọi tiếng “ba”. Tiếng kêu xé ruột gan mọi người ngay lúc đó. Đây là tiếng kêu mà nhân vật Thu đã giữ trong lòng suốt bấy lâu nay. Nó vừa kêu và vừa chạy nhanh tới hôn anh Sáu. Hai tay nó bám chặt lấy cổ rồi dang luôn cả hai đôi chân để giữ cho ba nó không đi đâu cả.

Đối với nhân vật ông Sáu, ông dành toàn bộ tình cảm cho đứa con mà ông rất yêu quý. Lúc gặp con, ông Sáu rất mừng rỡ mà chạy lại, chỉ muốn ôm chầm con bé ngay khoảnh khắc đó. Thế nhưng, con bé lại tỏ ra sợ hãi và la lớn gọi má. Điều này khiến chú ngơ ngác, tỏ ra rất buồn. Lúc ấy nỗi buồn hiện hữu rõ trên khuôn mặt. Ông không hiểu vì sao con lại không nhận ra mình.

Cho tới một hôm khi gắp đồ ăn cho con bé, nhân vật bị con hất văng đồ ăn ra, cuối cùng cảm xúc nóng giận đã khiến Sáu đánh con gái của mình. Đây là lần ân hận nhất trong cuộc đời của nhân vật. Thế nhưng cuối cùng thì con bé cũng đã nhận ra người trước mặt chính là ba, điều đó cũng làm ông rất hạnh phúc nhưng 2 người đã phải trở lại nơi tiền tuyến. Cuối cùng người lính ấy cũng đã rơi nước mặt bởi tình cảm quá đong đầy, quá lớn.

Vào những ngày ở tiền tuyến, nhớ lại lần đánh con khiến trong lòng cảm thấy rất dằn vặt. Rảnh rỗi thì anh lại ngồi mài dũa chiếc ngà để làm chiếc lược để khi nào về còn tặng cho con. Đáng tiếc thay ông đã hy sinh nơi chiến trường. Nhân vật ông Sáu đã trao lại cây lược cho ông Ba.

Tác giả Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa được tình cảm mẫu tử thiêng liêng, đáng quý. Qua ngòi bút của ông thì những sự thay đổi trong cảm xúc được thể hiện thật chân thật, lay động lòng người. Ngoài ra, ông còn lên án, tố cáo chiến tranh đã làm ảnh hưởng tới những gia đình, khiến cho bao nhiêu cảnh chia ly đã xảy ra, cướp đi người thân của bao gia đình.

Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,… trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Qua các bài phân tích bài “Chiếc lược ngà” phía trên, hi vọng chúng tôi mang lại một nguồn tài liệu có thể tham khảo và áp dụng vào các đề văn trên trường.

Xem thêm: Phân tích nhân vật Bá Kiến chi tiết trong tác phẩm “Chí Phèo”

Phân Tích, Văn Học -