Phân tích bài “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài ngắn gọn và đặc sắc nhất
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm hay trong chương trình giáo dục THPT, thường được thầy cô lựa chọn để làm đề thi. Dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích bài “Vợ chồng A Phủ”. Vậy mời các bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn, ngày càng học tốt môn Ngữ Văn ở trường hơn.
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích bài “Vợ chồng A Phủ”
Để phân tích một tác phẩm thì việc lập dàn ý đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là dàn ý phân tích bài “Vợ chồng A Phủ” để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như chúng ta có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.
Mở bài “Vợ chồng A Phủ”: Tác giả, tác phẩm
– Sơ lược về tác giả Tô Hoài (cuộc đời của ông, những chủ đề được ông khai thác,…)
– Tóm tắt sơ lược về bài “Vợ chồng A Phủ” (thời gian ra đời, nội dung của tác phẩm,…)
Thân bài phân tích bài “Vợ chồng A Phủ”
– Mị là người con gái vẹn toàn, tư dung rất tốt, hiếu thảo với cha mẹ và có tài nghệ thổi sáo.
– Thế nhưng vì để trả nợ cho gia đình mà Mị đã phải chấp nhận bị bán làm vợ cho nhà thống lí.
– Kể từ đó, cuộc sống của Mị trở nên tăm tối, không con được tự do ra ngoài. Dần Mị trở nên cô độc, chỉ biết lầm lì trong nhà.
– Nàng còn bị sai làm những công việc nặng nhọc dành cho con trai. Cuộc sống làm dâu mà như nô lệ.
→ Cuộc sống đầy sự khổ cực, tăm tối, tinh thần ngày càng bị chèn ép, ngột ngạt.
→ Qua đó chúng ta thấy được hiện thực của xã hội thời bấy giờ, bắt ép con người, không chừa đường sống cho họ.
– Khao khát sống vẫn tồn tại mãnh liệt và đầy tiềm tàng ở Mị.
Mùa xuân chính là thời điểm để khơi lên sức sống ấy, khi các loài chim đều ca hát vang trời.
Trong đêm xuân đó, Mị đã mượn rượu để giải sầu, qua đó cũng nhớ về những tháng ngày tươi đẹp của mình=> Khao khát sống đầy mãnh liệt.
– Thế nhưng sự sống ấy lại bị vùi dập bởi A Sử, hắn trói hai tay của Mị lên trần nhà, nhất quyết không cho Mị đi chơi xuân:
-> Mị dần trở nên tuyệt vọng, muốn tìm cái chết để giải tỏa.
– Thế nhưng sau đêm xuân ấy, Mị đã gặp được A Phủ cũng đang bị trói lên cột giữa trời đông giá rét. Lúc đó Mị đã dùng hết sự dũng cảm của mình để cởi trói cho A Phủ, đồng thời giải phóng cho số phận của bản thân.
=> Sự tài tình của Tô Hoài trong việc khắc họa tâm lí nhân vật, ngòi bút đầy ma mị của ông đã giúp chúng ta cảm nhận được sự cô độc của con người phụ nữ thời phong kiến, qua đó bóc lột bộ mặt thật của cái xã hội phong kiến thối nát.
Kết bài phân tích bài “Vợ chồng A Phủ”
– Tổng kết lại những đặc sắc nghệ thuật nhà thơ đã sử dụng ở bài “Vợ chồng A Phủ”.
– Nêu suy nghĩ, nhận xét của bản thân về bài “Vợ chồng A Phủ”.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bài “Vợ chồng A Phủ”
Hiện nay có rất nhiều có rất nhiều cách ra đề khác nhau trong các cuộc thi mà chúng ta đều có thể gặp qua. Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bài “Vợ chồng A Phủ” để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích nội dung bài “Vợ chồng A Phủ”
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là lời vạch trần, lên án đối với xã hội phong kiến thời bấy giờ. Sự mẫu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội, kẻ có quyền thế, địa vị luôn chèn ép, bất công với người nghèo. Bên cạnh đó tác phẩm cho thấy sự bóc lột của các địa chủ đối với người dân vùng Tây Bắc.
Nhân vật Mị ở đây chính là hình ảnh tiêu biểu cho số phận người phụ nữ thời phong kiến bấy giờ. Còn A Phủ là hình ảnh những thanh niên trai tráng ở vùng núi với tâm hồn trong sáng, sức khỏe dồi dào, tuy bị giam giữ, phơi giữa trời đông giá rét nhưng vẫn không ngừng khao khát sống.
Gia đình Thống lí là gia đình giàu có nhất vùng núi Tây Bắc. Giống với bao địa chủ thời đó thì họ rất đàn áp người dân, bóc lột người nô lệ. Ngoài ra ông còn chìm đắm trong những cơn phê pha của thuốc phiện, cần sa.
Nhân vật A Sử chính là người con trai của Pá Tra. Hắn kế thừa những tính cách từ người cha và cũng là con người không ra gì. Thấy Mị xinh đẹp thế nên hắn muốn bắt về làm vợ. Thế nhưng hắn coi cô không khác gì một người nô lệ. Hắn thích thì đánh đập, sai khiến cô làm đủ công việc nặng nhẹ. Hình ảnh A Sử cũng là phản diện giống người cha của hắn.
Ngoài bức tranh về bộ mặt thật của giai cấp phong kiến mà ở đây là địa chủ, những người làm công bị bóc lột khắc khổ, tác phẩm còn thể hiện tinh thần về sự cảm thông giữa con người với nhau, khát vọng được sống, được tự do.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích đoạn đầu truyện “Vợ chồng A Phủ”
Mở đầu câu truyện là lời dẫn dắt về đời sống của nhân vật Mị. Cô là một cô gái dân tộc trẻ đẹp, tài năng nhưng có số phận hẩm hiu. Do gia đình mắc nợ với nhà thống lí Pá Tra nên Mị phải chịu về làm dâu gạt nợ. Thông qua lối dẫn dắt như vậy, Tô Hoài đã đánh vào sự hiếu kỳ của người đọc cùng với báo hiệu trước cuộc sống đầy tăm tối của Mị ở nhà chồng.
Từ đó, chuỗi ngày chịu khổ, chịu đày đọa như không bao giờ chấm dứt đối với cô. Sự thầm lặng, cùng với công việc của người nông dân trái ngược với cuộc sống thượng lưu, đầy dư giả của thống lý Pá Tra. Tuy nhiên, ở sâu trong thâm tâm của những người dân ấy, đại diện là Mị và A Phủ vẫn mãi cháy bỏng khao khát tình yêu và mong được sống.
Dưới ngòi bút đầy sắc sảo, Tô Hoài đã khắc họa bức tranh hiện thực đầy sáng tạo và đầy sự bất công. Qua đó tác phẩm tố cáo sự áp bức, bất công đối với người dân miền núi.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận bài “Vợ chồng A Phủ”
Lúc đầu Mị là người con gái vẹn toàn, tư dung rất tốt, hiếu thảo với cha mẹ và có tài nghệ thổi sáo. Thế nhưng vì để trả nợ cho gia đình mà Mị đã phải chấp nhận bị bán làm vợ cho nhà thống lí. Kể từ đó, cuộc sống của Mị trở nên tăm tối, không con được tự do ra ngoài. Từ khi làm dâu nhà đó mọi thứ đối với Mị trở nên thật vô vọng.
Ban đầu khi bị bắt tới nhà thống lí, do không chịu được sự nhục nhã này nên Mị đã tính ăn lá ngón để tự vẫn. Thế nhưng nếu như tự vẫn thì ai sẽ trả số nợ cho gia đình nên Mị đã buông bỏ ý nghĩ đấy. Đây là tiếng nói của một con người mang trong mình đầy khát vọng sống, hạnh phúc. Chúng ta thấy được Mị là người con gái rất trong trắng, quyết không buông xuôi số phận.
Từ một người tràn đầy niềm vui trong hạnh phúc, Mị dần trở nên lầm lũi, chỉ biết ở trong nhà nhìn ra ngoài. Bức tranh hiện thực bi đát của những dân lao động miền núi bị bóc lột bởi bọn phong kiến đầy tàn bạo. Họ không những bị hành hạ về mặt thể xác, mà cả về tinh thần cũng bị áp bức.
Trong đêm xuân đó, Mị đã mượn rượu để giải sầu, qua đó cũng nhớ về những tháng ngày tươi đẹp của mình. Thế nhưng sự sống ấy lại bị vùi dập bởi A Sử, hắn trói hai tay của Mị lên trần nhà, nhất quyết không cho Mị đi chơi xuân. Sự độc ác, tàn bạo của A Sử còn được thể hiện qua việc đã có một người đàn bà từng bị hắn trói lên cột cho tới chết.
Ngoài ra chúng ta còn nhân vật A Phủ, một người thanh niên trẻ, mồ côi nhưng vẫn rất vui vẻ với cuộc sống, siêng năng làm việc chăm chỉ qua ngày. Thế nhưng vì đụng tới con của Thống lí, A Phủ đã bị bắt đẩy tới nhà Pá Tra để làm nô lệ. Qua đó chúng ta thấy được người quyết định số phận con người thời đó, chính quyền phong kiến thối nát, người dân không có quyền quyết định.
Thế nhưng số phận lại trở trêu với A Phủ khi trong một lần lỡ làm mất bò, anh đã bị bắt và đem trói giữa trời đông. Lúc đó A Phủ đã rơi những giọt nước mắt đầy cay đắng, bất công đối với bọn địa chủ. Chính những dòng nước mắt ấy đã đánh thức được sự đồng cảm của Mị.
Cô vừa thương xót cho người thanh niên kia đồng thời cảm thấy thương thay cho số phận của bản thân. Và cuối cùng Mị đã quyết định cắt dây cởi trói để giải thoát cho A Phủ. Qua đó chúng ta thấy được khao khát sống tiềm tàng của Mị đã trỗi dậy trở lại.
Tác giả đã thể hiện sự cảm thông sâu sắc đồng thời cũng rất ngợi khen sự dũng cảm của 2 nhân vật. Đây chính là sự nhân đạo mà tác phẩm này mang lại. Tác phẩm đã bộc lộ rõ lối dẫn chuyện đầy tinh tế của với miêu tả tâm lí nhân vật rất sâu sắc. Tô Hoài giúp chúng ta cảm nhận được áp bức đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến, qua đó bóc trần bộ mặt thật của cái xã hội phong kiến thối nát. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” xứng danh là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong thời kỳ đó.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,… trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Qua các bài phân tích bài “Vợ chồng A Phủ” phía trên, hi vọng chúng tôi mang lại một nguồn tài liệu có thể tham khảo và áp dụng vào các đề văn trên trường.
Xem thêm: Phân tích 6 câu đầu “Bài ca ngất ngưởng” – Nguyễn Công Trứ hay nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích 6 câu đầu “Bài ca ngất ngưởng” – Nguyễn Công Trứ hay nhất
Phân tích “Đất nước” đoạn 1 của Nguyễn Đình Thi hay và ý nghĩa
Phân tích cảnh đợi tàu của “Hai đứa trẻ” tác giả Thạch Lam hay và ý nghĩa
Phân tích bài thơ “Thương vợ” ngắn gọn và hay nhất
Phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 2 chi tiết và đặc sắc nhất
Phân tích bài thơ “Tràng giang” lớp 11 chi tiết và hay nhất
Phân tích 8 câu đầu bài “Tây Tiến” ngắn gọn nhất – tác giả Quang Dũng