Hiến pháp Việt Nam
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Hiến pháp là đạo luật gốc, quy định những vấn đề hết sức cơ bản của một Nhà nước.
Tại Việt Nam, qua các thời kỳ đến nay đã tồn tại 5 bản Hiến pháp, đó là
- Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946
- Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959
- Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1980
- Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013
Bản Hiến pháp năm 2013 cũng là bản Hiến pháp hiện hành, được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013. Đến sáng ngày 8 tháng 12 năm 2013, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã ký Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp.
Hiến Pháp 2013 gồm tổng cộng 11 Chương với 120 Điều, hệ thống như sau:
- LỜI NÓI ĐẦU
- Chương I: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
- Chương II: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
- Chương III: KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
- Chương IV: BẢO VỆ TỔ QUỐC
- Chương V: QUỐC HỘI
- Chương VI: CHỦ TỊCH NƯỚC
- Chương VII: CHÍNH PHỦ
- Chương VIII: TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
- Chương IX: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
- Chương X: HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
- Chương XI: HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
Có thể bạn quan tâm: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam theo quy định mới nhất
Pháp luật -