Phân tích hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ Thạch Lam
Đôi nét về tác giả Thạch Lam
Thạch Lam nhà văn có tiếng thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn, cuộc đời ông sống trong cảnh nghèo khó từ khi ra đời đến khi mất đi. Văn chương của ông viết thiên về tình cảm, ghi chép lại những mảnh đời, cuộc sống của những con người nghèo trong xã hội.
Khi chỉ mới 32 tuổi ông đã qua đời vì bệnh nan y nhưng cũng kịp để lại nhiều tác phẩm có giá trị cho nền văn học nước nhà:
– Gió lạnh đầu mùa (NXB Đời nay, 1937)
– Nắng trong vườn (NXB Đời nay, 1938)
– Ngày mới (NXB Đời nay, 1939)
– Theo giòng (NXB Đời nay, 1941)
– Sợi tóc (NXB Đời nay, 1942)
– Hà Nội băm sáu phố phường theo thể loại bút ký.
Trong đó, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” mà học sinh lớp 11 được học nằm trong tập Nắng trong vườn NXB Đời nay, 1938.
Bài viết phân tích hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ
Thạch Lam nhà văn có những cách nhìn chân thực và thực tế về cuộc sống của những con người nghèo khổ trong xã hội, một bức tranh phố huyện nghèo khổ xác xơ, nơi đây con người đang vật lộn, chống chọi với với nghèo đói. Hình ảnh chuyến tàu xuất hiện xua tan đi màn đêm u tối và mang lại một chút niềm tin, hi vọng về một tương lai đổi mới dù chỉ là thoáng qua.
Con tàu là phương tiện di chuyển xuất hiện từ thế kỷ 19 do thực dân Pháp xây dựng và sử dụng.Sự xuất hiện của tuyến đường sắt và những con tàu hoạt động ngày đêm mang lại nhiều thay đổi cho cuộc sống và xã hội. Đoạn trích Hai đứa trẻ tác giả Thạch Lam đã thành công trong việc sử dụng con tàu giúp truyền tải nhiều thông điệp về cuộc sống.
Tác giả đã quan sát những hoạt động của con người cả ngày và đêm, ban ngày con người phải lăn lộn kiếm sống qua ngày. Ban đêm là thời gian yên tĩnh nhưng vẫn còn rất nhiều mảnh đời vất vả nào là người đi hát sẩm, bán cháo, còn có cả trẻ em, đó là hai chị em Liên và An. Cuộc sống trước đây của hai chị em vốn sung túc trên thành phố nhưng hiện thực cả hai đối mặt với sự nghèo đói và chính vì vậy lúc nào hai chị em cũng trông chờ chuyến tàu đêm.
Phố huyện nghèo xơ xác, buổi tối cảnh vật cũng trở nên tiêu điều và tối tăm bởi không có ánh đèn, chỉ có âm thanh của những con côn trùng, tiếng người rao, những ánh đèn dầu như trở nên quá quen thuộc. Mỗi người ai cũng trông chờ một thứ ánh sáng mới để giúp họ vượt qua khó khăn, ánh sáng từ đoàn tàu mang lại nhiều hi vọng, đó là lý do mà cả hai chị em dù rất buồn ngủ nhưng đều cố thức đến nửa đêm.
Ánh sáng của đoàn tàu đến giúp con người nghèo nơi đây bừng tỉnh thoát khỏi hiện thực của cuộc sống, chuyến tàu đêm như một niềm hi vọng cho tất các cư dân nơi này cho dù nó có nhỏ nhoi, chốc lát nhưng lại vô cùng quan trọng, ý nghĩa.
Hình ảnh con tàu trong tác phẩm đều có những nghĩa riêng biệt vô cùng độc đáo đó là tả thực và mang hình ảnh tượng trưng. Ngoài ta thực một chuyến tàu đêm xuất hiện và biến mất, thứ ánh sáng của đoàn tàu mang lại một thế giới khác cho hai chị em, một thế giới “vui vẻ và huyên náo” hơn rất nhiều so với thực tại của cuộc sống. Đó là sự đối lập mà hai chị em có thể cảm nhận, rõ ràng trong tâm hồn Liên luôn khao khát mong muốn thay đổi thực tế cuộc sống u ám và tối tăm này.
Hình ảnh đoàn tàu đến với biết bao nhiêu niềm vui, vạn vật cũng trở nên đổi khác và rời đi không còn những tia sáng rực rỡ mà thay vào đó là những chiếc đèn dầu heo hắt tất cả để lại sự tiếc nuối,hụt hẫng con tàu rời ga và nhanh chóng biến mất trong màn đêm cũng đã mang đi nhiều ước vọng của những con người nơi đây.
Mặc dù đoàn tàu xuất hiện chỉ trong chốc lát nhưng lại là biểu tượng vô cùng quan trọng. Đoàn tàu mang lại thứ ánh sáng huyền diệu soi rõ mọi thứ và xua tan màn đêm, để lại biết nhiều niềm hi vọng, mong ước về cuộc sống tươi đẹp và đổi mới hơn trong tương lai.
—
Hình ảnh đoàn tàu là phần trung tâm và mang ý nghĩa tượng trưng quan trọng. Bài phân tích hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ bên trên sẽ là bài viết tham khảo giá trị cho học sinh thpt.
Lớp 11 -Tóm tắt Chữ người tử tù lớp 11 ngắn gọn nhất
Tóm tắt Vào phủ chúa trịnh lớp 11
Phân tích bài thơ Tràng giang lớp 11 hay đầy đủ
Phân tích bài thơ Từ ấy tác giả Tố Hữu Lớp 11
Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp truyện Người trong bao
Tóm tắt Người trong bao Lớp 11
Nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ