Dàn ý bài Việt Bắc Văn 12

Bài Việt Bắc nằm trong chương trình Văn 12 của tác giả Tố Hữu, các anh/chị hãy phân tích bài thơ Việt Bắc. Để làm tốt việc đầu tiên là phải có dàn ý bài Việt Bắc. Nếu các bạn đang tìm kiếm bài dàn ý hay chi tiết có thể xem bên dưới nhé.

Dàn ý bài Việt Bắc

1. Đôi lời về tác giả

Tố Hữu nhà thơ nổi tiếng của nền văn học nước nhà, ông dùng ngòi bút của mình để kháng chiến. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong cách mạng.

Thơ văn của ông nói về lý tưởng cách mạng và nhằm phục vụ cho cách mạng nước nhà.

2. Đôi lời về tác phẩm Việt Bắc

Việt Bắc bài thơ đươc viết trong giai đoạn 1954 khi nước ta vừa giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đó là thắng lợi ở chiến trường Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève kí kết. Lực lượng kháng chiến quay về Hà Nội, nhân sự kiện này bài thơ được ra đời.

Bài thơ Việt Bắc như nhớ về những kỉ niệm thắm thiết, tình quân dân gắn bó trong thời gian kháng chiến.

Xem thêm >>> Dàn ý phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

 

3. Dàn ý bài thơ Việt Bắc

Tâm trạng chia tay nhớ nhung – ngậm ngùi

– 15 năm kháng chiến cùng gắn bó, khăng khít, sau khi chia tay cảm giác chia lìa nhớ nhung, bịn rịn.

– Người ở lại và người đi đều có chung cảm xúc quyến luyến, không muốn rời xa.

Nỗi nhớ của người ra đi

Nhớ thiên nhiên

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

….

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”.

– Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc được tái hiện qua 4 mùa trong năm, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp đặc trưng riêng.

Nhớ con người

Trong cách nhìn nhận của tác giả con người Việt Bắc chăm chỉ cần cù trong cuộc sống, trong cách mạng thì chung thủy, sắc son một lòng đi theo sự nghiệp cách mạng.

Bức tranh tứ bình tuyệt đẹp

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

=> Câu hỏi khi ra đi liệu người ở lại có con nhỏ người ra đi? Còn người ra đi vẫn nhớ mãi thiên nhiên và con người Việt Bắc.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

=> Ngày xuân hoa mơ nở thật đẹp,hoa mơ nở tương trưng cho sự đặc trưng mùa xuân Việt Bắc.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

=> Mùa hè ve kêu, âm thanh rộn rã cùng với màu vàng rừng phách. Sự chuyển đổi từ thính giác sang thị giác.

Rừng thu trăng rọi hoà bình

=> Mùa thu được tác giả miêu tả trong đêm với ánh trăng chiếu rọi trong rừng khiến cho mọi thứ thật huyền ảo, thú vị.

Cảnh vật thiên nhiên và con người đan xen khiến cho bức tranh thật sống động. Những hình ảnh miêu tả con người như:

“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

“Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”.

“Nhớ cô em gái hái măng một mình”

“Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

=> Thể hiện vẻ đẹp, sự cần cù, giỏi giang của con người Việt Bắc. Sâu đậm nhất là tình cảm ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Bắc.

Nhớ về Việt Bắc trong kháng chiến

Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung

Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.

– Nhớ về quãng thời gian quân và dân cùng nhau đồng lòng kháng chiến chống thực dân Pháp với hình ảnh những đoàn quân “điệp điệp trùng trùng” tiến ra mặt trận.

– Khí thế hào hùng, mạnh mẽ và hùng tráng.

– Tin vui chiến thắng bay đến khắp nơi đặc biệt là những địa danh nổi tiếng như Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên, Ðồng Tháp, An Khê, Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

=> Đoạn thơ thể hiện sức mạnh của quân dân. Quãng thời gian đầy khí thế và đáng tự hào. Tác giả ca ngợi những con người anh hùng, ca ngợi cách mạng.

Từ dàn ý bài Việt Bắc trên các bạn có thể viết thành bài văn hoàn chỉnh. Chúc các bạn điểm cao.

Lớp 12 -