Tóm tắt văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm

Bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm lớp 9 là bài văn nghị luận hay nói về việc đọc sách, tầm quan trọng và cách đọc sách hiệu quả. Hãy tóm tắt Bàn về đọc sách để hiểu rõ các ý chính và nội dung trong bài được tác giả đề cập đến.

Tóm tắt văn bản Bàn về đọc sách

Tóm tắt văn bản Bàn về đọc sách

Nội dung bài viết

Tóm tắt Bàn về đọc sách

Tác giả

– Chu Quang Tiềm ông là nhà mĩ học, lí luận học của Trung Quốc.

– Tác phẩm “Bàn về đọc sách” được trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc.

– Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính đó là nghị luận.

Bố cục

Bàn về đọc sách được chia làm 3 phần với 3 luận điểm chặt chẽ:

– Phần 1 (LĐ 1): Đầu đến “nhằm phát hiện thế giới mới” => Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

– Phần 2 (LĐ 2): Tiếp đến “tự tiêu hao lực lượng” => Nêu ra những khó khăn và thiên hướng sai lệch trong việc đọc sách

– Phần 3 (LĐ 3): Còn lại => Tác giả bàn về cách chọn sách và phương pháp đọc sách

Xem thêm >>> Tóm tắt tác phẩm Bàn về đọc sách

 

Tóm tắt Bàn về đọc sách

Mẫu tóm tắt 1

Trong bài Bàn về đọc sách tác giả nêu ra nhiều luận điểm khác nhau, nêu ra lí lẽ và phân tích.

Vai trò, sự quan trọng của sách

Luận điểm 1: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là chuyện cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại”.

– Hiểu biết của chúng ta có là do đọc sách, sách sẽ cung cấp kiến thức đã được lưu truyền và cô đọng nhất từ xưa đến nay.

– Con đường tiến hóa của nhân loại đều ghi chép trong sách.

– Con người muốn hiểu biết phải dựa vào sách, di sản của nhân loại.

– Đọc sách đó là quyền và nghĩa vụ của con người.

=> Sách là kho tàng tri thức khổng lồ, đọc sách là cách để tích lũy thêm kiến thức, chúng ta phải dựa vào sách để phát triển tiến lên trong tương lai.

Thực trạng hiện tại

Luận điểm 2: “Lịch sử ngày càng tiến lên, di sản tinh thần của nhân lạo ngày càng phong phú, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ”.

– Sách nhiều thể loại, khiến người ta không chuyên sâu.

– Sách phong phú khiến người ta dễ bị lạc vào ma trận.

=> Đọc sách trong thời đại ngày nay không dễ, đọc sách dễ bị lạc hướng, không chuyên sâu.

Bàn về cách đọc sách

– Đọc sách không cần nhiều, nhớ là phải “đọc cho tinh, đọc cho kĩ”. (nếu đọc 10 quyển không quan trọng hãy đọc 1 quyển thực sự có ý nghĩa).

– Sách đọc nên phân chia loại, như sách đọc có kiến thức phổ thông với sách đọc trau dồi học vấn chuyên môn.

– Khi đọc sách cũng chú ý đến sách phổ thông trong các lĩnh vực khác nhau, chúng đều có mối quan hệ lẫn nhau, bổ sung cho nhau.

=> Đọc sách cần chọn lọc kĩ, đọc những điều giá trị, hữu ích. Người đọc nên phân chia loại sách để tiếp nhận kiến thức tốt nhất.

Mẫu tóm tắt 2:

Bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Thiềm là bài nghị luận nói về vấn đề đọc sách của giới trẻ hiện nay. Bài nghị luận được sử dụng các luận điểm chặt chẽ với nhau. Trước hết là tác giả đưa ra tầm quan trọng về sách. Ông cho rằng “đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”. Đọc sách giúp chúng ta có những hiểu biết. Mà những hiểu biết đều từ những tri thức được ghi chép từ xưa đến nay. Đặc biệt Chu Quang Thiềm cho rằng đọc sách là quyền và nghĩa vụ của con người. Sau đó tác giả tổng kết lại luận điểm đó là: Sách – một kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Cần đọc sách để tích lũy thêm hiểu biết và đó là con đường để phát triển tiến lên trong tương lai.

Luận điểm thứ hai của tác giả là những khó khăn và thiên hướng sai lệch khi đọc sách. Tác giả cho rằng khi những di sản tinh thần của nhân loại ngày càng tăng lên thì việc đọc sách ngày càng khó. Những khó khăn đó là thứ nhất, có quá nhiều loại sách làm cho người đọc không chuyên sâu. Thứ hai sách phong phú làm cho người đọc như rơi vào ma trận. Tác giả tổng kết lại luận điểm về những khó khăn của việc đọc sách làm xuất hiện những thiên hướng sai lệch là dễ lạc hướng và đọc không chuyên sâu.

Đến luận điểm cuối là lời bàn của tác giả về cách đọc sách. “Đọc cho tinh, đọc cho kĩ” là phương pháp mà tác giả đưa ra, không cần đọc nhiều mà phải chọn lọc. Khi đọc sách thì phải đọc đi đọc lại đọc đến khi thuộc lòng. Chu Quang Thiềm còn nhấn mạnh rằng đọc phải say mê, ngẫm nghĩ để tích lũy, kiểm định mục đích. Cần chia loại sách đọc ví dụ như sách phổ thông và sách chuyên sâu để trau dồi học vấn. Khi đọc cũng phải lưu ý đến các sách phổ thông. Bởi chúng có mối liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau. Việc phân loại sách sẽ giúp cách đọc sách có hệ thống từ dễ đến khó. Đọc hết sách phổ thông phải đọc sách chuyên sâu để trau dồi trình độ. Đọc sách là nâng cao tri thức. Nhưng với tác giả, đó còn là rèn luyện đức, tài, tính kiên nhẫn. Từ đó phê phán những cách đọc sách hời hợt, như “cưỡi ngựa xem hoa” – cách tầm thường, kém hiểu biết. Tổng kết lại luận điểm, tác giả cho rằng đọc sách phải đọc kĩ, phân loại sách, đọc những giá trị hữu ích.

Xem thêm:

Tóm tắt Cố hương

Tóm tắt Những đứa trẻ

Đọc sách là một đức tính tốt. “Bàn về đọc sách” giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng và rút ra cho mình những phương pháp hữu ích hơn. Những ai chưa hiểu thì cùng tham khảo cách tóm tắt Bàn về đọc sách để có những kiến thức bổ ích cho mình ngay nhé.

Lớp 9 -