Phân tích “Việt Bắc” đoạn 5 tác giả Tố Hữu chọn lọc hay và ngắn nhất
Khổ 5 bài thơ “Việt Bắc” đã phác họa sự mong nhớ da diết đối với vùng quê Việt Bắc của người chiến sĩ. Để có cái nhìn sâu sắc hơn thì chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích “Việt Bắc” đoạn 5. Trước khi muốn phân tích một đoạn thơ hay văn thì việc viết dàn ý sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc đưa ý tưởng vào bài.
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích “Việt Bắc” đoạn 5
Chúng ta phải luôn có sự chuẩn bị kỹ càng để có thể phân tích tác phẩm một cách tốt nhất và dàn ý là yếu tố quan trọng đó. Dưới đây là dàn ý phân tích “Việt Bắc” đoạn 5 mong nó sẽ hữu ích với các bạn.
Mở bài phân tích “Việt Bắc” đoạn 5
– Sơ lược những nét tổng quan về tác giả Tố Hữu và tác phẩm “Việt Bắc”.
– Dẫn dắt bài viết đến khổ 5 và nêu nội dung tóm tắt.
Thân bài phân tích “Việt Bắc” đoạn 5
Về nội dung:
– Nỗi nhung nhớ da diết của người chiến sĩ đối với núi rừng Việt Bắc được ví von như nỗi nhớ thương với người thương: Nồng nàn, cồn cào…
– Nghệ thuật ẩn dụ cùng các từ (bùi, cay, ngọt, đắng) cho thấy cảm xúc mong nhớ đối với những đồng bào ở đây.
Về nghệ thuật:
– Cách sử dụng vần truyền thống cùng với cách hành văn lục bát tạo nên ngữ điệu nhẹ nhàng, vui tai….
– Sử dụng nhiều nghệ thuật như điệp ngữ “nhớ” đã bộc lộ sự nhớ thương vô bờ bến, cho thấy nỗi niềm của người đi xa với núi rừng Tây Bắc.
Kết bài phân tích “Việt Bắc” đoạn 5
– Là bài học về lòng thủy chung sâu sắc, nỗi nhớ nhung da diết, cũng như thể hiện cho những con người chiến sĩ đang kháng chiến.
– Tố Hữu đã thành công trong việc biểu hiện tình đồng chí giữa những con người đối với núi rừng, không những nhẹ nhàng mà rất sâu đậm như tình cảm đôi lứa.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Việt Bắc” đoạn 5
Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Việt Bắc” đoạn 5 mà chúng ta có thể gặp. Hi vọng chúng sẽ giúp cho các bạn học sinh trong quá trình học tập.
Đề bài: Viết bài văn cảm nhận khổ 5 bài thơ “Việt Bắc”
Tố Hữu là lá cờ tiêu biểu đối với thơ văn của văn học thời bấy giờ. Bài thơ “Việt Bắc” nói về nỗi nhớ sâu đậm cùng với tình cảm của con người khi phải rời đi khỏi núi rừng Tây Bắc. Khổ 5 thể hiện sự nhớ thương đối với cảnh vật, đồng bào nơi đây.
“Nhớ gì như nhớ người yêu
…..
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi.”
Tác phẩm “Việt Bắc” ra đời vào tháng 10/1954. Đối với chúng ta, Việt Bắc đóng vai trò hết sức quan trọng, là căn cứ cách mạng chính cũng nhừ là đầu não để chúng ta chống chọi quân Pháp. Nó đã che chở, đùm bọc chúng ta ròng rã 15 năm trời kháng chiến.
Mở đầu đoạn thơ, một thứ tình cảm sâu nặng, da diết được tác giả thể hiện ra nghe thấm đẫm lòng người.
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
Từ “nhờ” được lặp lại hẳn 2 lần cho thấy điều đó luôn thường trực trong tâm trí tác giả. Nỗi nhớ đã được nhà thơ xem như là nỗi nhớ người yêu, thứ tình cảm có thể làm chúng ta lúc thì ngơ ngẩn, bồn chồn, có khi thì da diết đến đau lòng. Nỗi nhớ ấy có lẽ cũng đã bao hàm tất cả những thứ cảm xúc mà chỉ tình yêu có được. Tố Hữu đã thực sự đắm chìm vào tình yêu đất nước, mọi thứ thuộc về nơi đây.
“Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”
Việt Bắc đã xuất hiện với một khung cảnh thật lãng mạn. Một loạt hình ảnh như: Mặt trăng xuất hiện một cách huyền ảo, nhấp nhô trên đầu núi, những buổi chiều tỏa nắng rực rỡ trên các nương rẫy, hình ảnh ngôi làng mở ảo giữa những làn sương bồng bềnh, mờ mở ảo ảo.
Những buổi gặp nhau tuy chỉ là xung quanh chiếc bếp lửa nhưng lại đầy sự ấm áp, chan chứa lẫn nhau.
Có lẽ họ đã coi nhau như gia đình ruột thịt, luôn sẵn sàng vì đất nước. Ngoài ra tác giả đã đặc biệt sử dụng từ “người thương”, vốn chỉ dành cho xưng hô với người yêu hoặc là vợ chồng. Chắc hẳn tác giả đã phải lòng với người con gái nơi đây và ngưỡng mộ sự dũng cảm của họ.
“Nhớ từng rừng nứa bờ tre
…
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi”
Hàng loạt hình ảnh sinh động được hiện ra: Những đồi tre trải dài, những con suối tươi mát, trong veo kết hợp với các con sông, nó không ngừng hiện lên trong trí nhớ của tác giả lúc này đây. Suối Lê, sông Đáy, ngòi Thia chắc không còn xa lạ gì với chúng ta rồi. Đây là những nơi gắn liền với những cuộc cách mạng và những sự kiện lớn đã xảy ra. Sự vơi đầy đối với tác giả không khác gì cái vơi đầy cho bản thân chính ông, một tâm hồn đang thương nhớ, nỗi nhớ da diết hiện hữu trong người về xuôi.
Đoạn thơ trên chính là bản tình ca về lòng chung thủy sắt son, chính là tiếng lòng của nhà thơ, hay cũng chính là của những người Việt Nam trong kháng chiến. Với những câu thơ dạt dào cảm xúc, Tố Hữu đã thể hiện thành công tình cảm của người cán bộ dành cho thiên nhiên, nhân dân Việt Bắc không chỉ là tình cảm công dân xã hội mà còn là sự sâu nặng như tình yêu lứa đôi.
“Việt Bắc” là tác phẩm nổi bật nhất của Tố Hữu cũng như xứng đáng trở thành tác phẩm xuất sắc đối với đề tài thơ ca cách mạng. Tố Hữu đã thể hiện được nét đặc trưng cùng với thế mạnh của mình qua tác phẩm. Những nét chấm phá mới đã được thể hiện qua bài thơ làm nổi bật lên hình ảnh của cảnh vật, thiên nhiên xung quanh, cùng với lòng yêu nước đã làm say mê, xao xuyến lòng người.
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn phân tích “Việt Bắc” khổ 5
Nhà thơ Tố Hữu đã đi sâu vào mảng chính trị với những tâm trạng, cảm xúc hết sức lãng mạn. Hình ảnh “nhớ người yêu” làm cho cảm xúc trào dâng, thể hiện tình cảm chan chứa. Bên cạnh đó còn tồn đọng tình cảm chiến sĩ như tình yêu của đôi lứa.
Những câu thơ đã rất sâu lắng, đầy sự trong sáng. Đứng đầu các câu là các từ “nhớ” như một lời khẳng định sâu vào trái tim của tác giả làm cho hình ảnh con người, thiên nhiên nơi đây trở nên thật thân thuộc, dễ mến.
Tác giả đã tìm về những khoảng trống về thời gian, không gian đầy sự nhung nhớ. Những buổi chiều nắng tựa lưng nương, đêm trăng xuất hiện đỉnh núi tồn tại đâu đó trong thời gian hẹn hò của cặp yêu nhau. Việt Bắc lúc này đây không những là sự mờ ảo bên trong màn sương mà nó là những đêm khuya lờ mờ bóng người thương trở về bên bếp lửa gia đình.
Những buổi gặp nhau tuy chỉ là xung quanh chiếc bếp lửa nhưng lại đầy sự ấm áp, chan chứa lẫn nhau. Suối Lê, sông Đáy, ngòi Thia chắc không còn xa lạ gì với chúng ta rồi. Đây là những nơi gắn liền với những cuộc cách mạng và những sự kiện lớn đã xảy ra.
Sự vơi đầy của sông suối như là của tấm lòng tác giả, tồn đọng trong trái tim người chiến sĩ. Những kỷ niệm còn sót lại nơi đây như chăn sui, bát cơm sẻ nửa gợi ra cái tình nghĩa sâu đậm, sự gắn bó của nhân dân Việt Bắc trong đời sống chiến tranh cực khổ.
Sau khi cảm nhận bài thơ “Việt Bắc” đoạn 5, nỗi nhớ da diết, đầy mong ngóng cùng với thứ tình cảm của người ra đi dành riêng cho đồng bào Việt Bắc cùng với những người chiến sĩ đã cùng sát cánh với mình đã được thể hiện một cách sâu lắng, nhẹ nhàng, hơi hướng theo tình yêu đôi lứa nhưng mang một nét chấm phá mới.
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn phân tích “Việt Bắc” khổ 6
Tố Hữu từ lâu đã trở thành hình tượng người nghệ sĩ xuất sắc trong lòng bạn đọc bao thế hệ. Tác phẩm “Việt Bắc” là một trong những tác phẩm viết về đề tài người lính xuất sắc nhất. Trong đó khổ 6 là khổ thơ hay nhất bài, nó in sâu trong kí ức như nỗi nhớ người thương, luôn gắn liền trong tâm trí dù là đêm hay ngày.
Mở đầu đoạn thơ là nỗi bày tỏ tận tâm và nhắc nhở thiết tha của tác giả cho người dân ở đó. Các từ “mình đây..” cùng với “ngọt bùi”, “đắng cay” cho thấy sự nhớ nhung sâu đậm, da diết của người lính đối với chiến trường xưa. Hai từ “thương nhau” bộc lộ những tình cảm khăng khít, gắn bó sâu đậm tình nghĩa con người lẫn nhau. Chính nhờ những tình cảm quý báu ấy đã làm nên chiến thắng cho dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra còn có hình ảnh người mẹ đang vất vả địu con đi làm rẫy. Nó đúng là một hình ảnh đáng quý, tạo nên nhiều tâm trạng lẫn lộn. Từ “cháy” là một động từ mạnh, gợi nhiều cảm xúc. Nó như nhấn mạnh sự khổ cực, khó khăn của người mẹ khi chiến tranh xảy ra.
Tác giả sử dụng nghệ thuật điệp từ để miêu tả những tình huống ở Việt Bắc: Lớp học cùng với những giờ liên hoan đã làm nên một bầu không khí tươi mới, đầy sự đoàn kết, tạo nên sự lạc quan, niềm tin chiến thắng dân tộc. Dù chiến tranh, gian khổ, đau thương, nhân dân ta vẫn hò reo với nhau trong điệu nhạc vui tươi, đầy sức sống.
Đoạn thơ rất giàu cảm xúc và là khúc ca về cuộc sống tươi đẹp, tình nghĩa chứa chan của mỗi người chiến sĩ và thiên nhiên nơi đây. Việt Bắc là cốt lõi, nơi duy trì và tiếp sức mạnh cho nhân dân ta. Nó cũng là nguồn gốc cho những địa điểm nổi tiếng của dân tộc.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu về đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý, phân tích chi tiết,… trong bài thơ “Việt Bắc”. Qua các bài phân tích “Việt Bắc” đoạn 5 phía trên, hi vọng bạn đọc có thể tham khảo được ý tưởng và hoàn thành tốt việc học trên trường.
Xem thêm: Phân tích nhân vật Vũ Nương ngắn gọn, hay và đầy đủ nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích nhân vật Vũ Nương ngắn gọn, hay và đầy đủ nhất
Phân tích 4 câu đầu bài “Tự tình” tác giả Hồ Xuân Hương hay nhất
Phân tích hành động đốt đền của Ngô Tử Văn đầy đủ, hay nhất
Phân tích khổ cuối “Viếng lăng Bác” – tác giả Viễn Phương
Phân tích khổ 2 “Đất nước” – tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật
Phân tích “Sang thu” ngắn nhất, chi tiết nhất của nhà thơ Hữu Thỉnh