Phân tích văn bản “Sang thu” – tác giả Hữu Thỉnh hay nhất
Mời bạn đọc tham khảo bài Phân tích văn bản “Sang thu” dành cho học sinh giỏi dưới đây. Với các bài phân tích mẫu này, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn ngữ văn ở trường.
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích “Sang thu”
Dưới đây là dàn ý phân tích “Sang thu” giúp bạn đọc dễ dàng viết bài phân tích chi tiết và có thể dùng làm tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm.
Mở bài phân tích văn bản “Sang thu”
– Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh.
– Giới thiệu bài thơ “Sang thu”, khái quát nội dung.
Thân bài phân tích văn bản “Sang thu”
Nhà thơ cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về.
– Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: Hương ổi (khứu giác), gió se (xúc giác), sương (thị giác).
– Bộc lộ tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của tác giả qua các từ “bỗng, hình như.
Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về quang cảnh trời đất lúc vào thu.
– Cảm nhận về dòng sông quê êm đềm.
– Cảm nhận về những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương Nam tránh rét.
– Thêm vào đó là hình ảnh đám mây hạ vắt nửa mình sang thu, để báo hiệu mùa thu đã thật sự về trên đất Bắc
Những tâm tư, suy ngẫm của tác giả được bộc lộ qua hình ảnh tả thực “sấm, hàng cây đứng tuổi” và qua những hình ảnh ẩn dụ như những vang động bất thường của cuộc đời. Cảm xúc tiếc nuối của nhà thơ khi chuẩn bị bước sang một năm mới, tuổi đang ngày càng cao.
Đánh giá đặc sắc nghệ thuật:
– Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, so sánh được sử dụng nhuần nhuyễn.
– Hình ảnh thơ chân thực, giản dị, mộc mạc.
– Câu thơ gần gũi, đậm chất trữ tình.
Kết bài phân tích văn bản “Sang thu”
– Khẳng định lại giá trị nội dung của tác phẩm.
– Ca ngợi những giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Tổng hợp các dạng đề văn phân tích văn bản “Sang thu”
Dưới đây là tổng hợp các dạng đề văn phân tích văn bản “Sang thu” để bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng làm tư liệu phân tích trong quá trình học.
Đề bài: Viết bài văn phân tích “Sang thu” ngắn nhất
Khi phân tích văn bản “Sang thu” ta cảm nhận “Sang thu” là một tác phẩm vừa có nét nhẹ nhàng, thanh khiết vừa có vẻ gì đó rất chi là tinh tế và quyến rũ. Mặc dù đối lập nhưng lại không gây khó chịu cho người đọc mà trái lại làm cho người đọc cảm thấy vừa thư thái, vừa mê đắm mùa thu trong bài “Sang thu”. Đọc bài thơ ta thấy ra được điều thú vị: Mùa hạ còn lưu luyến chưa đi mùa thu đã dịu dàng gõ cửa. Ta cảm nhận được sự ngỡ ngàng của nhà thơ qua từ bỗng ở đầu bài thơ (bỗng nhận ra hương ổi) khi nhận ra thu đã đến. Không chỉ vậy từ bỗng còn như một tiếng reo thể hiện niềm vui, sự mong chờ của tác giả.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Pha vào trong gió se”
Hương ổi chính là dấu hiệu rõ ràng nhất đã báo hiệu với nhà thơ rằng thu đã về trên quê hương thân yêu của tác giả. Hương ổi là hình ảnh vô cùng bình dị đời thường đã được Hữu Thỉnh phá cách đưa vào trong thi ca đây là một nét đột phá trong thi ca Việt Nam hiện đại. Sương “chùng chình” như vừa muốn đi muốn ở. Thật thú vị bởi nó trái lại với sự bất ngờ rộn ràng ở khổ 1. Con sông mùa thu chảy chậm, êm đềm cũng được Hữu Thỉnh dùng với từ rất lạ ”dềnh dàng” đầy nét thi vị.
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Hình ảnh đám mây của mùa hạ đủng đỉnh vắt một nửa mình sang mùa thu như đang ẩn ý về dòng chảy thời gian là khoảng khác giao thoa từ hạ sang thu rất mơ hồ dịu êm như đất trời đang đủng đỉnh rủ nhau thay áo mới. Nắng thì đã vơi dần, đã không còn gay gắt, chói chang như giữa mùa hạ nữa, mưa cũng không còn lớn như những cơn mưa rào mùa hạ đã qua. Những hiện tượng đó đã ngầm thể hiện rằng mùa thu đang dần đi vào quỹ đạo vốn có của nó.
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” ở đây không chỉ là những hình ảnh vô tri bình thường mà nó còn tượng trưng cho cả một thế hệ đi trước, hình ảnh những con người từng trải đã trở nên già dặn qua những biến cố, khó khăn, qua những tác động bên ngoài đã tư dưỡng nên nhân cách dày dặn của họ. Mặc dù qua từng mùa thu sẽ lấy bớt đi tuổi thọ của con người nhưng cùng với đó kinh nghiệm và thái độ sống của họ cũng được nâng cao cùng với tuổi thọ của họ, họ cũng đang dần chuẩn bị cho nhiệm vụ mới của mình.
Bài thơ “Sang thu” độc đáo không những là những câu thơ đậm đà chất thu mà còn biểu hiện ở nhiều cảm nhận tinh tế với nhiều góc độ, giác quan và cả những chi tiết riêng biệt như hương ổi, gió se, sương, dòng sông hay vài đám mây vắt nửa mình sang thu. “Sang thu” – Hữu Thỉnh mang đến mùa thu thân thuộc với người dân đất Việt bởi nó không còn là nhiều hình ảnh ước lệ, thay vào đó là những hình ảnh gần gũi nơi làng quê Bắc Bộ khi chuyển giao từ hạ sang thu.
Tác giả đã cảm nhận thu từ vô hình đến hữu hình, từ xa đến gần. Bài thơ là thể thơ thất ngôn (5 chữ) với ngôn từ gần gũi, mộc mạc. Viết bài thơ, tác giả đã sâu kín bày tỏ tình yêu với cuộc đời, thiên nhiên và sự thanh bình của quê hương, đất nước. Thật biết ơn nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một bài thơ khác lạ so với những bài thơ thu trước đó.
Bức tranh mùa thu về miền quê Bắc Bộ: mộc mạc, nhẹ nhàng, nên thơ và êm dịu, trong sáng. Qua phân tích văn bản “Sang thu” ta thấy tác giả muốn thông qua bài thơ thể hiện những triết lý về cuộc đời qua những thứ gần gũi nhỏ bé, giản đơn trong cuộc sống. Tất cả tổng hợp lên nét đặc sắc cho bức tranh giao mùa đẹp hiếm có của thiên nhiên Việt Nam. Qua đó giúp người đọc có những cảm xúc tự hào, đong đầy và nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ.
Bài thơ “Sang thu” được xem như là một trong những bài thơ xuất sắc nhất trong đời thơ của Hữu Thỉnh, là bài thơ nói về đề tài thu độc đáo nhưng không kém phần thơ mộng, lãng mạn và trữ tình của nền thi ca Việt Nam. Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên lúc chớm thu mà còn như một bảo tàng lưu trữ lại cảnh miền quê Việt Nam độ thu về đầy sự yên bình và dạt dào cảm xúc cho thế hệ mai sau có thể hiểu được hình ảnh trong quá khứ của nước ta thật đẹp và yên ả. Dưới đây là tóm tắt nội dung phân tích bài thơ “Sang thu” .
Đề bài: Phân tích nét độc đáo trong bài thơ “Sang thu” – Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh (1942) : Nguyễn Hữu Thỉnh, với bút danh là Vũ Hữu. Quê quán: ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là nhà thơ trưởng thành vào thời kì hòa bình. Năm 1963 ông nhập ngũ rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. Ông tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khóa III. IV, V. Năm 2000 ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
Phong cách nghệ thuật: Ông là người có nhiều tác phẩm vừa hay vừa sâu sắc nói về cuộc sống và con người ở vùng quê Việt Nam. Thơ ông giản dị nhưng vô cùng tinh tế, truyền cảm và sâu sắc.
Văn bản “Sang thu” – Hữu Thỉnh hẳn là một kiệt tác hiếm có trong làng thơ ca Việt Nam khi viết về mùa thu. Nhà thơ như đưa hết cả linh hồn mùa thu vào trong từng câu thơ khiến chúng như được tắm mình trong cái không khí mùa thu se lạnh cùng vô vàn hương thơm dịu nhẹ, thanh mát mang riêng cái phong vị của mỗi độ thu về.
Bài thơ được sáng tác vào cuối năm 1977 (sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 2 năm) tại một cuộc thi sáng tác thơ ca tại trại hè. Bài thơ được in lần đầu trong báo Văn nghệ, sau được in trong tập thơ Từ chiến hào đến thành phố (xuất bản năm 1991). Ở khổ 1: Cảm xúc bất ngờ, ngỡ ngàng của nhà thơ khi nhận ra thu đã về và tín hiệu mùa thu. Tiếp đó, khổ 2: Cảnh thiên nhiên trong thời điểm giao mùa từ hạ sang thu. Cuối cùng trong khổ 3: Những thay đổi của cảnh vật khi sang thu và những suy ngẫm sâu sắc của tác giả về đời người.
Để có thể sáng tác ra một bài thơ thu để đời như vậy, chắc hẳn Hữu Thỉnh đã qua sát rất lâu và vô cùng tỉ mỉ về tiết thu thì mới thấy được những chi tiết rất đắt như vậy để tạo nên một “Sang thu” – Hữu Thỉnh mà không lẫn sang của bất cứ ai. “Sang thu” là tổng quan những quan sát hết sức tỉ mỉ của tác giả trước khoảnh khắc giao mùa và những suy tư của tác giả về cuộc đời ẩn chứa qua bức tranh đó. Bao cảm xúc dâng đầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ.
Bài thơ “Sang thu” thuộc thể thơ thất ngôn xúc tích, ngắn gọn. Tác giả sử dụng những ngôn ngữ trong sáng, giản dị, gần gũi để miêu tả trời thu. Không những vậy, nhà thơ còn sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ đặc sắc, hình ảnh giàu tính tạo hình, các phép ẩn dụ,… khiến bài thơ vừa giàu chất thơ vừa giàu chất tình. Đây xứng đáng là một trong những bài thơ xuất sắc của kho tàng văn học Việt Nam.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích “Sang thu” : khổ 1
Thu về đem đến nguồn cảm hứng dạt dào trong nghệ thuật văn thơ, với một cái mùa thu đó thôi mà giới thi nhân nhạc sĩ đã phải cảm thán biết bao lần, để thưởng riêng cho mình những vần thơ, những câu hát rất đặc sắc và riêng biệt. Tỉ như trong thơ ca trung đại có chùm ba bài thơ thu “Thu điếu”, “Thu vịnh”, “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến, thơ Mới có “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư và không thể bỏ qua mùa thu của Hữu Thỉnh qua bài thơ “Sang thu” thật nên thơ, đẹp và trữ tình, với tấm lòng của nhà thơ cũng thật duyên.
Khổ thơ thứ nhất là những rung cảm mãnh liệt của nhà thơ trước những tín hiệu giao mùa mà tác giả quan sát, cảm nhận thấy từ mùa thu trong con ngõ nhỏ:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Pha vào trong gió se”
Nhà thơ Hữu Thỉnh đã chọn lựa một hình ảnh rất quen thuộc và gần gũi để tạo nên một tứ thơ mới mẻ. Ông sử dụng “hương ổi”, một hình ảnh rất gần gũi trong đời sống nhân dân để làm tín hiệu giao mùa. Từ “bỗng” được đặt ở đầu câu thơ, đã diễn tả cảm giác bất ngờ, đột ngột, ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình. Từ “phả ” diễn tả một làn hương thơm ngọt ngào, đậm đà. Đồng thời nó gợi cho ta liên tưởng đến không gian thân thuộc của những làng quê. Đó có thể là một vùng quê ở đồng bằng Bắc Bộ với những khu vườn, những ngõ nhỏ xum xuê cành trái, đặt biệt là cây ổi. Làn “hương ổi” đã trở thành phong vị riêng trong thơ thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Ngoài tín hiệu giao mùa là “hương ổi”, tác giả còn lựa chọn “gió se” làm tín hiệu thứ hai. “Gió se” là ngọn gió heo may, đặc trưng của mùa thu đất Bắc. Đó là một thứ gió khô và có chút gì đó se se lạnh. Làn gió ấy đã làm dịu bớt đi cái nóng oi ả của mùa hè và khiến cho làn “hương ổi” như sánh lại và trở nên ngọt ngào hơn. Nhưng dường như hai tín hiệu trên vẫn chưa thể đánh giá được khoảnh khắc giao mùa. Bởi vậy tác giả đã vội vã kiếm tím ở một tín hiệu khác, đó là những màn sương.
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Từ khứu giác, xúc giác, tác giả cảm nhận những màn sương ấy bằng thị giác. Ông còn sử dụng nghệ thuật nhân hóa, qua từ láy “chùng chình: Đã gợi lên dáng vẻ mong đợi, lưu luyến, vấn vương của màn sương. Cụm từ “qua ngõ” gợi liên tưởng đến những đường làng, ngõ xóm hay cũng là cửa ngõ của thời gian thông giữa hai mùa (cuối hạ, đầu thu). Trước khoảnh khắc giao mùa mơ mộng, nên thơ ấy, tác giả đã giật mình, pha vào đó đôi chút bối rối ” hình như…”
Bài thơ là những cảm nhận tinh tế của tác giả lúc thu sang và đối diện với những khoảnh khắc ấy là niềm vui, sự hạnh phúc, hân hoan vô bờ. Đọc “Sang thu” ta như được tận hưởng trọn vẹn nhất không khí sang thu ở miền Bắc Việt Nam. Bài thơ đã thành công bộc lộ được tâm trạng bâng khuâng, xốn xang của Hữu Thỉnh trước những giao thoa tinh tế của trời đất trong thiên nhiên nơi làng quê Bắc Bộ lúc giao mùa.
Thông qua việc phân tích văn bản “Sang thu” chúng ta càng hiểu rõ được cảnh thu của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong những năm sau chiến tranh. Những làng quê yên bình, thơ mộng cùng với những suy ngẫm sâu lắng của một con người từng trải. Đó chính là giá trị to lớn nhất mà bài thơ “Sang thu” muốn gửi gắm tới độc giả.
Xem thêm: Phân tích bài thơ “Từ ấy” của nhà thơ Tố Hữu ngắn gọn nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu ngắn gọn nhất
Phân tích 12 câu thơ đầu của bài “Trao duyên” – Nguyễn Du
Phân tích khổ 3 bài “Mùa xuân nho nhỏ” tác giả Thanh Hải
Phân tích 2 khổ cuối bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của tác giả Hàn Mặc Tử
Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ngắn gọn đầy đủ nhất
Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Phân tích bài thơ “Tràng Giang” ngắn nhất của nhà thơ Huy Cận