Phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa đông – “Vợ chồng A Phủ”

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” kể về Mị – nhân vật đi xuyên suốt tác phẩm mà tác giả Tô Hoài dành phần lớn thời gian và tâm huyết cho nó, từ đó bộc lộ sức sống tiềm tàng cùng khát khao được sống của con người lao động. Vẻ đẹp cùng sự khao khát đó còn được làm nổi bật qua phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa đông khi cắt dây trói để giải thoát cho A Phủ.

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích tâm trạng mị trong đêm tình mùa đông

Dưới đây là dàn ý phân tích tâm trạng mị trong đêm tình mùa đông giúp bạn đọc dễ dàng viết bài phân tích chi tiết và có thể dùng làm tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm.

Mở bài hay nhất về nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

– Giới thiệu sơ lược về Mị trong “Vợ chồng A Phủ”.

– Tâm trạng Mị trước đêm xuân.

Thân bài phân tích tâm trạng mị trong đêm tình mùa đông

Phân tích hoàn cảnh, tâm trạng Mị trước đêm xuân:

– Là cô gái dân tộc Mèo, xinh đẹp và tài giỏi, có tài thổi sáo.

– Là người con dịu dàng, hiền hậu của gia đình.

– Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.

– Vì hoàn cảnh gia đình quá nghèo nên phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra.

Sự tác động của các bối cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến tâm trạng của Mị.

– Lúc mới về nhà thống Lí: Đêm nào Mị cũng khóc, định tự tử bằng cách ăn lá ngón, tìm đến cái chết để được giải thoát. Nhưng vì lòng hiếu thảo, Mị lại tiếp tục sống như nô lệ ở nhà thống lí, sống mà như đã chết từ lâu, chỉ còn lại cái xác.

Sự đối lập giữa hoàn cảnh đêm xuân và cuộc sống của Mị hiện tại.

– Ngoại cảnh: Không khí ngày Tết tưng bừng, náo nức khiến Mị thức tỉnh khát khao được sống tự do tự tại.

– Nghe tiếng sáo vọng từ đằng xa, Mị thấy mình như trẻ lại tuổi thanh xuân, Mị khao khát muốn được đi chơi.

– Ý thức biến thành hành động: Xắn mỡ bỏ vào đĩa, quấn lại tóc, với tay lấy váy hoa.

– A Sử trói Mị vào cột, Mị vùng chống trả nhưng chân bị trói chặt trong đau đớn.

– Mị nhìn thấy con ngựa, nàng nhận ra mình cũng chỉ là nô lệ cho nhà thống lí, cô trở về với hiện thực nghiệt ngã, khốc liệt.

– Sức sống tiềm tàng, khao khát mãnh liệt được trở lại tuổi trẻ vẫn còn mãi âm ỉ trong lòng Mị, chỉ chờ có cơ hội cô được giải thoát để lại một lần nữa bùng lên như thời còn trẻ xuân.

Kết bài phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa đông

– Khái quát lại vấn đề, nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

– Mở rộng, liên hệ tới những người phụ nữ trong thời kì phong kiến.

Một số dạng đề văn phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa đông

Dưới đây là một số dạng đề văn phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa đông để bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng làm tư liệu phân tích trong quá trình học.

Đề bài: Viết bài văn phân tích cảm nhận của em về nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

Tô Hoài là nhà văn hiện thực nổi tiếng từ trước cách mạng tháng Tám. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực báo chí, song vẫn có một vài thành tựu đáng kể trong sáng tác văn học, đặc biệt là về mảng đề tài miền núi. “Vợ chồng A Phủ” là một trong ba tác phẩm được in trong tập truyện Tây Bắc – tác phẩm được giải Nhất giải thưởng hội Văn nghệ Việt Nam từ 1954 – 1955.

Trong lần hành quân giải phóng Tây Bắc (1952), Tô Hoài được trải nghiệm cuộc sống, cùng ăn uống và sinh hoạt với các đồng bào sinh sống ở đây. Sự trải nghiệm ấy đã tiếp thêm cho tác giả sự nhiệt huyết để cho ra tác phẩm này. Bức tranh cuộc sống trong văn Tô Hoài là các trang văn cuốn hút người đọc bởi vốn hiểu biết phong phú về thiên nhiên và con người miền sơn cước. Và có lẽ tại chính vùng đất ấy, với tài năng vốn có cùng với tấm lòng nhân ái, đầy sự yêu thương đã đem lại cho nhà văn nhiều thành công rực rỡ. Ông đã tận dụng những nét sở trường của mình, trong đó đặc sắc nhất và nổi bật nhất là khắc họa nội tâm và cử chỉ của Mị qua từng đoạn đường cuộc đời.

Đọc một tác phẩm, điều để lại sâu đậm nhất trong tâm trí ta là cảm xúc, suy tư của tác giả đối với nhân vật. Tô Hoài quan niệm rằng “nhân vật là nơi tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Đối với nhân vật Mị, có lẽ điều độc giả nhớ nhất đó là hình ảnh cô gái vùng Tây Bắc xinh đẹp, trẻ trung với nhiều tài năng khiến bao gã mê đắm nhưng vì món nợ truyền kiếp đã trở thành sợi dây trói buộc Mị phải làm con dâu gạt nợ.

Cuộc sống tại nhà Thống lí Pá Tra không khác gì chốn địa ngục trần gian. Mang danh là vợ của con trai gia đình giàu có nhất làng, nhưng thật ra Mị tồn tại với thân phận là một nô lệ trong gia đình này. Đoán trước được điều đó nên Mị rất tuyệt vọng, Mị khóc suốt và đã có ý định ăn nắm lá ngón để kết thúc cuộc sống của mình. Kể từ thời điểm ấy trở đi ta tưởng rằng Mị đã đầu hàng trước số phận của mình.

Gắn liền với những cảm xúc đó chính là tính cách của một người yêu cuộc sống, khao khát thoát khỏi cuộc sống đầy tăm tối và đầy bạo lực qua sự phân tích cảm nhận, hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Trong tối hôm đó, cảm xúc của Mị bộc lộ theo nhiều sắc thái cảm xúc khác nhau. Vừa chập tối, Mị lắng nghe tiếng sáo Mèo thân quen, Mị nhẩm theo câu ca người đang thổi. Mị ý thức được tình hình hiện giờ, nhưng Mị vẫn muốn đi dạo đêm xuân. Sợi dây của A Sử đã làm Mị không thể thoát ra được. Thế nhưng, sợi dây đó chỉ để “trói” lấy thân xác chứ không ảnh hưởng được tâm hồn của một thiếu nữ đang hòa vào không khí mùa xuân.

Đó là lúc cô thực sự đang sống vì bản thân mình sau bao ngày đêm cô sống như một cái xác không hồn. Đó là đêm cô vượt qua khỏi mọi thứ để sống theo con tim mình. Xong buổi tối hôm ấy, Mị tiếp tục trở về sống kiếp nô lệ. Thế nhưng, miêu tả sự việc đó, Tô Hoài nhấn mạnh rằng: Cái tủi cái bi kịch mà Mị chịu đựng ví như lớp bụi tro che lấp, che phủ, khuất lấp sức sống mãnh liệt trong Mị. Chỉ cần một làn gió mạnh mẽ thổi bay lớp tro tàn lạnh lẽo ấy thì đốm lửa ấy sẽ rực cháy và đưa Mị thoát khỏi cuộc đời tối tăm của mình.

Và sau đó, làn gió ấy đã đến. Đó là những khuya mùa đông rét buốt và cô đơn trên rừng núi đang tới. Mùa đông lạnh đến thấu xương, sẻ thịt. Vì vậy tối nào vào chập tối, Mị cũng sẽ ngồi ngoài bếp củi để hơ tay cho đỡ lạnh. Vào những đêm giá rét đó, hình ảnh A Phủ đang chịu trói ngoài cột, phơi mình giữa trời đông giá rét đã va vào ánh mắt của Mị. Tuy nhiên Mị vẫn rất thản nhiên sưởi ấm tay. Vì lý nào mà Mị lại vô cảm, dửng dưng với hình ảnh ấy đến độ như vậy?

Có khi nào hành động hành động đầy tàn ác đó là công việc thường ngày của cha con Pá Tra. Hay vì Mị quá quen với cái khổ rồi cho nên Mị dửng dưng, hờ hững trước vết thương của bất cứ ai. Tối hôm sau như thường lệ, Mị tỉnh giấc và ngồi quanh bếp nhóm lửa để sưởi ấm. Lửa bùng lên, “Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Phải chăng vì quá đau nên A Phủ đã khóc đầy bất lực trước số phận của bản thân. Chính những giọt nước mắt ấy đã đánh thức được lòng thương cảm sâu bên trong con người Mị.

Mị cảm giác rung động trước cảnh tượng đó. Vào đêm xuân, chính A Sử cũng đối xử như thế kia với Mị, ấm ức chỉ biết khóc thương thay cho số phận bản thân. Mị hiểu ra rằng hoàn cảnh của Mị và A Phủ giống nhau, mà những ai rơi vào cùng hoàn cảnh rất dễ thấu hiểu cho người còn lại. Mị hồi ức lại cuộc sống khủng khiếp hồi trước, “chúng nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở trong cái nhà này”. Chúng nó là những con dã thú đội lốt người. Chỉ vì một con thú mà sinh mạng của người thiếu niên mới chạc tuổi 18 đã bị đem ra thay thế. Bọn chúng coi mạng sống của nô lệ như cỏ rác.

Nhìn lại, Mị lại cảm thương cho A Phủ khi phải bị trói đến chết giữa trời đông giá rét thế kia. Quay trở lại từ dòng suy nghĩ, Mị cay đắng cho số phận của bản thân: “Ta là thân đàn bà chúng nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết chờ ngày rũ xương ở đây thôi”. Bỗng dưng một cảnh tượng không ngờ tới hiện lên trong suy nghĩ của Mị. Hình ảnh A Phủ chạy trốn và Mị hi sinh làm người thay thế cho A Phủ trên cái cột đó. Nhưng mà Mị thấy rất bình thản.

Từ khi trở thành dâu gạt nợ, Mị đã thay đổi từ một người yêu bản thân, siêng năng, tài hoa, hiếu thảo, có niềm tin với cuộc sống trở nên mất hết hy vọng vào cuộc sống. Mà có lẽ với chúng điều đó đã trở thành thói quen hàng ngày. Nhờ chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh” tuôn ra từ một người thanh niên vô tội, tâm trạng của Mị trở nên hỗn độn. Lý trí làm Mị thấy được sự độc ác của tụi phong kiến đế quốc. Mị cảm thông với người cùng hoàn cảnh. Tiếp đó Mị liên tưởng đến hình ảnh của mình sẽ bị trói vào một đêm giá rét nào đó …

Một loạt suy nghĩ ấy đã thức tỉnh Mị dùng dao để cắt sợi dây giải thoát A Phủ. Hành động đầy bất ngờ và táo bạo này phản ánh đúng với cảm xúc mà Mị đang có trong đêm tình mùa đông này. Sau hành động đó, Mị liền bảo A Phủ “đi ngay”. A Phủ liền chạy đi, nhưng Mị vẫn ở yên đó. Mị bây giờ đây đang lựa chọn cho mình một đáp án cho câu hỏi : Ở đây chờ chết hay chạy với A Phủ?

Cuối cùng, thì Mị đã nghe theo tiếng gọi con tim và chạy chung với A Phủ. Mị bước từng nhịp như là sự khẳng định về sức mạnh của nhân ta sẵn sàng chống lại bọn thực dân bấy giờ. Mị đuổi tới và nói với A Phủ: “A Phủ, cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Tiếng lòng khát khao sống và làm chủ cuộc đời của nhân vật Mị đã được thể hiện ra. Đó chính là minh chứng của việc Mị đã tự tay cắt đứt sợi dây xiềng xích cuộc đời mình. Mị và A Phủ cùng đỡ đần nhau chạy xuống phía dưới núi. Hai người ra khỏi mảnh đất Hồng Ngài, tìm đường đến Phiềng Sa, nhưng tương lai sao thì họ chưa biết được…

Mị đã có đủ dũng cảm để giải thoát cho cuộc đời đầy bất hạnh của mình. Sức sống tiềm tàng đã thôi thúc, là tiền đề to lớn để Mị phấn đấu. Mị giải thoát cho A Phủ và đồng thời cũng giúp cho hoàn cảnh của chính bản thân. So sánh sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm đông cởi trói cho A Phủ, ta thấy hai hình thái tâm lí tuy riêng mà chung vô cùng độc đáo. Trong đêm tình buồn tẻ hay trong đêm đông đang phải đối mặt với nguy hiểm, sức sống mãnh liệt và niềm tin yêu cuộc sống trong Mị vẫn sôi sục, cháy bỏng.

Sau khi phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa đông, ta thấy nhà văn muốn đưa ra một lí tưởng cao đẹp rằng: Ở đâu có áp bức bóc lột thì ở đó có sự đấu tranh, phản kháng lại nó, dù cho đó chỉ là sự bùng lên một cách tự phát như Mị.

Qua đó tác giả đã vinh danh những đức tính tốt đẹp của những người phụ nữ Việt Nam nói chung và của người phụ nữ miền núi nói riêng, làm sáng tỏ ra được giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm. Ông đã vô cùng cảm thán và thương xót cho cuộc đời éo le, đầy bi kịch của Mị. Nhưng với một tâm hồn mãnh liệt, ông còn phơi bày và ca ngợi những khao khát sống mãnh liệt sót lại sâu bên trong tâm hồn Mị. Sự nhân đạo vốn có của tác giả Tô Hoài đã được thắp sáng lên.

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nghị luận so sánh sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm đông cởi trói cho A Phủ

Tô Hoài là một trong những nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam. Ông đã sáng tác nên nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong số đó là tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” với nhân vật chính là Mị, phải chịu hoàn cảnh, số phận bi thảm. Trong tác phẩm, sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm đông cởi trói cho A Phủ được bộc lộ rất rõ ràng, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

Trước hết, nhân vật Mị được miêu tả là một cô gái dân tộc xinh đẹp vùng Tây Bắc. Cô rất hiền dịu, nết na, xinh đẹp và có biệt tài thổi sáo hay. Khi còn trẻ, những trai bản muốn theo đuổi Mị nhiều không kể hết. Cô còn là một đứa con hiếu thảo, luôn luôn quan tâm, lo lắng, chăm sóc cho gia đình. Sau đó do nhà quá nghèo, Mị phải bán thân để trả nợ cho nhà thống lí Pá Tra, để gia đình Mị được yên ổn. Từ đó, tâm trạng, tuổi xuân của Mị bắt đầu bị xã hội phong kiến nói chung, nhà thống lí độc ác nói riêng trù dập, đè nén, khiến Mị chỉ còn là cái xác không hồn.

Tiếp đó, tác giả miêu tả tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân phơi phới, khát khao sống mãnh liệt. Khi cô nghe thấy tiếng sáo, tâm hồn bỗng phơi phới trở lại, bị tiếng sáo cuốn đi về một nơi xa xăm. Tâm hồn thiếu nữ sống lại, cô muốn làm đẹp, quấn lại mái tóc, xúng xính váy áo để chuẩn bị đi chơi. Nhưng lát sau, A Phủ về đột xuất, hắn thấy Mị vui vẻ, lại đánh và trói Mị vào cột. Hắn nhất quyết không để Mị đi chơi. Tuy vậy, tâm hồn tuổi xuân trong Mị đã phơi phới, đã sống dậy nên dù bị vùi dập, khát vọng sống của Mị vẫn mãnh liệt, nó âm ỉ chờ thời điểm thích hợp cháy bùng lên.

Cuối cùng, thời điểm Mị vùng lên đấu tranh đã được tác giả miêu tả. Đó là khi A Phủ, một chàng trai trẻ trong làng, vô cùng tráng kiện, thân hình vạm vỡ, nhiều tài năng bị nhà thống lí vùi dập, ép làm trâu ngựa. Nhưng A Phủ chống cự và bị nhà thống lí trói vào cột giữa trời đông lạnh cắt da cắt thịt. Lúc ấy, trời đã khuya, gia đình nhà thống lí đã ngủ, chỉ còn Mị, nàng thức dậy nhóm lửa cho đỡ lạnh. Tiếng lách tách lửa bập bùng, Mị ngó mắt sang trông A Phủ. Cô thấy A Phủ đang khóc, mặt mũi đã xám đen lại.

Nhìn thấy tình cảnh ấy, Mị nhớ lại đêm tình mùa xuân cô cũng bị chính A Sử trói, bất lực, tuyệt vọng như vậy. Nhưng giờ đây, Mị có thể cứu được A Phủ, dẫu có phải bị trói lại thay thế A Phủ cô cũng không còn sợ nữa. Chính giờ phút này đây, Mị đã mạnh mẽ, gan dạ đi tới cởi trói giải thoát A Phủ.

Nhà văn đã miêu tả rất chân thực hình ảnh A Phủ với khuôn mặt hốc hác, xám xịt vì đói, rét, kiệt sức. Nhưng ngay khi được giải thoát, anh như được sống lại, khát vọng sống trong A Phủ bùng lên. Anh vùng dậy và bỏ chạy. Nhưng sau đó, A Phủ nhớ ra còn Mị, cô sẽ phải chịu chết thay anh, nếu sáng mai chúng biết được. Tô Hoài đã miêu tả tình huống truyện vừa hồi hộp, căng thẳng, vừa đậm chất tình người.

Mặc dù được A Phủ rủ bỏ trốn cùng, nhưng do Mị đã quen bị giam giữ, bị bóc lột, khi đứng trước lựa chọn tự do hay không, cô lại sợ hãi. Nhưng cuối cùng, khát vọng sống trong Mị bùng lên dữ dội, thắng được cả sự sợ hãi và cô bỏ chạy. Niềm khao khát ấy lớn đến nỗi, dẫu không biết có bỏ trốn được xa không, nhưng giờ phút này Mị phải bỏ chạy để cứu lấy sự sống của bản thân.

Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” thật là một truyện ngắn xuất sắc, đã lên án chân thực xã hội phong kiến bất công, khốc liệt với nhân dân. Từ đó cho ta thấy được, ở mỗi con người chúng ta luôn có một sức sống, khao khát sống mãnh liệt. Hãy mạnh dạn đứng lên đấu tranh, đẩy lùi áp bức, bất công đang diễn ra trong cuộc sống, xã hội.

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn liên hệ mở rộng Mị trong đêm tình mùa xuân với diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo buổi sáng sau khi gặp Thị Nở để cho thấy khát vọng sống của các nhân vật.

Nhà văn Tô Hoài với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” đã gây nên nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng đọc giả. Ý nghĩa mà tác phẩm truyền tải cũng khiến quần chúng liên tưởng đến ý nghĩa mà nhà văn Nam Cao đã mang lại qua tác phẩm Chí Phèo, dưới hình ảnh nhân vật chính là Chí Phèo.

Trước hết, nhân vật chính trong cả hai tác phẩm đều là những người đang chịu sự áp bức, bóc lột, bất công của xã hội đương thời. Mị trước đêm tình mùa xuân, cô phải chịu sự hành hạ, khinh bỉ của gia đình thống lí Pá Tra. Bị gia đình hắn coi như thân trâu ngựa. Cô tuyệt vọng đến mức chỉ còn lại cái xác không hồn. Không còn là Mị xinh đẹp, nết na, thổi sáo tài năng như xưa nữa. Người dân trong bản cũng không ai dám đến làm bạn với cô vì sợ bị họa oan. Mị bị ngăn cách thế giới bởi bức tường xã hội phong kiến dưới hình ảnh gia đình nhà thống lí.

Cũng giống như vậy, Chí Phèo, trước đây là một anh nông dân lương thiện. Dẫu hoàn cảnh từ lúc mới đẻ rất bất hạnh, anh vẫn giữ tấm lòng trong sạch, không trở nên xấu xa, lừa gạt ai. Vậy mà, lão Bá Kiến vì ghen tuông vô cớ, đẩy anh vào tù tội. Để rồi từ đó, Chí không còn đường quay trở lại làm người nông dân bình thường nữa. Bị cả làng Vũ Đại khinh bỉ, ghét bỏ, Chí không còn là người nữa, có lẽ chỉ còn là cái xác.

Tiếp đến, ở cả hai nhân vật, người đọc như không còn nhìn thấy niềm khao khát sống nữa. Mị sau nhiều lần cố vùng lên, đã hoàn toàn mất đi khao khát sống, cô vật vờ như lũ gia súc trong nhà, bị bóc lột sức lao động. Chí Phèo cũng ngày đêm uống rượu, không có lúc nào tỉnh, chỉ toàn đi ăn vạ và uống rượu qua ngày.

Ấy vậy mà cuối cùng, khi tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân cất lên, cũng giống với khi Thị Nở đến với đời Chí Phèo, thì ngọn lửa khao khát sống trong Mị và Chí Phèo đều bùng lên. Mị sau bao lâu cuối cùng cũng muốn ăn mặc đẹp, chải tóc để xinh đẹp. Chí Phèo khao khát có một mái nhà, với người vợ bên cạnh, hai người sống êm đềm, hạnh phúc. Dù đã bị hoàn cảnh đẩy đến bước đường cùng trong xã hội, nhưng khi có cơ hội đến, niềm khao khát tình yêu, khao khát sống của cả hai nhân vật đều mạnh mẽ, mãnh liệt vô cùng.

Qua hai tác phẩm, ta thấy được khát vọng sống của mỗi người có thể lớn đến nhường nào. Trong chúng ta, ai cũng đều xứng đáng được yêu thương, trân trọng. Đồng thời, phản ánh chế độ phong kiến khi xưa tàn ác, ép bức nhân dân đến nhường nào, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh, đẩy lùi áp bức, bất công.

Phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa đông giúp ta chiêm nghiệm ra nhiều góc khuất trong đời sống. Nhờ sự trải nghiệm về con người, lối sống của núi rừng Tây Bắc, Tô Hoài đã vẽ lên hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, phóng khoáng. Hi vọng bạn đọc đã rút ra được nhiều bài học hay sau bài phân tích trên!

Xem thêm: Phân tích bài “Làng” lớp 9 – nhà văn Kim Lân dễ hiểu nhất

Phân Tích, Văn Học -