Phân tích đoạn 1 “Tràng giang” – tác giả Huy Cận sâu sắc nhất
Bài viết phân tích đoạn 1 “Tràng giang” dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách phân tích bài để có thể biết thêm cách hành văn mượt mà, trôi chảy, hấp dẫn. Từ đó hỗ trợ bạn trong việc viết văn đầy đủ, hay nhất trong các kì thi.
Nội dung bài viết
Dàn ý “Tràng giang” khổ 1
Dưới đây là dàn ý “Tràng giang” khổ 1 giúp bạn đọc dễ dàng viết bài phân tích chi tiết và có thể dùng làm tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm.
Mở bài phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Tràng giang”
– Giới thiệu vài nét sơ qua về tác phẩm, tác giả.
– Nêu lên hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
Thân bài phân tích đoạn 1 “Tràng giang”
– Hoàn cảnh sáng tác: Vào buổi chiều năm 1939, tác giả tình cờ đứng ở Nam Bến Chèm, tận hưởng cảnh đẹp sông Hồng.
* Ý nghĩa tựa đề:
– Tựa đề tạo ra một nét đẹp đặc trưng thời xưa nhưng mang sự hiện đại.
– Ý nghĩa câu thơ đề từ:
+ Tạo nên sự rung cảm, nỗi buồn man mác cho độc giả.
+ Làm rõ tình cảm chủ đạo của nhà thơ trong suốt bài thơ: Đó là một nỗi buồn man mát, những cảm giác “bâng khuâng”, không lý do nhưng rất chân thật…
* Phân tích đoạn 1 “Tràng giang”
– Mở đầu bài thơ là hình ảnh mang đầy nét đẹp của sự ma mị, cổ xưa của thiên nhiên. Và khi qua con mắt của tác giả thì nó lại trở nên đầy nét cuốn hút hơn nữa.
+ Hình ảnh “sóng, thuyền,…” có gốc từ thơ Đường, ở đây nhà thơ đã mượn lại để phác họa lên bức tranh sông nước đầy vẻ quyến rũ nhưng buồn thấu lòng người.
+ Theo lẽ tự nhiên, “nước” và “thuyền” luôn gắn liền, khó tách rời nhau. Thế mà Huy Cận đã tách riêng biệt -> Thơ ông mang một vẻ u buồn, rầu rĩ trong tâm hồn khó mà phai nhòa.
+ Nghệ thuật ẩn dụ, hình ảnh củi khô đang phải quyết định sẽ xuôi theo hướng nào..
-> Hình ảnh “củi khô” có thể coi là ẩn dụ cho sự nhỏ bé của con người. Tác giả cảm nhận rằng bản thân cũng giống như bao con người, mang số phận nhỏ nhoi giữa cuộc sống bao la.
Đánh giá khái quát nội dung:
Qua khổ thơ chúng ta thấy được sự chán nản, buồn bã, ngơ ngác trước cuộc sống đầy áp lực này. Ông cảm nhận được sự lẻ loi, cô đơn của kiếp con người đối với biển đời to lớn. Giờ đây nó không phải là nỗi đau xót của riêng cá nhân Huy Cận mà đó chính tâm trạng chung của thế hệ bấy giờ, tiêu biểu là các thi nhân đầu thế kỉ XX.
– Nhận xét chung: Sự buồn bã, chán nản của tác giả trước những phương hướng trong cuộc sống, giữa hành tinh đầy rộng lớn, bao la.
* Đặc sắc nghệ thuật:
– Kết hợp giữa hiện thực và cổ điển.
– Cách đặt nhan đề mới lạ, thể thơ cổ xưa.
– Sở hữu vốn từ láy giàu giá trị.
Kết bài phân tích đoạn 1 “Tràng giang”
– Khẳng định lại nội dung của đoạn 1.
– Đúc kết lại kinh nghiệm cho bản thân, tìm tòi sâu hơn về nội dung.
Tổng hợp các dạng đề văn phân tích đoạn 1 “Tràng giang”
Dưới đây là tổng hợp các dạng đề văn phân tích đoạn 1 “Tràng giang” để bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng làm tư liệu phân tích trong quá trình học.
Đề bài: Viết bài văn cảm nhận khổ 1 “Tràng giang” học sinh giỏi
Sau khi trải nghiệm tác phẩm “Tràng giang”, phải công nhận rằng Huy Cận là đỉnh cao về những thơ buồn trong thơ hiện đại nước ta. Thơ ông mang một nét buồn sâu đậm. Ông có rất nhiều tác phẩm hay, đẹp. Nhưng “Tràng giang” vẫn là tác phẩm nổi bật nhất trong tập thơ của ông. Khổ thơ đầu của bài thơ “Tràng giang” đã hội tụ đủ sắc đẹp của thiên nhiên quanh sông Hồng, qua đó phác họa nỗi sầu bi của người thi ca giữa cảnh vật mênh mông, bát ngát.
Trong phong trào thơ Mới, Huy Cận trở thành cá nhân tiêu biểu nhất lúc đó giờ. Bài thơ được ông lấy cảm hứng vào một chiều năm 1939. Lúc đó nhà thơ đang dạo chơi trên Nam Bến Chèm, tận hưởng vẻ đẹp của dòng sông Hồng trôi giữa bầu trời thiên nhiên hùng vĩ.
Nhan đề bài thơ mang lại cảm giác cực kỳ đặc biệt. “Tràng giang” được hiểu qua tiếng phiên dịch là con sông to lớn và dài. Câu đề từ gợi cho người đọc một nỗi buồn man mác. Qua câu đề, ông muốn khẳng định cảm xúc chính sẽ tồn tại suốt bài thơ: Cảm xúc bâng khuâng, hiện hữu những nỗi buồn khó tả, không nguôi.
Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ đầu. Hình ảnh con sông Hồng chảy giữa thiên nhiên hùng vĩ, tuy nhiên lại được tác giả cho mang trong mình một nỗi buồn sâu lắng.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”
Nhìn qua câu thơ, chúng ta có thể tưởng tượng ra được hình ảnh con sông mênh mông sóng nước. Ở đây, “tràng giang” được hiểu là con sông dài vô tận. Huy Cận rất sáng tạo khi thay “trường giang” thành từ “tràng giang” làm cho con sông không những sở hữu chiều dài mà chiều sâu cũng rất rộng. Cụm từ “điệp điệp” thể hiện những cơn sóng liên tục xô lẫn nhau, ào ạt vào bờ.
Dưới góc nhìn đầy nét thi sĩ của nhà thơ, từng cơn sóng được nhân hóa giống với con người, biết nét “buồn điệp điệp”. Nó như đang trải dài cho nỗi buồn vô tận của tác giả. Từ láy “điệp điệp” giúp khắc họa nỗi buồn từng lớp này tới lớp khác, đầy nỗi niềm mà nhà thơ đang cất giấu.
Giữa không gian bao la ấy bỗng tồn tại hình ảnh con thuyền lẻ loi giữa dòng:
“Con thuyền xuôi mái nước song song”
Chúng ta có thể thấy được sự đối lập giữa hai hình ảnh: Con sông rộng vô kể với chiếc thuyền bé nổi bập bềnh trong dòng chảy. Hình ảnh này như nhấn mạnh thêm sự bé nhỏ của hình ảnh chiếc thuyền. Dưới cái nhìn của tác giả thì hình ảnh “con thuyền” đang đại diện cho những số phận nhỏ bé, lẻ loi giữa cuộc đời. Cách kết hợp giữa hình ảnh cổ điển cùng với điệp từ “song song” khiến thiên nhiên toát ra nỗi buồn sâu lắng. Sử dụng nghệ thuật tiểu đối trong ngôn từ “buồn điệp điệp” đối với cụm từ “nước song song” tạo cho hai câu thơ nhịp thơ nhịp nhàng, chậm rãi như những tiếng thở dài não nuột đang trào dâng trong lòng nhà thơ.
Tiếp đến, ở 2 câu thơ sau nỗi buồn vẫn còn tiếp tục tuy nhiên ở đây lại cảm giác sự chia xa đầy cay đắng:
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”
Trong các bài thơ đó giờ, hình ảnh nước và thuyền hay gắn liền lẫn nhau, tuy nhiên Huy Cận lại cho người đọc thấy một sự chia xa giữa nước và thuyền. Từ “nước” trong bài thơ được tác giả nhân hóa thành con người, có cảm xúc. Cụm từ “sầu trăm ngả” tạo cảm giác như tồn tại một nỗi buồn bất tận, tận mọi ngóc ngách. Qua câu thơ, độc giả có thể cảm nhận được hình ảnh con thuyền bập bềnh, trôi nổi vô định, mặc kệ dòng nước mênh mông buồn tủi.
Tuy nhiên ở câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã bất ngờ thêm vào một hình ảnh rất là đặc biệt. Đó giờ trong văn học hiện đại duy chỉ có nhà thơ là gửi gắm hình ảnh “củi” vào trong chính tác phẩm của mình. Đây có lẽ là hình ảnh đặc biệt nhất trong thơ văn lúc bấy giờ.
“Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Hình ảnh “củi khô” hiện ra cho thấy sự hiện đại vốn có của thơ Huy Cận, có lẽ rất khó ta thấy được một hình ảnh đặc biệt như vật trong các bài thơ. Hình ảnh một chiếc củi khô lạc lõng, cô đơn lẻ loi thật giàu sức tạo hình. Cành củi đã rất bé nhỏ rồi, lại đi với từ “khô” làm cho chúng ta có cảm giác rất mong manh, có thể bị nhấn chìm bất cứ lúc nào. Ông còn sử dụng cụm “lạc mấy dòng” là một phép ẩn dụ, thể hiện chiều sâu của tác giả khi đánh giá hình ảnh cành củi.
Nghệ thuật đảo ngữ đã được nhà thơ xài rất khéo léo, “một cành củi khô” đã trở thành “củi một cành khô” với nhịp thơ 1/3/3 giúp làm nổi bật hoàn toàn ba câu thơ trên, như khẳng định hình ảnh của cành củi cùng số phận bé nhỏ đang bị vùi dập trên cuộc sống vô định. Phân tích khổ thơ đầu bài “Tràng giang”, nỗi buồn được hiện hữu trong suốt bài thơ. Tất cả hình ảnh thơ “thuyền”, “sóng”, “củi”, “nước” được hiện ra trong bài thơ không một sức sống. Chính vì sắc thái buồn sâu đậm của tác giả đã ám lên cảnh vật xung quanh nên ở đâu cũng mang một nỗi sầu khắc khoải. Giống như câu thơ xưa được viết: “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ đầu bài “Tràng giang”
Nhắc tới những sáng tác của nhà thơ Huy Cận không thể không nói tới bài thơ “Tràng Giang”. Đây là bài thơ được tác giả viết trong thời gian còn là sinh viên, năm 1939. Vì vậy bài thơ cũng như khổ thơ đầu của bài mang đến cho người đọc một hồn thơ trẻ trung, giàu chất trữ tình.
Mở đầu bài thơ là lời đề từ “Bâng khuâng…”. Chính lời đề từ đã khái quát nên nội dung và cảm hứng, tâm hồn của nhà thơ. Cảm xúc của bài thơ đó chính là nỗi buồn sâu lắng và được thể hiện qua từ “bâng khuâng”. Một nỗi buồn man mác, không rõ nguyên nhân nhưng lại da diết và khôn nguôi. Tâm trạng ấy được hình thành khi nhà thơ đứng trước không gian “trời rộng, sông dài”. Ngay ở khổ thơ đầu bài thơ thì nội dung cũng như cái tôi được tác giả thể hiện rất rõ ràng:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song”
Nhắc đến sông nước, đứng trước dòng sông mênh mộng, rộng lớn thì người ta không thể nào không nhắc tới những ngọn sóng. Ở ngay câu thơ đầu tiên nhà thơ đã nhắc đến con sóng giống như mang theo tâm trạng, cảm xúc. Từ “tràng giang” lại một lần nữa được nhắc đến. Nhà thơ dùng từ “tràng” thay bởi từ “trường” chính là để phân biệt với con sông Trường giang của Trung Quốc. Giống với ý nghĩa phần nhan đề thì từ “tràng giang” gây cảm giác về một không gian rộng lớn, bất tận.
Đến câu thơ thứ hai, tác giả đã có sự di chuyển điểm nhìn từ cái nhìn xa, bao quát đến một điểm nhìn cụ thể. Vốn tưởng sự xuất hiện của con thuyền sẽ mang đến cảm nhận về sự sống của con người nhưng trái lại càng thêm nỗi buồn thê lương. Con thuyền thì nhỏ nhoi, đơn độc đối lập với sự mênh mông của dòng sông.
Câu thơ thứ hai, hai hình ảnh thuyền và dòng sông lại được sóng đôi cùng nhau:
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”
Con thuyền giống như đang phá vỡ quy luật của bình thường. Thuyền “xuôi mái” tức là xuôi theo dòng nước, ấy vậy mà lại có sự vận động “về – lại”. Vốn chảy cùng chiều nhau nhưng đến câu ba lại có sự ngược chiều. Sự phi logic trong câu thơ giống như sự lo âu, lạc lõng, trăn trở của chính tác giả.
Khổ thơ đầu tiên kết lại bằng một hình ảnh thơ rất lạ:
“Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Nhánh củi là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi nhưng ít khi được sử dụng, đưa vào trong thơ cổ. Nhà thơ Huy Cận đã phá vỡ những quy tắc để lấy hình ảnh nhành củi khô trên nền thiên nhiên rộng lớn, kì vĩ. Cành củi nhỏ bé, đơn độc, lạc giữa dòng nước giống như chính nhà thơ đang phải chịu đựng sự cô đơn, lạc lõng.
Như vậy, những hình ảnh vừa quen vừa lạ, giàu hàm súc, giàu sức gợi cảm cùng cách gieo vần, điệp âm và sử dụng các từ láy,… mà khổ thơ đã hội tự mọi đặc trưng của nền thơ ca hiện đại. Mặt khác, phân tích khổ đầu bài thơ “Tràng giang” ta cũng thấy được cái tôi sâu lắng của nhà thơ Huy Cận.
Đề bài: Viết đoạn văn khổ thơ đầu của bài thơ “Tràng giang”
Huy Cận tên khai sinh là Cù Huy Cận. Thơ ông hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí. “Tràng giang” là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận. Qua đó, ở khổ thơ đầu của bài thơ là nỗi lòng thầm kín, khắc khoải, sầu muộn của nhà thơ khi nhớ về quê hương mình.
Bước vào bài thơ, ta đã thấy ngay sự độc đáo và chất chứa nỗi niềm u uất, da diết không sao diễn tả hết được bằng lời của tác giả:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song”
Con người khi đứng trước không gian ấy càng trở nên nhỏ bé, lẻ loi. Giữa những con sóng, đứng trước không gian rộng lớn ấy chính là hình ảnh của nhân vật trữ tình. Mặc dù không được nhắc đến trực tiếp nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được sự hiện diện của tác giả. Sự lẻ loi nhưng con sóng nhỏ giữa mặt nước mênh mông, nó trở nên cô độc và như mang trong mình nỗi “buồn điệp điệp”. Nỗi buồn như vô tận, kéo dài mãi.
Càng thêm phảng phất nỗi buồn khi mà con thuyền rơi vào trạng thái “xuôi mái”, xuôi một cách buông bỏ cho dòng nước đẩy đưa. Huy Cận đã dùng nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Con thuyền tưởng như đang chuyển động nhưng thực chất chỉ bất động và chịu ảnh hưởng của con sóng, dòng nước.
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”
Sang câu thơ thứ ba, sự đối lập giữa thuyền và nước: Thuyền về nước lại kết hợp với hình ảnh “sầu trăm ngả” gợi lên cảnh tan tác, chia lìa. Nỗi buồn đã trở thành nỗi sầu lan tỏa trong không gian. Phải chăng nhà thơ Huy Cận đang mang tâm trạng đồng cảm với đại thi hào Nguyễn Du:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Sang câu thơ thứ tư đã xuất hiện một câu thơ mang tính chất hiện đại:
“Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Hình ảnh “củi” là hình ảnh hiện đại trong một câu thơ đậm chất Đường thi. Nó biểu tượng cho kiếp người nhỏ bé, phù du, trôi nổi giữa dòng đời vô định. Nếu hiểu tràng giang là dòng đời thì cành củi khô là thân phận của con người trong dòng đời đó. Huy Cận không chỉ tả không gian, cảnh vật trên dòng Tràng giang mà cả trạng thái không gian được hiện lên: sóng, nước, củi. Không gian gợi lên cái mênh mông, hoang vắng, cảm giác chia lìa, bơ vơ trong cảm nhận của một cái tôi cô đơn trước cuộc đời.
Phân tích khổ đầu “Tràng giang” ta như thấy được chất thơ Huy Cận vốn buồn “ảo não”, đầy hoài cổ. Đó cũng là chân dung của một trí thức đa sầu, đa mang, yêu thiên nhiên và yêu quê hương sâu sắc. Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận xứng đáng đưa nhà thơ trở thành “đỉnh cao” thơ Mới.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận khổ 1 và khổ 4 bài thơ Tràng giang
Huy Cận là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông sáng tác nên bài thơ “Tràng giang” khi đứng ở bờ nam để ngắm sông Hồng mênh mông rộng lớn với biết bao nỗi niềm xúc động. Từ những cảm nhận đó tác giả đã viết nên bài thơ cùng với khổ 1 và khổ 4 là những khổ thơ đặc sắc nhất.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song”
Ngay từ câu thơ đầu tiên ta đã nghe từ “điệp điệp” thể hiện nỗi buồn dai dẳng mà âm ỉ, đau đớn. Đến câu thơ thứ hai lại tiếp tục sử dụng từ láy “song song”. Câu thơ hàm ý thể hiện sự gần gũi, tương đồng giữa dòng sông, con thuyền nhưng cũng lại xa cách, chơi vơi. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa chất cổ điển và hiện đại, với biện pháp nghệ thuật đảo ngữ khiến người đọc tưởng tượng ra một bức tranh đượm buồn, nỗi niềm u uất của người thi sĩ khi đứng trước dòng Tràng giang gợn sóng mênh mông.
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Sau sự vận động của con thuyền xuôi mái, là mối “sầu trăm ngả”, nỗi buồn lan xa theo dòng nước, thấm vào từng cảnh vật và từ cảnh vật gieo vào lòng người. Câu thơ cuối với nghệ thuật tương phản “một – mấy” gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh nhỏ bé, đơn độc của một cành củi khô trước không gian sông nước mênh mang. Đảo ngữ “củi một cành khô” và từ chỉ trạng thái “lạc” cho người đọc liên tưởng về kiếp người tủi cực, khô héo, trôi dạt, đau thương, không tìm thấy nơi bám víu.
Ở khổ thơ 4, không gian vũ trụ hiện lên tráng lệ. Hình ảnh thơ mang phong vị cổ điển:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.”
Thơ xưa hay dùng hình ảnh “chòm mây, cánh chim” để nói đến buổi chiều. Chữ “đùn” trong câu thơ Huy Cận gợi nhắc câu thơ dịch của “Thu hứng”, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ cho cảnh vật. Núi bạc là những núi mây. Mây trắng hết lớp này đến lớp khác như những búp bông nở ra trên trời cao. Mây được dát bạc bởi ánh chiều rạng lên trước khi vụt tắt, tạo nên vẻ đẹp tráng lệ.
Sự đối lập giữa cánh chim nhỏ bé và không gian vũ trụ mênh mông “lớp lớp mây cao, bóng chiều”. Cánh chim nhỏ nhoi như bị nhấn chìm khi bóng chiều buông xuống. Cũng giống như phận người hữu hạn, tội nghiệp trước không gian vô hạn. Cảm giác về vũ trụ được gợi lên ở câu thơ Huy Cận.
“Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Câu thơ đọng lại nỗi buồn của cả bài thơ. Cảnh mênh mông nước gợi lên trong lòng người nỗi buồn nhớ quê hương. Ở thơ ông, nỗi nhớ ấy lúc nào cũng thường trực mà không cần có sự tác động của ngoại cảnh. Huy Cận ở ngay giữa quê hương mà vẫn thấy thiếu quê hương. Đó cũng là tâm trạng chung của một thế hệ người dân mất nước. Nỗi niềm này được diễn tả qua từ “dợn dợn”, “vời”. Đây là những từ ngữ gợi hình, gợi cảm. Với từ láy “dợn dợn” người đọc có thể hình dung những con sóng lan xa, kéo theo nỗi buồn trong lòng người.
Âm điệu nhịp nhàng được gợi ra từ nhịp thơ đều đặn của thể thơ thất ngôn (4/3 hoặc 2/2/3), thanh điệu đối xứng đều đặn. Câu thơ mở ra nhịp chảy miên man của sông nước. Bài thơ là sự kết hợp giữa ý vị cổ điển và màu sắc hiện đại qua thể thơ, thi liệu, bút pháp, cảm hứng.
Bên cạnh đó bộc lộ nỗi thất vọng về sự nhỏ bé, không biết đi đâu về đâu của kiếp người. Những câu thơ chuẩn mĩ xưa, được nhà thơ tái hiện lại, cùng với các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, ngôn từ chứa đựng hình ảnh và đảo ngữ…Bức tranh thiên nhiên Tràng giang mang màu sắc cổ điển nhưng cũng gần gũi, thân thuộc với những hình ảnh quê hương.
Qua phân tích đoạn 1 bài thơ “Tràng giang”, nhà thơ Huy Cận đã phác họa nên bức tranh thiên nhiên rộng lớn nhưng mang nỗi buồn sầu bi trên dòng sông Hồng. Bài thơ đã mang trong mình những vần thơ đặc sắc, chất chứa một tâm hồn thơ đầy sâu muộn của Huy Cận lúc bấy giờ.
Xem thêm: Phân tích văn bản “Sang thu” – tác giả Hữu Thỉnh hay nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích văn bản “Sang thu” – tác giả Hữu Thỉnh hay nhất
Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu ngắn gọn nhất
Phân tích 12 câu thơ đầu của bài “Trao duyên” – Nguyễn Du
Phân tích khổ 3 bài “Mùa xuân nho nhỏ” tác giả Thanh Hải
Phân tích 2 khổ cuối bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của tác giả Hàn Mặc Tử
Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ngắn gọn đầy đủ nhất
Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”