Phân tích “Câu cá mùa thu” ngắn gọn – nhà thơ Nguyễn Khuyến
Tác phẩm “Câu cá mùa thu” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khuyến cho lối sáng tác đặc trưng của ông. Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Câu cá mùa thu” ngắn gọn. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
Nội dung bài viết
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Câu cá mùa thu” ngắn gọn
Mỗi bài thơ đều được hỏi bằng nhiều cách khác nhau. Do đó chúng mình đã tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Câu cá mùa thu” ngắn gọn để cho các bạn đọc tham khảo. Hy vọng nó sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn.
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn cảm nhận “Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến
Mùa thu là chủ đề muôn thuở trong thơ văn. Nhiều thi sĩ đã chọn lựa chủ đề hóc búa này chỉ để tạo nên những sáng tác cho riêng mình. Trong số đó nổi bật nhất là “Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến. Bức tranh tiết trời mùa thu trong veo, nhẹ nhàng cùng với tâm trạng của tác giả đã được phác họa qua bài thơ đó.
Tác giả đã đưa ra nhiều nét nhận xét cùng nhiều góc nhìn đối với quang cảnh mùa thu: Từ thấp đến cao, gần ra xa,… Nó đã tạo nên một mùa thu đầy sinh động, trong veo của khí trời. Mọi thứ xung quanh như hòa mình với không khí mùa thu (bầu trời, ao và đường thôn cũng ra thu). Mùa thu đã lan tỏa khắp làng xóm ở miền quê Bắc bộ.
Trong tiết trời thu lãng mạng bỗng xuất hiện một hình ảnh rất đặc biệt (cảnh câu cá). Đây chính là một nét chấm phá ở trung tâm của trời mây. Tuy nhiên, nó lại mang vẻ hơi u sầu, khi không tồn tại sự xuất hiện của con người, mọi thứ dần trở nên tĩnh lặng. Con người qua cảnh vật, bầu không khí ấy cũng trở nên lặng im, trầm tư đến lạ. Bài thơ cho ta thấy niềm tin yêu thiên nhiên của tâm thi sĩ, giúp cho những chất thơ sau này có thể tiếp nối, mang đậm bản chất dân tộc.
Đề bài: Viết đoạn văn mở bài “Câu cá mùa thu” ngắn gọn
Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tài năng, xuất sắc của văn học Việt Nam. Các tác phẩm thơ của ông viết chủ yếu về chủ đề quê hương mang đậm màu sắc vùng quê Nam Bộ. Nổi bật lên trong những tác phẩm đặc sắc đó có bài thơ “Câu cá mùa thu”. Đây là bài thơ rất hay, sâu sắc viết về mùa thu của đất nước. Đồng thời tác giả đã bộc lộ những cung bậc cảm xúc, nỗi lòng thầm kín của bản thân trước mùa thu đất nước.
Đề bài: Bài thơ “Câu cá mùa thu” thực ra có phải nói chuyện câu cá hay không, vì sao?
Bài thơ thực ra không chú trọng gì tới câu cá mà là cảm thụ tiết khí mùa thu, cảnh vật. Sự hiện ra lỏng lẻo của lá vàng rất vừa vặn với cảm xúc của nhà thơ, bày tỏ sự u sầu trước sự đổi thay mau lẹ của thời gian. Hai câu thơ cuối cùng là dẫn chứng nổi bật cho tâm trạng đầy khó nói của nhà thơ.
Bài thơ “Câu cá mùa thu” hiện lên với nhiều phong cảnh trữ tình, thơ mộng. Các hoạt động cực kỳ linh hoạt, khẽ khàng không dậy lên bất cứ âm thanh nào: mây lơ lửng, sóng gợn, lá đong đưa. Cuối tác phẩm, tác giả còn tạo nên một vài âm thanh nhưng tựa mơ màng, làm cho mọi thứ xung quanh thêm phần lặng im. Khoảnh khắc đó đã lột tả sự cô quạnh, u buồn trong trái tim của nhà thơ.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” chi tiết
Nguyễn Khuyến là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam bởi ông có lối hành văn rất độc lạ, mới mẻ. Bài thơ “Câu cá mùa thu” là hiện thân của vẻ đẹp bình dị, trầm lắng và trong sáng. Những nét đẹp về màu sắc, khó phai nhất về thiên nhiên ở miền núi Bắc Bộ đã làm nên sự mới lạ, một nét chấm phá cho cảnh sắc lúc bấy giờ.
Hai câu đầu bài thơ là về chiếc thuyền và cái ao. Nước trong ao được miêu tả “trong ve“, cộng thêm khí trời mùa thu thêm phần “lạnh lẽo“ tạo nên khung cảnh thật đẹp. Trên mặt ao thấp thoáng hình ảnh chiếc thuyền “bé tẻo teo”. Hình ảnh ao thu và chiếc thuyền chính là trung tâm của bức tranh thu, cho chúng ta thấy sự dân dã, mộc mạc của cuộc sống miền quê.
Hai câu thơ sau càng làm sâu sắc thêm vẻ đẹp của bức tranh thu. Sự trong “biếc” của sóng kết hợp cùng màu “vàng” của lá đã tạo nên bức tranh mộc mạc. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối rất điêu luyện, “biếc” cùng với “vàng”, “vèo” của lá tương xứng với cấp độ “tí” khi sóng gợn lên. Ngoài ra nhờ có thêm vóc dáng của trời xanh cùng những lớp mây trôi “lơ lửng” theo làn gió thoảng.
Xanh ngắt đã cho thấy cái độ sâu của quang cảnh xung quanh, ánh nhìn hời hợt của ông lão lúc câu cá. Sau đó, ông đảo quanh, ngó nhìn về xung quanh khắp bốn phía của ngôi làng. Có vẻ người dân đã ra để lo việc đồng áng. Bốn phía lặng im, không có bóng người. Mọi ngóc ngách xung quanh heo hút, làm cho không gian lúc này trở nên hiu quạnh.
Ông lão lúc này như đang rơi vào trong đống suy nghĩ của bản thân. Mọi thứ từ mặt nước như ao thu, chiếc thuyền câu hay là từ cơn sóng tới những chiếc lá,… đều xuất hiện với hình ảnh, sắc màu, cảm xúc một chút hiu quạnh, cô đơn nhưng rất thực tế, quen thuộc với mỗi người dân.
Nhà thơ rất nhàn hạ, “tựa gối ôm cần” trước mọi danh lợi xung quanh bản thân. Ông lão câu cá chính là nhà thơ, người đảm nhận chức quan của nhà Nguyễn, một lòng yêu nước, quan tâm tới dân nhưng phải chịu thua với chiến tranh, quyết tâm không bị khuất phục cho tụi giặc nên đã từ quan. Qua đó chúng ta thấy được qua bài thơ, là hình ảnh của một người yêu nước liêm khiết về sống ẩn.
Bỗng “cá đâu đớp động dưới chân bèo” làm ông thức giấc trở về hiện thực. Cảnh vật xung quanh lúc này vẫn rất đẹp, tiết trời thì ấm áp, tuy nhiên lại có cảm giác vắng lặng do tâm hồn của nhà nho tại thời điểm này – một sự cô độc, tiếc thương cho đời.
Lúc này đây, chỉ có người bạn “thiên nhiên” mới có thể làm ông nguôi ngoai đi phần nào. Ông đã gửi gắm cảm xúc của bản thân, tâm tư, lắng nghe sự an ủi của thiên nhiên, ở màu sắc có phần mới mẻ “vàng” của chiếc lá, “xanh ngắt” ở mây trời, “biếc” của sóng gợn trên mặt của ao.
“Thu điếu” có thể được coi là bài thơ tả cảnh xuất sắc nhất của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Hình ảnh, cảnh quan của quê hương đều được ông phác họa qua những nét đẹp tinh tế về các gam màu khác nhau, các nét vẽ gần xa, nhẹ nhàng mà tinh tế. Tốc độ của chiếc lá rơi “vèo” vào trong không gian, tiếng đớp của cá được cảm nhận là tiếng dân dã của mùa thu, thân quen của quê hương, gợi lên cho bản thân chúng ta nhiều kí ức về cuộc sống nơi thôn quê nơi chúng ta sinh ra.
Nguyễn Khuyến có khả năng gieo vần rất sáng tạo. Vần “eo” xuất hiện trong bài thơ một cách phù hợp, tạo cho độc giả một sự ấn tượng sâu sắc; tác dụng của các vần thơ tự thu hút chúng ta: Trong veo – đưa vèo – bé tẻo teo – chân bèo – vắng teo.
Thơ là một sự cảm nhận sâu sắc về mặt tâm hồn. Nguyễn Khuyến có niềm yêu đối với thiên nhiên xung quanh, đối với đất nước lẫn các cánh đồng quê khắp nơi. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc các tác phẩm khác nhau của ông, độc giả lại càng tin yêu đối với cảnh sắc của đất nước, các mùa trong năm, niềm tin đối với xóm làng, dân tộc. Đối với ông, bài thơ “Câu cá mùa thu” là đề tài muôn thuở, nhờ nó mà ông có thể trải lòng, tình yêu mùa thu của ông không thua kém đối với đất nước là bao. Nguyễn Khuyến xứng danh chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống văn học ở Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,… trong bài thơ “Câu cá mùa thu”. Qua các dạng bài phân tích “Câu cá mùa thu” ngắn gọn ở phía trên, hi vọng các bạn đọc có thể tận dụng, tham khảo và vận dụng nó vào các bài văn trên trường, từ đó đạt được điểm số cao hơn, vượt xa những gì bản thân mong đợi.
Xem thêm: Phân tích “Việt Bắc” đoạn 5 tác giả Tố Hữu chọn lọc hay và ngắn nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích “Việt Bắc” đoạn 5 tác giả Tố Hữu chọn lọc hay và ngắn nhất
Phân tích nhân vật Vũ Nương ngắn gọn, hay và đầy đủ nhất
Phân tích 4 câu đầu bài “Tự tình” tác giả Hồ Xuân Hương hay nhất
Phân tích hành động đốt đền của Ngô Tử Văn đầy đủ, hay nhất
Phân tích khổ cuối “Viếng lăng Bác” – tác giả Viễn Phương
Phân tích khổ 2 “Đất nước” – tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật