Phân tích bài thơ Từ ấy tác giả Tố Hữu Lớp 11

Từ ấy là bài thơ hay về lý tưởng sống của thanh niên, em hãy phân tích bài thơ Từ ấy của tác giả Tố Hữu. Xem bài viết bên dưới để chuẩn bị viết văn điểm cao nhé.

Phân tích bài thơ Từ ấy

Trong lịch sử kháng chiến của nước nhà, Tố Hữu là nhà thơ song hành cùng với vận mệnh đất nước dân tộc. Thơ của ông như là công cụ chiến đấu, khích lệ nhân dân. Bài thơ Từ ấy được viết khi tác giả được gia nhập hàng ngũ Đảng, đây là một cột mốc chói lòa khi người thanh niên giác ngộ cách mạng.

Mở đầu bài thơ Từ ấy là tâm trạng vui sướng, choáng ngợp khi tìm thấy lý tưởng sống của mình.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Xem thêm >>>Top 10 Bài văn phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu hay nhất

 

Cụm từ “bừng nắng hạ” cái nắng chói chang của mùa hạ như soi rọi lý tưởng sống của tác giả, trong ông là sự vui sướng hân hoan, niềm hạnh phúc. Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” đó là biện pháp ẩn dụ biểu tượng cho lí tưởng cách mạng.Tố Hữu đã sử dụng những động từ mạnh như “bừng”, “chói”  diễn ra sự đột ngột, bất ngờ và niềm hân hoan khi gia nhập Đảng. Ông cũng xem con đường cách mạng như là thứ ánh sáng công lý giúp dẫn dắt những con người cách mạng đi đến những chân trời mới.

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Ông đã ví von tâm hồn của mình hiện tại như vườn hoa lá tràn ngập sự sống và đầy sắc màu. Nhà thơ so sánh hồn tôi như vườn hoa lá, từ đó giúp người đọc cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ khi tham gia vào lực lượng cách mạng.

Chỉ trong khổ thơ đầu nhà thờ đã dẫn dắt người đọc đến một không gian tràn đầy sức sống, sự hân hoan, hạnh phúc của một con người khi được giác ngộ với cách mạng, đó là lý tưởng sống của tác giả.

Từ niềm vui, hạnh phúc, tác giả đã có những nhận thức mới về lẽ sống:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với muôn nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Nhà thơ tự giác buộc lòng mình với những con người sinh sống trên đất nước chấp nhận sống khổ cực, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn để trở thành một cộng đồng vững mạnh. Hình ảnh “khối đời” chỉ những người cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một lí tưởng, gắn bó, phấn đấu vì một mục đích chung: đấu tranh giành lại tự do độc lập dân tộc. Khổ thơ trên tác giả sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ như thể hiện tư tưởng, tình cảm của Tố Hữu gắn bó mọi người với nhau, chung sức đồng lòng tạo thành sức mạnh đoàn kết.

Khổ thơ thứ hai chính là những nhận thức mới mẻ về lẽ sống của tác giả trong thời đại mới.

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ

Trong khổ cuối của bài thơ Tố Hữu khẳng định mình đã là “con của vạn nhà” trở thành tập thể của quần chúng nhân dân lao động, trở thành em của “vạn kiếp phôi pha” đồng hành cùng với những con người nghèo khổ trong xã hội. Tình cảm của ông thể hiện trong cách xưng hô thân thiết đó là “con”, “em”, “anh”, giúp gắn bó mọi tầng lớp trong xã hội với nhau.  Ông đã xác định mình thành viên trong đại gia đình quần chúng lao động. Tố Hữu đã vượt qua được tư tưởng tiểu tư sản và cá nhân để hòa mình vào giai cấp vô sản.

Bài thơ Từ ấy thể hiện được niềm vui sướng, hân hoan của người thanh niên khi tìm ra con đường cách mạng, từ đó có những nhận thức mới mẻ về lẽ sống và nguyện hòa mình vào khối đại đoàn kết của dân tộc để hoàn thành mục tiêu giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Chúng tôi vừa giới thiệu bài văn mẫu phân tích bài thơ Từ ấy trong chương trình Ngữ Văn lớp 11 làm tài liệu tham khảo hữu ích cho học sinh,giáo viên.

Lớp 11 -