Phân tích bài “Làng” lớp 9 – nhà văn Kim Lân dễ hiểu nhất
Phân tích bài “Làng” lớp 9, ta thấy truyện kể về nhân vật chính – ông Hai, một người nông dân có lòng yêu nước, yêu quê hương dồi dào. Nghệ thuật xây dựng nhân vật và tình huống truyện đặc sắc được nhà văn Kim Lân thể hiện rất tài tình qua tác phẩm. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Dàn bài nghị luận về truyện ngắn “Làng”
Dưới đây là dàn bài nghị luận về truyện ngắn “Làng” giúp bạn đọc dễ dàng viết bài phân tích chi tiết và có thể dùng làm tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm.
Mở bài “Làng” của Kim Lân
– Giới thiệu truyện ngắn “Làng”, tác giả Kim Lân.
– Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945. Ông chuyên viết về truyện ngắn, có cái nhìn sâu sắc với đời sống và hoàn cảnh của người nông dân.
– Trong kho tàng đề tài đời sống kháng chiến của nhân dân ta, truyện ngắn “Làng” là tác phẩm tiêu biểu nhất, được ông sáng tác trong thời kì đầu của kháng chiến chống thực dân Pháp (1948).
– Truyện ngắn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của người nông dân.
Thân bài phân tích bài “Làng” lớp 9
– Khái quát nội dung truyện ngắn “Làng”.
– Phân tích tình huống làm bộc lộ chiều sâu nhân vật.
– Phân tích tình huống thử thách lòng yêu làng và yêu nước của nhân vật ông Hai.
– Ý nghĩa: tình huống đối nghịch làm nổi bật lên tình yêu quê hương, đất nước mãnh liệt của người nông dân.
– Khẳng định lại một lần nữa tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai.
Đặc sắc nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, vừa giản dị, vừa gần gũi với quần chúng nhân dân. Cốt truyện và nhân vật được xây dựng với nhiều chiều sâu, nhiều góc nhìn khác nhau. Câu văn miêu tả tâm lí nhân vật chân thật, sinh động.
Kết bài phân tích bài “Làng” lớp 9
– Khẳng định lại vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai.
– Suy nghĩ về lòng yêu nước, yêu làng của nhân dân Việt Nam.
Tổng hợp các đề văn về bài “Làng”
Dưới đây là tổng hợp các đề văn về bài “Làng” để bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng làm tư liệu phân tích trong quá trình học.
Đề bài: Viết bài văn phân tích “Làng” học sinh giỏi
Truyện ngắn “Làng” kể về nhân vật ông Hai – một người nông dân cần cù, chất phác và giàu niềm yêu thương đất nước. Thế nên ông rất muốn ở lại kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng do gia đình ông phải di cư lên Hiệp Hòa. Bỗng một hôm khi đang nghe ngóng về làng, ông nghe được làng Chợ Dầu theo giặc, ông đã rất buồn bã. Đến khi biết được tin cải chính, ông đã nhảy cẫng lên đi khoe cho dù nhà của mình bị đốt cháy.
Tình huống truyện mở ra hình ảnh từ sau khi cuộc cách mạng diễn ra thành công, ông Hai luôn luôn yêu quý ngôi làng của mình với toàn bộ tình cảm cộng với sự tin tưởng. Ông Hai rất tự hào về ngôi làng của mình. Hễ đi đâu, gặp ai cũng say sưa kể về ngôi làng của mình. Ông yêu ngôi làng với toàn bộ tình yêu thương của bản thân. Thế nhưng trong một hôm nghe ngóng, ông đã nghe được làng Chợ Dầu theo giặc. Khi nghe tin, ông rất bàng hoàng, không muốn tin rằng đó là sự thật. Ông cảm thấy như bị phản bội, mọi thứ ông làm trước giờ như vừa sụp đổ. Cái việc nhục nhã ấy mà còn xảy ra thì ông thất vọng một cách cùng cực.
Sau đó, ông đã thay đổi về mặt tư tưởng. Ông không còn nhắc đến “cái sinh phần” ấy, “thù nó” đến tận tim gan. Ông chỉ yêu làng Chợ Dầu mà không chịu khuất phục trước tụi thực dân. Mặc dù rất yêu làng nhưng ông vẫn dứt khoát chọn tình yêu nước. Tình yêu nước bao trùm lên hết tất cả. Tuy nhiên nói thù là vậy chứ nội tâm ông vẫn day dứt không thôi qua đó chúng ta thấy được nhà văn Kim Lân phải có kiến thức sâu sắc mới có thể hiểu rõ được tâm lý của người nông dân như vậy.
Ông luôn tự hào khoe làng: Các mái nhà ngói sát rạt, đường được lát đá xanh, mà cái ông tự hào nhất là tinh thần kháng chiến của người dân. Tháng 5 ngày 10 phơi rơm và thóc tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất. Trong “Làng”, ông Hai rất chi là tự hào đối với cái sinh phần quan tổng đốc làng ông. Ông đi đâu cũng khoe, gặp bất cứ ai ông cũng nói về nó “cái dinh cơ cụ thượng làng tôi có lăm lắm là của. Vườn hoa cây cảnh nom như động ấy… “
Đối với ông, làng Chợ Dầu là một thứ rất quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của bản thân. Cho nên lúc tản cư, ông tiếc nuối không nguôi. Ông không muốn rời xa ngôi làng đã gắn bó với suốt cuộc đời của mình. Làng bây giờ đã là một mái nhà vững chãi cho ông. Tuy nhiên sau đó ông đã phải rơi vào thế bí.
Trong một lần ghé quán nước nghe ngóng thông tin, ông đã nghe được tin động trời: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”, “cổ ông lão nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được”. Từ cảm xúc tự hào, lúc này ông cảm thấy tủi nhục vì chính ngôi làng mình rất thương yêu và đặt niềm tin vô. Ông vội chạy thẳng về nhà, không dám đi đâu vì ở đâu cũng bàn về cái tin nhục nhã đó. Bà chủ nhà sau khi biết tin cũng không muốn cho ông thuê nhà, nói khéo chê cười ngôi làng của ông. Ông hận bọn theo Tây, phản bội cụ Hồ.
Vấn đề đã nảy sinh lúc này đây: Làng đã trở thành kẻ thù của đất nước. Ông đã phải đấu tranh nội tâm rất nhiều để đưa ra quyết định: ” làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Ông còn có một cậu con út mới trạc sáu tuổi. Sau đó ông chỉ còn biết tâm sự với đứa con nhỏ để giải tỏa nỗi khổ tâm của mình. Ông tội cho những đứa con của mình khi chúng là những đứa trẻ của ngôi làng Việt gian.
Đó cũng như là sự tín nhiệm của ông với ngôi làng thân thương của mình, mặc dù có tin đồn là làng theo giặc nhưng ông vẫn tin tưởng và dành tình cảm sâu đậm với nó, đồng thời thể hiện tinh thần cách mạng của bản thân, luôn sẵn sàng đứng ra kháng chiến, ủng hộ đường lối cách mạng của bác Hồ
Sự chung thủy ấy được biểu hiện rõ rệt hơn khi ông nghe tin rằng: Làng bị Tây tàn phá. Niềm vui cuối cùng cũng trở lại với ông sau bao ngày nhục nhã, không dám ra khỏi nhà vì tin đồn. Ngoài ra, ông còn được nghe tin nhà của mình ở làng Chợ Dầu đã bị đốt cháy. Thế nhưng, ông lại cảm thấy rất vui sướng. Vì điều đó chứng minh được rằng ngôi làng thân thương của ông không đi theo giặc.
Sự vui sướng này bộc lộ một cách chua xót và cảm động đối với tình yêu nước, yêu làng ở nhân vật ông Hai. Chúng ta có thể thấy được sự tin tưởng tuyệt đối của ông Hai đối với làng. Không chỉ riêng ông Hai, những người nông dân đó giờ luôn đặt một cảm xúc đặc biệt cho làng và đất nước của họ, họ sẵn sàng ra chiến đấu, hi sinh và hết mình vì tổ quốc độc lập.
Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn được thể hiện ở chỗ: Nhà văn Kim Lân đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống truyện. Ông đã rất tài tình đặt nhân vật vào hoàn cảnh cực kỳ thử thách, để từ đó làm lộ ra thái độ, tính tình nhân vật… Kim Lân đã tạo hình ảnh nhân vật ông Hai với nhiều nét độc đáo, cử chỉ chân thật. Qua đó cho thấy tâm lí chung của những người nông dân lúc bấy giờ.
Tình cảm yêu làng xóm, yêu đất nước được nhân vật ông Hai thể hiện quá gần gũi, đậm nét sắc thái riêng của nhân vật. Truyện làm chúng ta thấu hiểu, cảm phục và yêu mến những con người chất phác, bình dị nhưng lại chứa đựng lòng yêu quê hương, yêu nước tha thiết và cao đẹp như thế.
Phân tích bài “Làng” trong văn học lớp 9 ta thấy nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ tài tình, mang giọng điệu, ngôn từ chất phác của những người nông dân. Nghệ thuật trần thuật rất tự nhiên, thay đổi linh động giúp cho câu truyện thanh thoát, giản dị đời thường. Ông cũng bộc lộ từng nét đặc trưng của nội tâm nhân vật qua hành vi, suy nghĩ, đối thoại, độc thoại nội tâm.
Nhân vật ông Hai của câu chuyện đại diện cho hình ảnh những người dân Việt Nam hiền lành, chân chất luôn khao khát tình yêu đất nước và quê hương. Với tiềm năng và sức sáng tạo dồi dào, tuổi trẻ sẽ là nguồn lực hùng mạnh nhất của đất nước. Bởi thế, những người trẻ hãy sống thật xứng đáng với những điều ông cha ta đã gây dựng nên, sau bao năm tháng chiến tranh nghiệt ngã. Thế hệ ngày nay, khi đứng trước những diễn biến mới của quốc tế và sự phát triển trong nước, hãy học hỏi tình yêu quê hương, yêu nước của ông Hai để phát triển và xây dựng đất nước trước sự chống phá của lực lượng chống phá.
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn gọn giới thiệu tác phẩm “Làng”
Phân tích bài “Làng” trong văn học lớp 9: Tác phẩm được viết và đăng báo lần đầu năm 19488 – thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, trong lần tác giả đi sơ tán lên vùng chiến khu. Hoàn cảnh của ông Hai – nhân vật chính: Ông rất yêu làng, tự hào, hãnh diện về làng… Tình yêu làng của ông lão bị đặt vào một hoàn cảnh gay cấn, đầy thử thách: Tin làng Chợ Dầu theo giặc, phản bội lại cách mạng, phản bội lại kháng chiến.
Ông Hai đã phải trải qua tâm trạng đầy dằn vặt, đau đớn, phải đấu tranh tư tưởng rất quyết liệt để lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình. Truyện được kể dưới ngôi kể: Theo ngôi thứ 3, người kể là tác giả khi chứng kiến sự việc của ông Hai. Cách kể này có tác dụng đảm bảo tính khách quan cho câu chuyện, gợi cảm giác chân thực cho người đọc.
Truyện ngắn được chia theo bố cục ba phần nội dung. Trước hết, từ đầu truyện ngắn đến “ruột gan ông múa cả lên, vui quá!”. Phần truyện này miêu tả lại sự kiện ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Tiếp theo ở phần 2: Từ tiếp đến “được đi đôi phần”. Phần này miêu tả chân thực, rõ nét tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Cuối cùng ở phần 3 là phần truyện còn lại. Phần cuối đã bộc lộ thật gần gũi, xúc động những chuyển biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin xấu về làng được cải chính.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích bài “Làng” ngắn gọn
Kim Lân là một nhà văn hiện đại Việt Nam. Ông có sở trường viết các tác phẩm truyện ngắn liên quan đến đề tài nông thôn và người nông dân. Vì thế ông được xem là nhà văn của nông thôn. Với tác phẩm “Làng”, ông đã xây dựng thành công hình tượng người nông dân yêu làng, yêu nước thời kì cách mạng kháng chiến. Ông Hai – nhân vật chính của truyện chính là người có tình cảm cao đẹp và đáng quý đó.
Cũng như bao người nông dân Việt Nam khác, ông Hai cũng có 1 quê hương để yêu thương, gắn bó là làng Chợ Dầu. Ông yêu làng tha thiết và đi đâu cũng tự hào kể về làng. Khi chiến tranh kéo đến, ông Hai phải rời bỏ ngôi làng để đi đến nơi tản cư. Dẫu ở đó, ông vẫn luôn mong được trở về làng để cùng sát cánh với các chiến sĩ, xây dựng trận địa kháng chiến ở quê. Ông đem nỗi nhớ làng kể lại với những người hàng xóm ở nơi tản cư cũng là để tự hào thể hiện quê mình là làng Chợ Dầu cách mạng. Chi tiết truyện cho ta thấy tình yêu làng sâu đậm, da diết của người nông dân chất phác.
Vậy mà ông Hai lại phải nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc vào một buổi sáng, khi ngồi ở quán nước nghe chuyện của mọi người. Khi bình tĩnh lại, ông cố không tin cái tin dữ ấy nhưng người đi tản cư kể rành rọt qua lại, vừa báo họ mới ở đó lên, làm ông không thể không tin. Niềm tự hào về làng Chợ Dầu sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Từ lúc ấy tâm trí ông rối loạn hết cả lên.
Ông tìm cách lảng tránh, cúi gằm mặt ra về,… thế rồi nước mắt ông lão cứ giàn ra. Tâm lí giằng xé, day dứt đến dữ dội của nhân vật ông Hai được nhà văn Kim lân miêu tả hết sức chân thật, sinh động. Những đau đớn, dằn vặt, hổ thẹn đến tận cùng đã đẩy ông Hai vào tình huống phải lựa chọn.
Trong tâm trạng dồn nén, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ. Đây là một đoạn đối thoại mà như lời độc thoại, bộc lộ tấm lòng sâu xa, bền chặt, gắn bó với quê hương, đất nước, kháng chiến của ông. Nói với con mà thực chất ông đang tự nhủ với lòng mình, tự giãi bày, tự minh oan. Những lời tâm sự ấy như một lời thề, lời nguyền. Qua đó ta thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông thật sâu nặng, bền vững, thiêng liêng.
Tính cách hiền lành, chất phác của ông Hai đưa người đọc từ ấn tượng này đến ấn tượng khác. Sau khi nghe tin cải chính về làng Chợ Dầu, ông Hai như được sống lại, mọi đau khổ, tủi nhục biến mất. Niềm vui lại tràn đầy trên gương mặt ông. Tình huống truyện vừa khóc vừa cười. Với người nông dân, căn nhà là cả 1 cơ nghiệp họ chắt chiu, xây đắp, giữ gìn. Vậy mà ông Hai không thấy tiếc bởi điều đó khẳng định làng ông không theo giặc và đó cũng là ông đóng góp cho cách mạng. Trong sự cháy rụi của nhà ông có sự hồi sinh của làng Chợ Dầu, cái làng anh dũng kháng chiến.
Qua những tình huống truyện đặc sắc, tài tình, cho ta thấy tấm lòng sắc son, chung thủy của người dân Việt Nam trong kháng chiến. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả vì làng, vì nước. Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai đã trở thành một công dân nặng lòng với kháng chiến. Qua truyện ngắn, nhà văn đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật ông Hai, cũng là biểu tượng của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.
Sau khi phân tích bài “Làng” của Kim Lân ở chương trình lớp 9, ta thấy được đây là câu truyện ngắn được viết rất xuất sắc, khắc họa rõ nét tình cảm của toàn bộ người dân trong thời kỳ bảo vệ đất nước: Tình làng nghĩa xóm, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước. Nó chính là thứ tình cảm mang tính bao trùm toàn thể nhân dân. Và điều đặc biệt là Kim Lân đã thể hiện nét tâm lý, tình cảm chung đó qua sự biểu hiện sinh động ở đúng một nhân vật, và từ đó lan tỏa ra khắp mọi người xung quanh.
Xem thêm: Phân tích đoạn 1 Tràng giang – tác giả Huy Cận sâu sắc nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích đoạn 1 “Tràng giang” – tác giả Huy Cận sâu sắc nhất
Phân tích văn bản “Sang thu” – tác giả Hữu Thỉnh hay nhất
Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu ngắn gọn nhất
Phân tích 12 câu thơ đầu của bài “Trao duyên” – Nguyễn Du
Phân tích khổ 3 bài “Mùa xuân nho nhỏ” tác giả Thanh Hải
Phân tích 2 khổ cuối bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của tác giả Hàn Mặc Tử
Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ngắn gọn đầy đủ nhất