Phân tích 16 câu đầu bài “Trao duyên” hay và đặc sắc nhất
Hôm nay, chúng ta sẽ phân tích 16 câu đầu bài “Trao duyên”, một tác phẩm rất ý nghĩa và thường xuất hiện trong các đề thi học sinh giỏi, cũng như trong các đề thi chuyển cấp. Để phân tích các tác phẩm văn học, việc lập dàn ý trước viết bài chi tiết là vô cùng cần thiết.
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích 16 câu đầu bài “Trao duyên”
Một dàn bài hay sẽ giúp chúng ta phân tích tác phẩm một cách tốt nhất. Dưới đây em đã chuẩn bị dàn ý phân tích 16 câu đầu bài “Trao duyên” để cho quý thầy cô và các bạn tiện theo dõi. Mong nó sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn trong việc phân tích.
Mở bài “Trao duyên” 16 câu đầu.
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
– Khái quát về 14 câu đầu của đoạn trích: Sự trông cậy, nhờ Thúy Vân kết đôi lại với Kim Trọng thay cho mình.
Thân bài “Trao duyên” 16 câu đầu
Hai câu đầu
+ Từ “Cậy” cho thấy sự trông đợi vào Vân, cho thấy sự tin tưởng hơn từ “Nhờ”.
+ “Thưa”, “Lạy” hành động thường đối với người bề trên, thế nhưng ở đây Kiều lại dùng nó với em mình.
=> Tình thế ép buộc, Kiều chỉ có thể chấp thuận theo nó.
Mười câu tiếp theo.
+ Nguyễn Du đã sử dụng thành ngữ “đứt gánh tương tư”. Tình duyên đành phải đứt đoạn giữa chừng bởi vì chữ hiếu.
+ Các tín vật là minh chứng cho thấy khoảng thời gian hạnh phúc khi Kiều ở bên chàng Kim, thế nhưng do phải làm tròn chữ hiếu nên đành bỏ lỡ.
+ Vân vẫn còn trẻ, vẫn còn “ngày xuân” ở phía trước, vì thế Vân cũng phải hy sinh tình cảm của mình vì Kiều. Một phần là do máu mủ trong nhà khiến Vân không cách nào từ chối.
=> Kiều là người con hiếu thảo, chung thủy.
Nghệ thuật:
– Có yếu tố thành ngữ, nghệ thuật ẩn dụ, liệt kê.
Kết bài 16 câu đầu “Trao duyên”
– Tổng kết về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
– Nêu lên cảm nhận của mình với đoạn trích, rút ra được kết luận cho xã hội phong kiến thời xưa.
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích 16 câu đầu bài “Trao duyên”
Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích 16 câu đầu bài “Trao duyên” mà chúng ta có thể gặp. Hi vọng chúng sẽ giúp cho các bạn học sinh trong quá trình học tập.
Đề bài: Cảm nhận 16 câu thơ đầu bài “Trao duyên”
Truyện Kiều được coi là tác phẩm số một của nền văn học nước nhà. Trong đoạn trích “Trao duyên”, sự tinh tế của nhà thơ khi gửi gắm tâm trạng của mình đối với mỗi nhân vật. Mỗi hành động như “lạy rồi thưa, ngồi lên”, ta thấy được sự bất lực lúc này của Kiều. Nàng đành phải gửi gắm tình duyên của nàng cho người em gái. Mọi hành động, cử chỉ, câu nói của Kiều nghe rất chua xót, tội nghiệp, đau đớn. Cảm xúc lúc này của Kiều khó có thể diễn tả bằng lời.
Sự bối rối, khó nói của Kiều làm ta hiểu thêm được về tình cảm của nàng đối với Kim Trọng và cả em gái. Kiều trân trọng mọi thứ như chiếc vành, bức tờ mây, nàng cố gắng níu giữ chúng. Có lẽ cũng chỉ vì nàng yêu, quý trọng mối nhân duyên ấy nhưng do xã hội đen tối đã làm cho chúng bị tan biến. Càng nghĩ ta lại càng thương cho số phận hẩm hiu của nàng. Bởi lẽ đó mà Kiều đã có hơi ích kỷ.
Có lẽ trong Kiều một chút ích kỉ nhen nhóm vẫn còn đó. Thế nhưng, điều đó cho chúng ta thấy được sự trân trọng của nàng đối với tình yêu. Nàng phải chịu đựng việc gửi gắm lại người yêu cho em gái, điều đó cực kì xót xa, đau đớn. Thứ cảm xúc đó rất là bình thường. Các bạn đọc sau khi đọc xong cảm thấy xót xa muôn phần.
Đề bài: Cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên” 16 câu thơ đầu
Kiều trông cậy vào Vân, sự tin tưởng tuyệt đối đã nằm trong từ cậy đó. Ngoài ra, Kiều còn lạy, thưa đối với chính em gái của mình. Qua đó chúng ta thấy được sự tài tình, nhìn ra được tâm tư của từng nhân vật. Nàng vì không có cách nào để tiếp tục lời đính ước khi xưa với Kim Trọng nên đã phải nhờ đến em. Đây quả là điều hiếm gặp từ xưa tới nay.
Thúy Vân khi đó đã chấp nhận giúp chị của mình. Thúy Kiều lúc này đây cũng đã đặt em gái mình vào thế khó. Thế nhưng, đó đối với Thúy Kiều chỉ là phần nhỏ, nàng còn phải hi sinh thân mình vì cứu cha và cứu em. Mối tình đầu đã để lại trong cô nhiều cảm xúc. Bây giờ đây chỉ còn lại những kỉ vật, là minh chứng duy nhất cho tình yêu của hai người, trong giây phút ngắn ngủi lại phải đưa cho người khác, điều đó thật là đau đớn.
Tình yêu thì chỉ tồn tại giữa hai người, thế nhưng ở đây thì nó lại của chung ba người. đáng buồn làm sao. Vì máu mủ ruột thịt nên khi Kiều nhờ thì Vân không nỡ từ chối. Chúng ta có thể thấy từ đầu đoạn thơ đến cuối không có thoại của Vân. Kiều đang ráng sức giãi bày tâm trạng. Nàng đã nghĩ tới cảnh mình chết. Lúc đó, cách biệt âm dương, chỉ còn cách thông qua chén rượu để giãi bày. Điều đó thật đáng buồn!
Nàng vẫn còn rất nhiều điều muốn nói với Kim Trọng: Không giữ được lời đính ước, ngậm ngùi gửi hàng trăm ngàn lạy. Nàng xưng hô với chàng là tình quân, tự cảm thấy chua xót với số phận hẩm hiu của chàng,… Nguyễn Du đã rất tài tình, nắm rõ được tâm lý con người. Chuyện tình cảm đâu phải có thể dứt là dứt hết được trong lòng. Nguyễn Du đã thành công trong việc miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều.
Đề bài: Phân tích tâm trạng Thúy Kiều 18 câu đầu bài “Trao duyên”
Từ xa xưa, số phận của người phụ nữ cực kì hẩm hiu, éo le, qua các bài thơ hay là câu ca dao đã khắc họa được điều đó. Đặc biệt điều đó được thể hiện rõ ràng qua kiệt tác “Truyện Kiều”. Qua tác phẩm chúng ta có thể thấy được sự hy sinh cao cả của người phụ nữ cùng với đấu tranh nội tâm dữ dội mà đoạn trích “Trao duyên” đã phác họa sâu sắc điều đó, qua nhân vật Thúy Kiều.
Tình yêu đâu phải thứ có thể chia sẻ với người khác. Thế nhưng Kiều lại phải “trao duyên” của chính mình cho em gái thì. Đối với nàng lúc này đây đã phải rơi vào tình thế bắt buộc. Vì thế dù không đành lòng nhưng mà vẫn phải cam chịu và nhường lại mối lương duyên cho em gái mình với chàng Kim.
Là một người chị thì việc phải nhờ cậy hay là lạy thưa với em mình là điều không thể. Thế nhưng ở đây Kiều đành phải cậy hết vào em mình, lạy thưa như đang nói chuyện với bầy tôi trên. Nàng không muốn vì bản thân mà phá vỡ việc đính ước với chàng Kim. Vì thế nàng đành phải kính cẩn nhờ cậy em gái tiếp nối mối lương duyên này.
Nàng và chàng Kim đã cùng nhau có những kỷ vật. Nguyễn Du đã rất tài tình khi không để những kỷ vật ấy trong một câu thơ. Qua đó chúng ta có thể thấy sự đau buồn khi phải trao lại những kỉ vật đầy kỉ niệm ấy cho em gái của bản thân. Nàng buộc phải trao lại cho Vân và chàng Kim những món đồ ấy. Qua đoạn thơ trên cảm xúc của nàng hiện lên rõ rệt. Nàng luôn mong muốn cuộc sống trước nay thế nhưng vì chữ hiếu nàng phải buông bỏ tất cả.
Thật đau xót khi phải trao đi mối tình đầu của mình. Đó có lẽ là niềm đau xót nhất trong trái tim của Kiều lúc bấy giờ. Tình yêu vốn là của mình thế nhưng giờ phải nhượng lại cho người ta. Đây có lẽ là sự đau đớn nhất trong cuộc đời nàng.
Lúc bấy giờ, Kiều đã có ý nghĩ tới cái chết nhưng dù thế nàng vẫn chỉ nhớ tới lời thế của mình với chàng Kim. Nàng tưởng tượng rằng nếu như mai sau có chết thì cũng sẽ khó mà siêu thoát, oan hồn bám víu bên cạnh chàng Kim. Nếu sau này thấy trời có gió thì lúc đó có lẽ là nàng đang ở bên.
Khi ấy nàng chỉ mong là nhận được một chén rượu coi như thay lời nói. Mạng sống của mỗi con người rất quý giá. Ai ai cũng quý trọng mạng sống của bản thân. Chỉ khi cảm thấy đau khổ đến mức nào đó thì con người ta mới nghĩ tới cái chết. Kiều có lẽ vì nỗi đau xót không thể nào nguôi ngoai được, nàng đã cảm nhận được đoạn đường sắp tới sẽ đầy chông gai, không dễ dàng gì cho nàng.
Qua 16 câu thơ đầu đoạn trích “Trao duyên”, chúng ta có thể thấy được sự bất công của xã hội thời phong kiến. Vì chữ hiếu mà người con gái phải hy sinh hạnh phúc bản thân để mà làm tròn bổn phận người con. Khi mà báo hiếu được thì lại phải đánh đổi chữ tình. Nguyễn Du đã khắc họa tài tình tâm trạng của Thúy Kiều, qua đó cho chúng ta cảm nhận được sự khắc nghiệt của xã hội bấy giờ.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,… trong đoạn trích “Trao duyên”. Qua các dạng bài phân tích 16 câu đầu bài “Trao duyên” ở phía trên, hi vọng các bạn đọc có thể tận dụng, tham khảo và vận dụng nó vào các bài văn trên trường, từ đó đạt được điểm số cao hơn, vượt xa những gì bản thân mong đợi.
Xem thêm: Phân tích “Câu cá mùa thu” ngắn gọn – nhà thơ Nguyễn Khuyến
Phân Tích, Văn Học -Phân tích “Câu cá mùa thu” ngắn gọn – nhà thơ Nguyễn Khuyến
Phân tích “Việt Bắc” đoạn 5 tác giả Tố Hữu chọn lọc hay và ngắn nhất
Phân tích nhân vật Vũ Nương ngắn gọn, hay và đầy đủ nhất
Phân tích 4 câu đầu bài “Tự tình” tác giả Hồ Xuân Hương hay nhất
Phân tích hành động đốt đền của Ngô Tử Văn đầy đủ, hay nhất
Phân tích khổ cuối “Viếng lăng Bác” – tác giả Viễn Phương
Phân tích khổ 2 “Đất nước” – tác giả Nguyễn Khoa Điềm