Nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ Viếng lăng bác
Nhằm giúp học sinh tìm hiểu bài thơ Viếng lăng bác loigiaihay sẽ tóm tắt nội dung và những ý chính về đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ. Đây là bài thơ hay và xúc động của tác giả Viễn Phương trong một lần về viếng thăm lăng Bác.
Nội dung bài viết
Nội dung nghệ thuật bài Viếng lăng bác
1. Tác giả – Tác phẩm
Viễn Phương (1928 – 2005), sinh ra tại An Giang, tên thật của ông là Phan Thanh Viễn. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông được coi là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam. Từng tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, thơ Viễn Phương luôn mang đậm dấu ấn chiến đấu và tình cảm đồng đội. Khi nhắc đến thơ Viễn Phương, người ta nghĩ ngay đến các bài thơ giàu cảm xúc, chân thành nhưng không hề bi lụy. Thơ Viễn Phương rất nền nã, có chút thì thầm mà bâng khuâng, xao xuyến lòng người. Các tác phẩm tiêu biểu nhất của ông phải kể đến như “Anh hùng mìn gạt”, “Như mây mùa xuân”, “Lòng mẹ”.
Bài thơ được tác giả Viễn Phương sáng tác vào tháng 4, năm 1976. Đây là thời điểm kết thúc kháng chiến chống Mỹ, đất nước được thống nhất và lăng Bác vừa khánh thành, tác giả có dịp ra miền Bắc và ghé thăm lăng Bác.Từ những cảm xúc dâng trào tốt đẹp trong lòng mà Viễn Phương đã viết nên bài thơ này. Sau đó, bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” vào năm 1978.
2. Bố cục bài thơ
Bài thơ được chia thành 4 khổ với các nội dung như sau:
Khổ 1: “Con ở miền Nam…đứng thẳng hàng”: Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh vật ngoài lăng Bác.
Khổ 2: “Ngày ngày mặt trời..bảy mươi chín mùa xuân”: Cảm xúc của nhà thơ trước đoàn người nối nhau vào thăm lăng Bác.
Khổ 3:”Bác nằm trong giấc ngủ bình yên…trong tim”: Cảm xúc khi đặt chân vào lăng và được gặp Bác
Khổ 4: khổ còn lại: Tình cảm, cảm xúc lưu luyến của nhà thơ trước lúc rời xa Bác.
2. Về nội dung
Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, suốt cuộc đời bôn ba, gánh vác sự nghiệp giải phóng dân tộc mang lại tự do, hạnh phúc và ấm no cho nhân dân. Người qua đời vào năm 1969 đất nước và nhân dân mất đi một con người vĩ đại để lại nỗi tiếc thương sâu sắc trong mỗi người dân. Có rất nhiều tác giả sáng tác thơ viết về Bác trong đó Viếng lăng bác là bài thơ xúc động của tác giả Viễn Phương kể về hành trình người con miền Nam lần đầu thăm lăng Bác.
Tác giả có dịp viếng lăng Bác vào năm 1976, thời điểm vừa mới thống nhất nước nhà, nhân dân đang xây dựng đất nước. Lúc đó lăng Bác vừa khánh thành, Viễn Phương từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Bài thơ chứa đựng tình cảm yêu mến, tiếc thương và kính trọng của riêng tác giả và những con người miền Nam nói chung.
Bài thơ có 4 khổ thơ, trong 2 khổ đầu là tâm trạng vui sướng, tự hào của tác giả khi được đến viếng lăng Bác. Trong khổ thứ 3 là sự ca ngợi, tiếc thương Bác. Khổ cuối đó là ước nguyện của tác giả muốn gắn bó chung thủy với chốn này.
3. Về nghệ thuật
Bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương có những đặc sắc nghệ thuật, được thể hiện qua thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ và hình ảnh giàu cảm xúc.
– Đây là bài thơ được viết theo thể thơ tự do với 4 khổ thơ, mỗi khổ 4 dòng, mỗi dòng từ bảy đến chín từ. Với thể thơ này, tác giả có thể bày tỏ cảm xúc của mình một cách trọn vẹn và chân thành nhất.
– Nhịp điệu thơ chậm mang cảm xúc tâm tình, ấm áp và trang nghiêm. Cảm xúc được sắp xếp nhẹ nhàng trong khổ đầu và tăng dần trong khổ cuối. Khi đó, cảm xúc được đẩy lên cao nhất, mạnh mẽ tuôn trào “Mai về miền Nam, thương trào nước mắt”. Đó là cảm xúc chân thật và tiếc thương sâu sắc nhất của nhà thơ khi phải rời xa Bác. Nó đúng với diễn biến cảm xúc, tâm trạng của một người con luôn hướng về Bác.
– Giọng thơ chân thật, chân tình đậm chất Nam Bộ. Sinh ra, lớn lên và chiến đấu gắn liền với mảnh đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến ác liệt, đã hun nấu trong lòng nhà thơ những tình cảm yêu thương chân thật nhất. Đó không chỉ là tình cảm riêng mà còn gửi gắm trong đó cả tình thương của đồng bào Nam Bộ dành cho người cha vĩ đại của dân tộc mình.
– Khổ thơ cuối điệp từ “muốn làm” thể hiện mong ước của tác giả. Đó là sự tiếc nuối, ân hận vô bờ của tác giả. Ước nguyện nhỏ nhoi dù là con chim, đóa hoa hay hàng tre để được gần Bác, bên Bác.
– Bài thơ là cả một nghệ thuật sáng tạo, có sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ. Biện pháp ẩn dụ đẹp được tác giả sử dụng trong bài thơ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng… Ngôn ngữ được chọn lọc một cách tinh tế được đặt với những hình ảnh kì vĩ, lớn lao, nối tiếp nhau. Điều này làm cho người đọc phải suy ngẫm về sự lớn lao, kì vĩ đó, không chỉ là của cảnh sắc thiên nhiên mà còn là của con người vĩ đại.
+ Mặt trời nói về hình ảnh Bác, người soi đường dẫn lối cho dân tộc.
+ Vầng trăng đó là tình cảm nhẹ nhàng, thuần khiết mà Bác dành cho nhân dân, đất nước.
– Ngôn ngữ thơ sâu sắc, bình dị có chọn lọc, tình cảm chân thành khiến người đọc xúc động trước tình cảm nhà thơ với Bác.
Viếng lăng Bác là bài thơ nổi tiếng và thành công về nội dung và nghệ thuật. Tác giả nói lên tình cảm của cá nhân và đại diện cho nhân dân miền Nam thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.Bác đã sống cuộc đời của một con người vĩ đại và mãi trường tồn cùng dân tộc, đất nước.
>> Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác
Lớp 9 -
Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện Chiếc lược ngà hay và cảm động
Bài viết số 3 lớp 9 đề 4: Kể cuộc gặp gỡ anh bộ đội nhân ngày 22/12
Bài viết số 3 lớp 9 đề 3: kể kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô cũ
Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
Đóng vai ông họa sĩ kể lại truyện ngắn Lặng lẽ Sapa
Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sapa lớp 9
Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài thơ Cảnh ngày xuân