Chứng minh đoạn chị Dậu đánh nhau tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo

Bài tập trong sách giáo khoa chương trình ngữ văn 7 có yêu cầu chứng minh “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”, phân tích thêm các phương tiện liên kết đoạn văn đã sử dụng.

Diễn biến câu chuyện khi anh Dậu “run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào miệng thì” cả lũ tay sai ác ôn tiến vào nhà, chúng còn được trang bị đầy đủ các thứ vũ khí rồi tay thước, dây thừng. Nhân vật đại diện cho quyền uy ra oai đầu tiên và hắn cũng là người có quyền hành lớn đó là nhân vật tên cai lệ.

Xem thêm >>> Soạn bài Chứng minh đoạn chị Dậu đánh nhau tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo

 

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật cai lệ cho thấy bản chất tay sai trấn áp, đe dọa những người dân hiền lành. Cách miêu tả ở đây cho thấy sự lố bịch của con người này, bởi vì “gõ xuống đất” thì có dùng sức mạnh bao nhiêu đi chăng nữa, tiếng vang cũng không lớn, nhưng với hắn thì phải “gõ” chứ không thể nào khác được. Một đoạn văn ngắn lại tràn ngập âm thanh đe dọa, khủng bố, khắc họa bằng các hình ảnh thính giác, hình ảnh thị giác, làm nổi bật nhân vật cai lệ tên tay sai khát máu. Hắn hiện thân cho loại người — công cụ, loại nô lệ tuyết đối trung thành với chủ.

– Hình tượng nhân vật chị Dậu: thái độ của chị cũng được miêu tả theo quá trình phản ứng (đối với cai lệ và bọn tay sai nhà lí trưởng) từ thấp đến cao, nhún nhường đến dữ dội, phù hợp với đặc điểm tâm lí và tính cách nhân vật.

Sự đối lập giữa 2  nhân vật chị Dậu và tên cai lệ thể hiện qua sự khác biệt về động cơ hành động. Đối với chị Dậu, mọi phản ứng chống trả đều xuất phát từ tình yêu chồng thương con, ngược lại với tên cai lệ hắn chẳng khác nào một công cụ.

Cách sắp xếp hành động và diễn biến hành động của chị Dậu cũng có mức độ từ thấp đến cao, thể hiện những tư tưởng nhân vật lúc đó. Sự miêu tả khéo léo diễn biến sự kiện. Cách sắp xếp, bố trí sự kiện, hành động dồn dập giữa tên đàn ông (trang bị vũ khí) tạo sát thương và một bên là người đàn bà tay không chống trả, không gian chỉ phạm vi hẹp nhưng các sự kiện dồn dập căng thẳng nhưng đều có những diễn biến hết sức hợp lý dựa theo tâm trạng nhân vật.

– Ngôn ngữ của các nhân vật phù hợp với tâm lí, tính cách. Với một nhân vật, ngôn ngữ bộc lộ thái độ, trạng thái tình cảm khác nhau: cách nói của chị Dậu khi nói với bà lão láng giềng hay với chồng sẽ khác hoàn toàn khi nói với tên cai lệ, đây chính là sự thay đổi trong cách nói, cách xưng hô dùng các từ ngữ cũng không giống nhau.

Qua những phân tích trên chắc chắn có thể chứng minh được rằng “Cái đoạn chị Dậu đánh với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo” (Nguyễn Tuân).

Lớp 8 -