Các thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam mới nhất
Trên dải đất cong cong hình chữ S có bao giờ bạn thắc mắc về những cách gọi như tỉnh, thị xã hay thành phố chưa? Trong đó có các thành phố trực thuộc Trung ương, các thành phố này có lợi thế gì? đặc điểm ra sao? Trong chuyên mục Địa lý hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Nội dung bài viết
Các thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam
Thành phố trực thuộc trung ương là gì
Thành phố trực thuộc trung ương là một đơn vị hành chính trong đó quy định tương đương với cấp tỉnh của nước Việt Nam. Các thành phố này nằm dưới sự quản lý của trung ương, không giống với các thành phố trực thuộc tỉnh nằm dưới sự quản lý của tỉnh và chỉ tương đương cấp huyện.
Đặc điểm thành phố trực thuộc trung ương
– Các thành phố trực thuộc trung ương là các đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I, thuộc loại các đô thị trung tâm cấp quốc gia.
– Là các thành phố lớn, có vị trí chiến lược trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là khu vực quan trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, xã hội. Từ đó hội tụ đầy đủ các yếu tố và là động lực để phát triển kinh tế, văn hóa cho quốc gia chứ không phải chỉ bó hẹp trong một khu vực thuộc tỉnh hay một vùng (liên vùng).
– Là nơi cơ sở hạ tầng phát triển, hội tụ khoa học công nghệ, nhiều cơ sở giáo dục đào tạo bậc cao trong cả nước. Các thành phố này yêu cầu dân cư đông (tạo nguồn lao động dồi dào), giao thông vận tải phát triển (thuận lợi để vận chuyển, giao thoa giữa các vùng, các quốc gia).
Các thành phố trực thuộc trung ương hiện nay
Số liệu thành phố trực thuộc trung ương năm 2018.
Stt | Tên thành phố | Diện tích (km²) | Dân số (người) | Mật độ (người/km²) | Số quận | Số huyện | Thị xã | Xếp loại đô thị |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đặc biệt | ||||||||
Các thành phố trực thuộc trung ương tương lai gần
Ngoài các thành phố trực thuộc trung ương như hiện nay Nhà nước ta quy định thì theo quyết định của Bộ Chính trị cũng có một số thành phố sẽ được xây dựng để trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong thời gian sắp đến. Trong đó quyết định xây dựng:
+ Ở Khánh Hòa, trung tâm là thành phố Nha Trang.
+ Ở Thừa Thiên – Huế, trung tâm là thành phố Huế.
Sau đây là các tỉnh đang có đề án chuyển thành thành phố trực thuộc trung ương:
+ Tại Bình Dương, trung tâm là thành phố mới Bình Dương (năm 2020)
+ Tại Bắc Ninh, trung tâm là thành phố Bắc Ninh (năm 2022)
+ Tại Lâm Đồng, trung tâm là thành phố Đà Lạt
+ Tại Quảng Ninh, trung tâm là thành phố Đà Lạt (trước năm 2025)
Lợi thế thành phố trực thuộc trung ương
Các thành phố trực thuộc trung ương đảm bảo là khu vực có lợi thế đầy đủ về mọi mặt để phát triển tiềm lực kinh tế của vùng cũng như của cả quốc gia. Trong đó, có các lợi thế về:
– Lợi thế về điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý: là nơi có vị trí thuận lợi, là vùng đồng bằng
+ Khí hậu: khí hậu thuận ổn định, không khắc nghiệt
– Lợi thế về điều kiện xã hội:
+ Là nơi tập trung đông dân cư, là nơi có nguồn lao động dồi dào với tay nghề, trình độ khá cao, tác phong và thái độ làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp.
+ Có các cơ sở y tế, bệnh viện và giáo dục phát triển => Thu hút đội ngũ bác sĩ giỏi về học tập nghiên cứu và chữa trị các căn bệnh hiểm nghèo. Các cơ sở giáo dục là nơi đào tạo nguồn nhân lực trí thức cao.
– Có cơ sở hạ tầng phát triển: được chú trọng đầu tư phát triển về giao thông vận tải, xây dựng các tuyến đường bộ, sắt, hàng không quan trọng trong việc giao thoa kinh tế giữa các vùng trong nước và khu vực trên thế giới.
– Ngoài ra còn có các lợi thế khác về phát triển du lịch, văn hóa hay các trung tâm giải trí, thể thao đặc biệt là phát triển về truyền thông, ngoại giao.
Thông tin khác
Thành phố trực thuộc trung ương nào có diện tích lớn nhất?
Đáp án là Hà Nội. Số liệu vào tháng 8/2008, thủ đô mở rộng địa giới hành chính gồm thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và bốn xã huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Hà Nội tăng diện tích lên đến 3.344 km2. Hà Nội là thành phố có nhiều đơn vị hành chính cấp huyện với 12 quận, 1 thị xã, 17 huyện.
Thành phố trực thuộc trung ương nào có ít đơn vị hành chính nhất?
Đáp án là Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng chỉ có 8 đơn vị hành chính, 6 quận nội thành: Hải Châu, Cẩm Lệ, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà, hai huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.
Như vậy, trên dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, ngoài các thành phố, tỉnh thành được quy định thì còn có các thành phố trực thuộc trung ương. Các thành phố này có vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Hi vọng bài viết đã cung cấp được cho các bạn những thông tin quan trọng và bổ ích.
Địa Lý -