Bố cục, tóm tắt bài thơ Hầu trời Lớp 11
Bài thơ Hầu trời của tác giả Tản Đà nằm trong chương trình Ngữ Văn lớp 11, em hãy chia bố cục bài thơ trên và tóm tắt bài Hầu trời với cácnội dung cơ bản của bài thơ ngắn gọn. Mời các bạn tham khảo hướng dẫn được biên soạn từ dafulbrightteachers.org nhé.
Nội dung bài viết
Bố cục, tóm tắt bài thơ Hầu trời
1. Tác giả
Tác giả Tản Đà (1889 – 1939) tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu ông là nhà thơ, nhà văn và còn là nhà viết kịch nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông lấy bút danh Tản Đà từ chính cảm hứng quê hương khi ông đó là núi Tản Viên và sông Đà. Sự xuất hiện của ông được ví như ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Ngòi bút của ông lúc nào cúng phóng khoáng, có chút gì đó hơi ngông, thể hiện một cái tôi rất Tản Đà và vô cùng xông xáo trên mọi lĩnh vực.
Với ngòi bút sắc bén của mình, ông đã viết nên những tác phẩm có khuynh hướng ngông nghênh như chính con người của ông vậy. Các tác phẩm tiêu biểu phải kể đến như: tập thơ An Nam tạp chí, Hầu trời…Mỗi bài thơ đều đa dạng trong cách dùng thể thơ một cách phong phú và đa dạng.
2. Tác phẩm
– Vào những năm đầu của thế kỉ XX, xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ đang đắm chìm trong sự u ám, tối tăm và bất công. Khi ấy, chủ nghĩa lãng mạn trở thành những khúc ca tâm tình của người trí thức. Họ muốn chống lại những bất công, tăm tối đó nhưng không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện được. Tản Đà lại khác, ông sáng tác bài thơ này để dãi bày tâm trạng của mình.
– Bài thơ “Hầu trời” nằm trong tập “Còn chơi”(1921). Bài thơ có khuynh hướng lãng mạn trong văn chương thời đại, xã hội nửa thực dân nửa phong kiến u uất, đen tối nhiều điều thị phi, xót đau.
3. Bố cục bài thơ
Bài thơ “Hầu trời” chia làm 3 phần khác nhau:
– Phần 1: từ đầu cho đến “lạ lùng”. => Vài nét về câu chuyện.
– Phần 2: Tiếp theo cho đến “bán chợ trời”. => Thi nhân đọc thơ cho các vị chư tiên và trời cùng nghe.
– Phần 3: Đoạn còn lại. => Cuộc trò chuyện giữa thi nhân và Trời.
4. Tóm tắt bài thơ Hầu trời
Thi nhân đêm khuya buồn không ngủ được bằng đun nước uống rồi nằm ngâm thơ, ngắm trăng. Giọng thơ hay đến nỗi vang vọng tới trời cao, Trời sai Hai tiên nữ xuống mời thi sĩ lên hầu chuyện. Thi sĩ rất thích thú khi được lên tiên chơi và được thể hiện tài năng “đọc hết văn vần lẫn văn xuôi”, cả Trời và các chư tiên nghe xong thích thú, khen thưởng. Trời hỏi thi sĩ họ tên, người phương nào, thi sĩ xưng tên của mình và kể về tình cảnh khốn khó khi theo đuổi nghề văn dưới trần. Trời động viên, an ủi, thi sĩ cảm tạ rồi được đưa về trần. Sau cùng là cuộc chia tay của Trời và chư tiên cùng với thi sĩ.
5. Hướng dẫn tìm hiểu bài Hầu trời
a. Nhà thơ kể chuyện mình lên thiên đình đọc thơ cho trời và các chư tiên
– Đã là canh ba mà nhà thơ không ngủ được, bèn dậy đun uống làm trà rồi ngâm thơ làm văn
– Thế nhưng bỗng có hai cô tiên xuống hỏi làm gì lại không ngủ và đề xuất lên đọc thơ cho trời nghe
-Tản Đà tỏ ra không hề sợ sệt đồng ý theo hai cô tiên lên trời đọc văn
=> Lối nói quá cùng với những chi tiết truyền kì làm cho giọng văn thêm hóm hỉnh và có phần hư cấu. Điều đó càng làm cho cách mở đầu câu chuyện của nhà thơ thêm phần hấp dẫn và độc đáo.
b. Tản Đà đọc thơ và đối thoại với trời:
– Khi mới lên:
+ Nhà thơ theo hai cô tiên lên trời, thích thú trước cảnh mây trời và tỏ ra ngạc nhiên khi không có cánh mà vẫn bay được. Sau đó đắm chìm trước cảnh thiên môn đẹp mê hồn
+ Sau khi cúi lạy hành lễ với trời thì được hai cô tiên mang ghế cho ngồi và được trời tiếp đãi như vị khách quý chứ không phải là người có tội. Còn được trời sai người mời trà để nhấm giọng đọc văn. Có sự họp mặt của đông đảo mọi người, nhà thơ hăng say đọc văn hết từ thơ đến văn vần, văn xuôi sang cả tiểu thuyết.
=> Điều này thể hiện cái tôi rất ngông của một Tản Đà tài năng, xông xáo trên mọi lĩnh vực.
– Thái độ của trời và chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ: ai cũng ngạc nhiên và hăng say nghe nhà thơ đọc “trời thì khen lấy làm hay”. Nhà thơ nhắc đến những tạp chí thơ văn của mình và muốn mang về bán ở trần gian. Còn trời thì khuyên mang lên chợ trời để bán. Sau khi nghe những vần thơ lay động, trời dành cho Tản Đà những lời phê bình có cánh “chau chuốt như sao băng”, “hùng mạnh như mây chuyển”.
– Có thể nói cái hay nhất là đoạn đối thoại giữa trời và nhà thơ:
+ Sau màn đọc thơ, trời khen và hỏi tên tuổi, khi ấy nhà thơ mới tự giới thiệu về mình.
+ Khi trời tra sổ sách thì phát hiện ra rằng người này vì tội ngông mà bị đày xuống. Nhưng thực chất là trời sai xuống hạ giới để làm việc thiện. Nhà thơ có kể đến những khó khăn của mình. Và được trời khuyên cứ về trần gian rồi mọi việc sẽ thông, còn hứa xong việc sẽ cho trở về Đế Khuyết.
=> Có thể nói qua cuộc đối thoại này, cái tôi của nhà thơ được thể hiện rõ nhất. Đặc biệt là việc tự xưng tên tuổi, quê quán nhưng cách nói của nhà thơ lại rất tự nhiên. Vì trời hỏi nên xưng danh. Và cũng ít ai làm được như Tản Đà, tự nhận mình là ngông.
Xem thêm: Tóm tắt Hạnh phúc của một tang gia
Bài thơ Hầu trời viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên độc đáo, mới lạ, đây cũng là nét mới trong xu hướng phát triển của thơ ca giai đoạn đầu của thế kỷ 20.
Lớp 11 -